Loài trà hoa vàng mang tên chung Việt - Nhật
15:30 | 05/03/2025
DNTH: Trong những ngày đại hàn cuối đông, chị Phạm Thị Lý, nhà khoa học gắn bó với nông dân gọi điện rủ tôi đi thăm lại khu bảo tồn Nam dược Nhất Dương Sinh.
Tình bạn Việt - Nhật
Chị phấn khởi bảo khu bảo tồn đó ở xóm Là Đông, xã Tràng Xá, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Giờ đã khác lắm rồi, không hoang sơ như trước, lên thăm đúng mùa trà hoa vàng thì đẹp và thơm lắm. Khác với nhiều loài hoa thường nở khi xuân sang, trà hoa vàng lại nở vào mùa đông, mỗi bông hoa cứ vàng rực và thơm nức. Đọc trên trang của chị có bài thơ “Tự hát với Là Đông” rằng:
“Giêng hai về em có thấy không / Khu bảo tồn như vừa thay áo mới / Trà hoa vàng hai bên đường đứng đợi / Mưa bụi về rắc phấn thắm, lên hương / Con đường xưa ngập giữa cỏ lau / Sỏi khô cằn mỏi mòn trong hoang vắng... Em thấy không rồi bao điều đổi khác / Sẽ trở mình thắp sáng một miền quê…”. Tôi lại nhớ chuyến đi ba năm về trước cùng chị đến vùng đất xa xôi đó trên con đường gập ghềnh qua những ngọn đồi, dòng suối hoang vu của xứ trà.

Chị Phạm Thị Lý thu hoạch trà hoa vàng. Ảnh: Dương Đình Tường.
Năm 2020 khi triển khai dự án bảo tồn Nam dược Nhất Dương Sinh, chị Lý đã lựa chọn một số loài cây dược liệu bản địa của tỉnh Thái Nguyên để xây dựng một mô hình đa hệ sinh học dược liệu dưới tán rừng. Ngoài sâm Nhất Dương sinh, trà hoa vàng bản địa Thái Nguyên là một trong các lựa chọn của chị.
Từ những cây trà hoa vàng tại khu vực Là Đông chị mới biết Thái Nguyên không chỉ là “đệ nhất danh trà” của trà xanh mà còn là xứ sở của các loài trà hoa vàng mà đặc biệt nhất với loài trà hoa vàng Hakoda Ninh qua phát hiện trước đây của PGS.TS Trần Ninh - nguyên Phó Chủ nhiệm bộ môn Thực vật khoa sinh học (Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội). Từ năm 1993 ông Ninh cùng các đồng nghiệp đã đi nhiều vùng miền của Việt Nam và phát hiện được 25 loài trà hoa vàng mới cho khoa học.
Ông chính là người phát hiện và đặt tên cho loài trà hoa vàng bản địa Thái Nguyên trên dãy núi Tam Đảo là Hakoda Ninh, có tên khoa học là Camellia Hakoda Ninh. Loài này được ông tìm thấy ở sườn núi Đông Bắc vùng núi Tam Đảo vào năm 1999 (thuộc xã Mỹ Yên, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên). Ông có một người bạn thân là Naotoshi Hakoda - nguyên Chủ tịch Hiệp hội trà của Nhật Bản cùng chung niềm đam mê nghiên cứu các loài trà hoa vàng Việt Nam. Để ghi nhớ sự đồng hành của người bạn Nhật, ông đã đặt tên cho loài này là trà hoa vàng Hakoda Ninh.
Ngoài ra PGS.TS Trần Ninh còn phát hiện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có các loại trà hoa vàng khác gồm: Camellia thanxaensa Hakoda & Kirino (còn gọi là trà hoa vàng Thần Sa, tìm thấy lần đầu tại xã Thần Sa, huyện Võ Nhai); Camellia Peteloii (được tìm thấy tại xã Cát Nê, huyện Đại Từ); Camellia Hirsuta Hakoda et Ninh (còn gọi là trà lông, tìm thấy tại xã Cát Nê, huyện Đại Từ, hiện tại vẫn tìm thấy trong rừng Võ Nhai tại khu vực Tràng Xá, Phương Giao, Thần Sa…); Camellia Gilberti được tìm thấy tại khu Nước Hai xã Phúc Thuận, Phổ Yên Thái Nguyên); Camellia phani Hakoda et Ninh được tìm thấy tại núi Mỏ Quạ, xã Phúc Thuận, huyện Phổ Yên.
Nhưng Hakoda Ninh vẫn là loại trà hoa vàng cho hàm lượng dược chất cao nhất qua phân tích của Viện Hóa học (Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam) và Viện Dược liệu Việt Nam. Theo y học Trung Quốc, trà hoa vàng có những tác dụng chính gồm: hạ huyết áp; ức chế sự tụ tập của tiểu cầu, chống sự hình thành huyết khối gây tắc nghẽn mạch máu; ngừa ung bướu và ức chế sự phát triển của các khối u khác; lợi tiểu mạnh; hưng phấn thần kinh; hạ đường huyết; giải độc gan và thận, ngăn ngừa xơ vữa động mạnh máu; ức chế và tiêu diệt vi khuẩn; giải độc gan và thận, ngăn ngừa xơ vữa động mạnh máu; ngừa đột quỵ; ngừa chứng sạm da - một trong những nguyên nhân dẫn đến ung bướu da; giảm tổng hàm lượng lipit trong máu huyết, giảm lượng cholesterol mật độ thấp (cholesterol xấu) và tăng lượng cholesterol mật độ cao (cholesterol tốt).

Cận cảnh trà hoa vàng. Ảnh: Dương Đình Tường.
Bảo tồn để tránh tuyệt chủng các loài trà hoa vàng
Thời mà cây trà hoa vàng chưa có tên là Hakoda Ninh do các nhà khoa học Việt - Nhật đặt thì dân gian đã biết đến dược tính của loại trà hoa vàng này và sử dụng trong nhiều bài thuốc cổ truyền. Mấy chục năm gần đây nó bị săn lùng ráo riết với giá cả triệu đồng/kg nên được gọi là “vàng xanh” và đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Ông Mông Đông Vũ - nhà nghiên cứu về trà, sau những cuộc điền dã đã nhận định cây trà hoa vàng từng có ở nhiều nơi trong tỉnh Thái Nguyên, đặc biệt là sườn đông dãy Tam Đảo và một số nơi ở huyện Định Hóa, Phú Lương, Võ Nhai. Từ lâu, người dân bản địa tại đây đã biết đến công dụng của nó. Không chỉ ngắt hoa, hái lá, nhiều người đã đào cây để bán sang Trung Quốc, rồi gần đây lại đào gốc bán cho một số nhà vườn ở Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Yên Bái, Hà Nội…
Để đến bây giờ số lượng trà hoa vàng bản địa ở Thái Nguyên chẳng còn lại bao nhiêu. Bên cạnh đó, một loại trà hoa vàng lá nhỏ tồn tại rải rác trong rừng tự nhiên thuộc khu vực La Hiên, Tràng Xá, Thần Sa (huyện Võ Nhai) vẫn chưa được giới khoa học phân loại và định danh...
Trước thực trạng đó, chị Phạm Thị Lý cùng các cộng sự đã sưu tầm và bảo tồn được bảy loài trà hoa vàng tại khu bảo tồn Nam dược Nhất Dương Sinh tại xóm Là Đông, xã Tràng Xá huyện Võ Nhai với số lượng hàng chục ngàn cây trên diện tích 10ha, trong đó khoảng 2.000 cây đã cho thu hoạch ổn định.

PGS.TS Nguyễn Thị Trâm thăm vườn trà hoa vàng. Ảnh: Dương Đình Tường.
Từ những cây trà Hakoda Ninh cổ thụ gồm cả những gốc có tuổi đời hàng trăm năm, chị đã chọn được những hạt giống quý để ươm, tuyển lựa, chăm sóc và công bố lưu hành với tên Hakodae Orgavina. (Hakodae là loài Hakodae bản địa Thái Nguyên; Orgavina là viết tắt của giải pháp hữu cơ vi sinh Việt Nam, nghĩa là giống cây trà hoa vàng Hakodae được trồng bằng phương pháp hữu cơ vi sinh). Năm 2024, sản phẩm trà hoa vàng Hakodae Orgavina đã được Hội đồng đánh giá chấm điểm phân hạng sản phẩm OCOP huyện Võ Nhai công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao. Một cơ hội mới cho trà hoa vàng bản địa Thái Nguyên đã được mở ra bên cạnh trà xanh vốn nức tiếng cả trăm năm nay.
Theo nhà nghiên cứu Lê Nguyệt Hải Ninh, chi Camellia ở Việt Nam hiện có 68 loài và 1 thứ trong đó có tới 42 loài trà hoa vàng. Với số loài đã biết, Việt Nam trở thành một trong những Quốc gia sở hữu nhiều loài trà hoa vàng nhất trên thế giới. Trong số 42 loài này, có 32 loài được coi là đặc hữu Việt Nam, hoặc cho đến nay mới chỉ được công bố có ở Việt Nam. Loài Camellia nitidisma tức “kim hoa trà” thì các tác giả Trung Quốc khẳng định từng có ở Việt Nam (Lạng Sơn, Quảng Ninh) song qua nhiều nỗ lực điều tra khảo sát, các tác giả Việt Nam chưa phát hiện lại được. Kim hoa trà trồng ở Đà Lạt hiện nay là do nhập cây giống từ Trung Quốc.
Theo Viện Dược liệu, trà hoa vàng là tên gọi chung cho các loài có hoa màu vàng, thuộc chi trà (Camellia L.) thuộc họ chè (Theaceae). Ở Trung Quốc, nhiều loài trà hoa vàng được dùng làm thuốc bởi tác dụng bảo vệ gan, thải độc, hạ cholesterol máu, chống béo phì, tốt cho hệ tim mạch, giúp cho tâm trí tỉnh táo và tăng cường sinh lực...
Nguồn: https://nongnghiep.vn/loai-tra-hoa-vang-mang-ten-chung-viet--nhat-d423053.html
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- trà hoa vàng Hakoda Ninh /
- Hakoda Ninh /
- Trà hoa vàng /
- Thái Nguyên /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Quý I, 36.400 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới
DNTH: Theo báo cáo của Cục Thống kê, Bộ Tài chính mới công bố, quý I/2025, cả nước có 36.400 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký đạt gần 356.800 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm trước, số doanh nghiệp giảm 4%,...
T&T Group và Ngân hàng SHB đồng hành cùng Bộ Công an xây dựng 700 căn nhà cho người nghèo tỉnh Bạc Liêu
DNTH: Nhằm tiếp tục đồng hành cùng Chính phủ và Bộ Công an trong chương trình hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ gia đình khó khăn trên địa bàn cả nước, T&T Group và Ngân hàng SHB đã chung tay hỗ trợ trợ kinh phí xây dựng 700...

Doanh nhân Lê Văn Quang: Hành trình từ trang trại nhỏ đến tập đoàn
DNTH: Ông Lê Văn Quang, người sáng lập Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, là một ví dụ điển hình của sự kiên trì và sáng tạo trong ngành nông nghiệp. Bắt đầu từ một trang trại nuôi tôm nhỏ, ông Quang đã đưa Minh Phú trở...

Phó Chủ tịch HĐQT T&T Group Đỗ Vinh Quang làm Chủ tịch HĐQT Vietravel Airlines
DNTH: Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn T&T Group Đỗ Vinh Quang được bầu làm Chủ tịch HĐQT Vietravel Airlines, chính thức đánh dấu sự tham gia trực tiếp của T&T Group vào bộ máy quản trị điều hành của Hãng hàng không du lịch này.

Sự khác biệt giữa doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam với thế giới
DNTH: Doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, khu vực SMEs chiếm hơn 97% tổng số doanh nghiệp, tạo ra khoảng 60% việc làm và đóng góp gần 45% GDP. Dù có...
T&T Group khởi công xây dựng khách sạn 5 sao tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên tại ĐBSCL
DNTH: Với quy mô cao 20 tầng và được vận hành quản lý bởi Hilton - Tập đoàn khách sạn hàng đầu thế giới, công trình Khách sạn – Trung tâm thương mại – Trung tâm hội nghị thuộc Dự án Khu phức hợp nhà ở kết hợp thương mại dịch...
Đô thị cuộc sống
-
Dỡ tòa nhà Hàm cá mập với chi phí 0 đồng
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Vì sao các doanh nhân thành công đều nghe, đọc sách điện tử
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...