Loay hoay với phí bảo trì chung cư
14:46 | 04/11/2020
DNTH: Sở Xây dựng TP HCM vừa có báo cáo với Đoàn Đại biểu Quốc hội TP HCM về những khó khăn, vướng mắc trong công tác giải quyết khiếu kiện, khiếu nại liên quan đến phí bảo trì chung cư 2%
Chung cư (CC) Tân Mỹ (quận 7) đưa vào hoạt động chưa đến 10 năm nhưng đã xuống cấp nghiêm trọng. Có mặt tại khu A, chúng tôi không khỏi bất ngờ khi thấy ông Nguyễn Xuân Dậu gồng mình vác bao xi-măng đi cầu thang bộ. Ông Dậu cho biết phải mất 30 phút vừa di chuyển vừa dừng nghỉ mới lên tới căn hộ của ông ở tầng 11.
Không tiền bảo trì, cư dân tự xoay xở
Tại khu A hiện nay 2 thang máy hỏng, 2 thang còn lại hoạt động lúc được lúc không. Thang máy ở các khu còn lại của tòa CC mỗi lần di chuyển xuống là rung lên như xe máy chạy qua ổ gà, có khi bấm tầng này thang lại dừng tầng khác. Từ năm 2015 đến nay đã có ít nhất 4 lần bị rớt thang và có trường hợp gãy chân.
Ngoài thang máy, CC có nhiều hạng mục xuống cấp, công ty vận hành rất sốt ruột và báo giá việc bảo trì, sửa chữa lại tòa nhà. Thế nhưng, chủ đầu tư (CĐT) là Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích quận 8 không bàn giao quỹ bảo trì CC với số tiền hơn 4,7 tỉ đồng. CC hư hỏng triền miên không tìm ra nguồn kinh phí để sửa chữa. Nếu yêu cầu cư dân đóng góp thì mỗi hộ phải mất vài chục triệu đồng.
Tương tự, tại CC An Lạc (quận Bình Tân) từng bị Thanh tra Sở Xây dựng phát hiện ban quản trị (BQT) giai đoạn 2011-2016 sử dụng và kê sai phí bảo trì CC 2%. Đến khi cư dân phản ánh, lực lượng chức năng vào cuộc thì số tiền chỉ còn vài chục triệu đồng. Trong khi đó, thang máy, thiết bị đường ống dẫn nước, vách tường bị thấm… cần phải có chi phí trùng tu. Để cuộc sống không bị xáo trộn, cư dân phải tự gom góp tiền để chung tay sửa chữa.
CC Ngô Gia Tự (quận 10) xây dựng trước năm 1975 nên xuống cấp nghiêm trọng. Do CC không có phí bảo trì, mỗi khi muốn sửa chữa phải tập hợp tất cả chủ hộ để thống nhất mức chi phí. Ông Nguyễn Sơn - tổ trưởng khu phố lô K, CC Ngô Gia Tự - cho biết vài tháng trước CC bong tróc sơn, sợ trời mưa thấm dột gây ảnh hưởng kết cấu nên đã kêu gọi cư dân đóng góp từ 200.000- 400.000 đồng/hộ. Dù số tiền không lớn nhưng cũng nhận lại sự phản ứng gay gắt từ các hộ dân vì nhiều chủ hộ không sinh sống, cho người khác thuê nên không đóng. "Nếu trùng tu lại lan can, nóc CC hoặc kết cấu móng thì tốn số tiền rất lớn, thu tiền từ cư dân rất khó khăn. Vì vậy, cứ xem xét cái nào cấp thiết nhất mới dám kêu gọi chung tay sửa chữa" - ông Sơn kể.
Đề xuất chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra
Thời gian qua, xuất hiện nhiều phản ánh của người dân, BQT… trong việc tranh chấp phí bảo trì CC với CĐT hoặc CĐT, BQT sử dụng không đúng, không công khai tài chính trong việc sử dụng kinh phí bảo trì. Đặc biệt, không ít CĐT cố tình chây ì, không chịu trả quỹ bảo trì; nhiều CC chưa lập quy trình bảo trì, CĐT không bàn giao đầy đủ hồ sơ bảo trì và lắp đặt thiết bị vào CC khiến cho các tranh chấp ngày càng gay gắt.
Theo Sở Xây dựng TP HCM, khi nhận được các đơn thư phản ánh của BQT, cư dân trong việc CĐT không bàn giao, chậm bàn giao, bàn giao không đầy đủ hoặc CĐT, BQT sử dụng không đúng, không công khai tài chính trong việc sử dụng kinh phí bảo trì, Sở Xây dựng sẽ phối hợp với UBND quận, huyện tiến hành kiểm tra hoặc lập đoàn thanh tra để kiểm tra. Trường hợp phát hiện vi phạm trong việc bàn giao, quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì thì Thanh tra Sở Xây dựng sẽ tiến hành xử lý vi phạm theo quy định tại điều 66 Nghị định 139/2017/NĐ-CP. Bất cập là Nghị định 139/2017/NĐ-CP lại không quy định rõ chế tài xử lý đối với CĐT không bàn giao kinh phí bảo trì. Do đó, Sở Xây dựng đề xuất nội dung chế tài đối với hành vi vi phạm nêu trên, có thể chuyển sang cơ quan điều tra xử lý hành vi chiếm dụng tài sản của cư dân.
Sở Xây dựng TP HCM cũng vừa có báo cáo với Đoàn Đại biểu Quốc hội TP HCM về những khó khăn, vướng mắc trong công tác giải quyết khiếu kiện, khiếu nại liên quan đến phí bảo trì CC 2%; đề xuất Đoàn Đại biểu Quốc hội TP kiến nghị Quốc hội xem xét, hướng dẫn để thống nhất trong công tác triển khai thực hiện và kịp thời xử lý các hành vi, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Mặt khác, đầu tháng 10-2020, Bộ Xây dựng cũng có báo cáo Chính phủ về việc thực hiện nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn trong nhiệm kỳ khóa XIV và một số nghị quyết trong nhiệm kỳ khóa XIII về lĩnh vực xây dựng. Trong đó, nêu rõ nhiệm vụ sửa đổi quy định liên quan đến quản lý, vận hành nhà CC, trong đó chú trọng đến quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của CĐT, BQT, doanh nghiệp quản lý, quy trình vận hành và bảo trì nhà CC.
Trước đó, trong báo cáo gửi Bộ Xây dựng và UBND TP HCM, Sở Xây dựng TP kiến nghị bỏ cơ chế giao CĐT thu kinh phí bảo trì 2% phần sở hữu chung nhà CC như hiện nay. Việc hình thành quỹ bảo trì phần sở hữu chung của từng CC sẽ do BQT CC thu của cư dân trong quá trình quản lý, sử dụng theo tỉ lệ % do hội nghị nhà CC quyết định.
Theo thống kê của Sở Xây dựng TP HCM, trong 44 nhà chung cư có tranh chấp do Sở Xây dựng đang thụ lý, giải quyết, có 34 vụ việc liên quan đến kinh phí bảo trì chung cư .
Lê Phong
Thành phố Vinh mở rộng, tổ hợp căn hộ cao cấp Pearl Residence tại Cửa Lò được săn đón
DNTH: Việc mở rộng địa giới TP. Vinh được giới chuyên gia đánh giá sẽ giúp thị trường bất động sản chuyển mình mạnh mẽ. Đặc biệt, trong bối cảnh nguồn cung căn hộ cao cấp tại Cửa Lò vẫn còn hạn chế, tổ hợp căn hộ cao...
The Continental tạo nhiệt cho thị trường Đông Bắc Hà Nội
DNTH: Cuối năm 2024, thị trường bất động sản Hà Nội chứng kiến làn sóng chuyển dịch mạnh mẽ nguồn cung căn hộ từ khu vực Đông, Tây sang Đông Bắc. Đặc biệt, sự xuất hiện của những chủ đầu tư uy tín như MIK Group với nguồn...
BĐS Phú Quốc trở lại đường đua khi du lịch phục hồi gần như hoàn toàn
DNTH: Với lượng khách năm 2024 dự kiến vượt mốc trước đại dịch COVID-19, du lịch Phú Quốc được kỳ vọng sẽ bắt đầu bước vào giai đoạn bứt phá ngoạn mục. Đây cũng là tín hiệu tích cực cho thấy, đảo ngọc đang dần quay trở...
Hàng nghìn tỉ đồng đổ vào hạ tầng, khu Đông TP HCM trở thành bức tranh “sáng” của thị trường BĐS
DNTH: Giữ vai trò chiến lược trong bức tranh quy hoạch Tp.HCM, Tp.Thủ Đức (thuộc khu Đông Tp.HCM) định hướng phát triển thành đô thị sáng tạo và tương tác cao. Nơi đây sẽ là cửa ngõ kết nối Tp.HCM...
Sapa - thị trường Bất động sản đang nóng lên từng ngày
DNTH: Sapa là địa phương duy nhất của các tỉnh vùng núi phía Bắc có thể tạo dòng khách du lịch 4 mùa. Song song với lợi thế đó, Sapa đang chuyển mình mạnh mẽ ở các loại hình bất động sản. Đây được xem là lợi thế tiếp theo của...
Tập đoàn Bcons ra mắt dự án Khu chung cư Tân Đông Hiệp tại Bình Dương
DNTH: Ngày 26/11, tại tỉnh Bình Dương, Tập đoàn Bcons phối hợp cùng Tập đoàn Tân Đông Hiệp chính thức ra mắt dự án Khu chung cư Tân Đông Hiệp. Với mục tiêu đáp ứng nhu cầu nhà ở thực của người dân, dự án hướng đến đối...
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Người dân làng đào Nhật Tân tất bật tuốt lá, chuẩn bị cho vụ Tết Ất Tỵ
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...