Loại quả dại bé như hạt tiêu, xưa rụng đầy không ai nhặt, nay là đặc sản hiếm 300.000 đồng/kg

06:51 | 07/06/2023

DNTH: Có loại trái rừng hình dáng giống hạt tiêu, mùi vị giống sả, giá bán lên đến 250.000-300.000 đồng/kg khô vẫn được nhà hàng săn lùng.

trai-sa20230606112342
hình dáng giống như hạt tiêu nhưng do có mùi thơm của sả nên người dân gọi đây là trái sả rừng

Quảng Ngãi không chỉ nổi tiếng với cái nắng, cái gió khắc nghiệt mà còn được biết đến với những sản vật núi rừng dân dã mà không nơi nào có.

Giờ đây, những thứ rau dại, quả dại của núi rừng đã ngược đường xuống phố, vào tận các khu chợ ở trung tâm, trở thành món ăn yêu thích của người miền xuôi. Trong số đó, phải nhắc đến trái sả rừng.

Hàng năm, vào khoảng tháng 7 âm lịch, khi cái nắng vào thời điểm gay gắt nhất cũng là lúc trái sả rừng chín rộ. Cây sả rừng mọc hoang dại ở những bìa rừng thấp thuộc huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) hay những vùng miền núi có dãy Trường Sơn.

Bà Nguyễn Thị Thân, 60 tuổi (ở xã Ba Thành, huyện Ba Tơ) cho biết, bà con vùng núi nơi đây đã vào rừng hái trái sả về để làm gia vị từ lâu. Hình dáng của trái sả giống hạt tiêu nhưng kích thước nhỉnh hơn. Về mùi vị, sả rừng giống với củ sả dưới xuôi, vì thế bà con gọi đây là trái sả rừng. Mỗi mùa, mỗi cây sả rừng cho sản lượng khoảng 4-7 kg.

"Trước đây, cứ mỗi khi đến mùa, người dân lại vào rừng hái trái sả để chế biến các món ẩm thực mang đậm bản sắc của đồng bào vùng cao. Khoảng nửa kg sả rừng là có thể dùng được trong vòng một tuần, nếu hái nhiều hơn mà bảo quản không tốt thì nó dễ bị hỏng, thối", bà Thân cho hay.

trai-sa-220230606112524
Sả phơi khô màu đen, dao động khoảng 250.000- 300.000 đồng/kg

Theo bà Thân, cây sả rừng khá cao, quả chằng chịt nhưng để hái được quả thường phải chặt từng cành của cây rơi xuống đất và nhặt từng quả hoặc tuốt vào rổ. Xưa loại quả dại này ít được biết đến, còn bây giờ nó đã trở thành đặc sản được nhiều người lùng mua làm gia vị, các nhà hàng cũng sử dụng để chế biến các món ngon núi rừng.

Hiện nay, bà con huyện Ba Tơ rủ nhau vào rừng hái sả rừng rồi mang xuống đường bán, hoặc nhập cho thương lái để kiếm thêm thu nhập. Được biết, trái tươi xanh được thu mua với giá khoảng 100.000-150.000 đồng/kg, còn trái phơi khô màu đen, dao động khoảng 250.000- 300.000 đồng/kg

Sả rừng hiện diện trong rất nhiều món ẩm thực thơm ngon của đồng bào vùng cao. Người nấu ăn để nguyên trái hoặc giã dập, nhuyễn tuỳ theo khẩu vị mong muốn. Sả rừng kho cá, kho thịt, ướp đồ nướng, làm muối chấm và còn nhiều món ăn khác. Đặc biệt, vào mùa này, nếu về Ba Tơ thưởng thức thịt trâu thì đừng quên nhắc chủ quán bỏ thêm loại trái này để ướp.

Thịt trâu tơ thái lát mỏng ướp với ít muối, tiêu xay nhỏ, bột ngọt, đường tỏi băm nhuyễn với sả rừng. Khi dầu phộng vừa sôi trên bếp, cho ít hành phi, rồi cho thịt trâu đã ướp vào đảo đều cho đến khi thịt chín, nêm cho vừa ăn rồi nhấc xuống khỏi bếp và bỏ ít cộng rau thơm.

“Vị của thịt trâu hòa quyện gia với gia vị, đặc biệt là sả rừng khiến nhiều người tấm tắc khen ngợi. Ăn xong, vị của trái sả thơm, cay nồng vẫn còn đọng lại nơi đầu lưỡi. Thật tuyệt!”, bà Thân nói.

trai-sa-3-compressed-220230606112924
     Ốc hấp trái sả

Theo tìm hiểu, sả rừng có công dụng như cây sả thông thường. Nhiều nhà khoa học đã từng nghiên cứu công dụng khi nấu ăn, bài thuốc của loại gia vị này. Còn theo kinh nghiệm của đồng bào vùng cao cho thấy, sả rừng có tính nhiệt, ấm bụng và giải cảm.

Hiện nay, ngoài sử dụng trong bữa ăn hàng ngày, nhiều đồng bào Hrê ở các xã Ba Thành, Ba Tô… nơi có nhiều cây sả rừng còn tranh thủ hái để bán kiếm thêm thu nhập, trang trải cuộc sống hằng ngày.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Xuất khẩu cá tra tăng 23% so với cùng kỳ năm trước

DNTH: Tháng 3/2025, tổng sản lượng cá tra Việt Nam xuất khẩu sang tất cả các thị trường đạt gần 79.000 tấn, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước.

Chỉ chế biến sâu mới thực sự phát huy hết giá trị nông sản

DNTH: Chưa bao giờ, bài toán chế biến sâu được đặt ra quyết liệt như giai đoạn này. Khi mà nông sản Việt Nam chỉ có thể tham gia vào dòng chảy chung nếu khẳng định được chuỗi giá trị

Công nghệ QR code – Bước tiến minh bạch hóa nguồn gốc nông sản Việt

DNTH: Nhân dịp hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), sáng 23/4, Cục Quản lý và Phát triển Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) đã khai mạc Phòng trưng bày chuyên đề với...

Bài 3: Xây dựng bộ tiêu chuẩn nông sản nội địa: Cuộc cách mạng bắt đầu từ những điều cụ thể

DNTH: Trong hơn một thập kỷ qua, Việt Nam đã chứng kiến nhiều chiến dịch nâng cao chất lượng nông sản để phục vụ xuất khẩu. Từ GlobalGAP đến VietGAP, từ mã số vùng trồng đến tem truy xuất, các quy chuẩn quốc tế đang ngày càng...

Bài 2: Chất lượng nông sản nội địa: Khi không ai dám chịu trách nhiệm cuối cùng

DNTH: Trên kệ siêu thị, trái cây Việt Nam được đóng gói sạch sẽ, dán nhãn mã vạch, có nơi thậm chí kèm theo tem truy xuất nguồn gốc. Nhưng bước ra khỏi siêu thị...

Bài 1: Từ câu chuyện lô sầu riêng bị trả lại đến câu hỏi quản lý chất BVTV

DNTH: Cuối tháng 3/2025, một doanh nghiệp xuất khẩu sầu riêng từ Tiền Giang sang Trung Quốc nhận thông báo lô hàng 18 tấn bị trả lại vì phát hiện dư lượng hoạt chất chlorpyrifos vượt ngưỡng cho phép. Đây không phải là lần đầu tiên...

XEM THÊM TIN