Loại cây làm món đặc sản dẻo dai giải nhiệt ngày hè, có bao nhiêu thương lái cũng mua hết, nhà nông thu 100.000 triệu/năm

18:02 | 04/06/2023

DNTH: Kỹ thuật trồng và chăm sóc thạch đen cực kỳ đơn giản, dễ làm. Chỉ cần nhân giống bằng con đường vô tính; nguồn giống chủ yếu bằng gốc thân cây của vụ trước.

cay-thach-den-120230604140236
   Nguyên liệu chính làm nên món thạch là cây thạch đen

Thạch đen là loại một món ăn vặt thanh mát, giải nhiệt mùa hè. Ở miền Bắc, nổi tiếng nhất là loại thạch có nguồn gốc từ huyện Thạch An, Cao Bằng. Để có thành phẩm ngon và hấp dẫn là cả một quá trình người làm cẩn thận, tỉ mỉ với từng khâu quan trọng như chọn nguyên liệu, nấu lá và chế biến...

Nguyên liệu chính làm nên món thạch là cây thạch đen (còn được gọi là cây Tiên Thảo hay Sương Sáo) - một loại cây thân cỏ cao chưa tới 1m. Đây là giống cây trồng ngắn ngày, chỉ 4 tháng là có thể thu hoạch. Cây thạch đen có vị ngọt, tính mát, theo Đông y thì lá cây này có tác dụng giải nhiệt, giúp giảm huyết áp, trị cảm mạo, đau khớp, tiểu đường...

Cây thạch đen được trồng chủ yếu ở huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng. Vùng đất này được thiên nhiên ưu đãi với khí hậu mát mẻ, thổ nhưỡng phù hợp với sự phát triển của cây thạch đen. Chính vì vậy, thạch đen đang được coi là cây mũi nhọn trong phát triển kinh tế ở địa phương, giúp nhiều hộ gia đình có thu nhập ổn định hơn, vươn lên thoát nghèo.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc thạch đen cực kỳ đơn giản, dễ làm. Chỉ cần nhân giống bằng con đường vô tính; nguồn giống chủ yếu bằng gốc thân cây của vụ trước. Cây ưa đất dốc nhẹ, đất ven suối ẩm thuộc loại đất thịt pha cát màu xám hoặc xám vàng có tầng sâu dày, không lẫn đá. Thường được trồng trên đất nương dãy trồng ngô hoặc lúa, đã bỏ hoá 2-3 năm. Trồng gần nhà có điều kiện chăm sóc tốt, cây phát triển mạnh, năng suất gấp đôi so với trồng ngoài đồi.

cay-thach-den-220230604140355
   Người dân thu hoạch thạch đen về phơi khô để nấu thạch

Nếu được chăm sóc và bón phân tốt, một năm có thể thu 2 lần (vào tháng 6 và tháng 10, 11). Thu hoạch khi cây xuất hiện nụ hoa ở ngọn sẽ có năng suất cao nhất. Cần cắt sát gốc, thân và lá thu về rải đều, phơi nắng nhẹ 1 ngày sau đó đánh đống lại 1-2 ngày mới đem ra phơi tiếp khoảng 2-3 ngày là khô, bó lại cất dùng. Ruộng không bón phân để phát triển tự nhiên, một năm chỉ thu 1 lần vào tháng 10, 11. Thường 10 kg thân lá thạch tươi thì được 1 kg khô.

Theo anh Lý Văn Dương (xóm Nà Lẹng, xã Trọng Con, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng), gia đình có hơn 5.000 m2 đất trồng cây thạch. Những năm trước đây, giá thạch bấp bênh, đầu ra không ổn định, mỗi năm thu nhập từ 20 - 30 triệu đồng nên anh cũng không mấy chú ý đến việc phát triển. Khoảng 3 năm trở lại đây, giá bán thạch tăng nên gia đình anh mỗi năm gia đình anh thu được từ 50 - 60 triệu đồng.

Ông Nông Văn Kim, xã Trọng Con, huyện Thạch An (Cao Bằng) một trong những hộ trồng thạch đen điển hình của xã chia sẻ: Trước đây, gia đình tôi quanh năm chỉ trồng ngô, lúa nên chỉ đủ ăn, cuộc sống còn nhiều khó khăn. Từ hơn 10 năm trở lại đây, gia đình tôi chuyển dần diện tích trồng ngô, tận dụng thêm diện tích đất đồi để trồng thạch đen.

Từ vài nghìn m2 ban đầu, hiện nay gia đình ông Kim mỗi năm trồng hơn 1 ha thạch đen ở ruộng và trên rẫy, mỗi năm thu nhập trung bình hơn 100 triệu đồng. Nhờ trồng thạch đen, kinh tế gia đình ông đã có bước phát triển rõ rệt, có tiền mua sắm thiết bị tiện nghi trong sinh hoạt.

cay-thach-den-520230604140613
     Sản phẩm từ cây thạch đen

Hiện nay, thị trường tiêu thụ thạch đen chủ yếu do tư thương thu mua từ các hộ dân về sơ chế qua hệ thống ép cục và xuất sang Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ. Ngoài ra, cũng có một số doanh nghiệp, công ty, hộ gia đình, cá nhân đã tổ chức chế biến cây thạch thành thạch ăn đóng hộp tiêu thụ ở một số tỉnh miền xuôi. Huyện đang kêu gọi các doanh nghiệp, hộ kinh doanh đầu tư xây dựng nhà máy chế biến bột cây thạch và các cơ sở chế biến sâu sản phẩm từ cây thạch.

Cây thạch đen có nhiều ứng dụng trong chế biến thực phẩm, đồ uống, mỹ phẩm, dược phẩm. Chất lượng của cây thạch đen ở huyện Thạch An được đánh giá rất cao. Với tiềm năng lợi thế về khí hậu, thổ những rất phù hợp cho cây thạch đen phát triển, cùng với những nỗ lực cố gắng của chính quyền địa phương, tin rằng trong tương lai không xa cây thạch đen sẽ mang lại nhiều giá trị kinh tế hơn nữa, giúp nhân dân huyện miền núi Thạch An xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Xuất khẩu cá tra tăng 23% so với cùng kỳ năm trước

DNTH: Tháng 3/2025, tổng sản lượng cá tra Việt Nam xuất khẩu sang tất cả các thị trường đạt gần 79.000 tấn, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước.

Chỉ chế biến sâu mới thực sự phát huy hết giá trị nông sản

DNTH: Chưa bao giờ, bài toán chế biến sâu được đặt ra quyết liệt như giai đoạn này. Khi mà nông sản Việt Nam chỉ có thể tham gia vào dòng chảy chung nếu khẳng định được chuỗi giá trị

Công nghệ QR code – Bước tiến minh bạch hóa nguồn gốc nông sản Việt

DNTH: Nhân dịp hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), sáng 23/4, Cục Quản lý và Phát triển Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) đã khai mạc Phòng trưng bày chuyên đề với...

Bài 3: Xây dựng bộ tiêu chuẩn nông sản nội địa: Cuộc cách mạng bắt đầu từ những điều cụ thể

DNTH: Trong hơn một thập kỷ qua, Việt Nam đã chứng kiến nhiều chiến dịch nâng cao chất lượng nông sản để phục vụ xuất khẩu. Từ GlobalGAP đến VietGAP, từ mã số vùng trồng đến tem truy xuất, các quy chuẩn quốc tế đang ngày càng...

Bài 2: Chất lượng nông sản nội địa: Khi không ai dám chịu trách nhiệm cuối cùng

DNTH: Trên kệ siêu thị, trái cây Việt Nam được đóng gói sạch sẽ, dán nhãn mã vạch, có nơi thậm chí kèm theo tem truy xuất nguồn gốc. Nhưng bước ra khỏi siêu thị...

Bài 1: Từ câu chuyện lô sầu riêng bị trả lại đến câu hỏi quản lý chất BVTV

DNTH: Cuối tháng 3/2025, một doanh nghiệp xuất khẩu sầu riêng từ Tiền Giang sang Trung Quốc nhận thông báo lô hàng 18 tấn bị trả lại vì phát hiện dư lượng hoạt chất chlorpyrifos vượt ngưỡng cho phép. Đây không phải là lần đầu tiên...

XEM THÊM TIN