Lợi thế của gạo Việt Nam xuất khẩu vào các nước ASEAN rất lớn
16:36 | 20/05/2022
DNTH: Bà Nguyễn Thị Thu Thủy, Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ xuất khẩu, Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công thương cho biết, những năm qua, gạo là mặt hàng nông sản chính của Việt Nam xuất khẩu sang ASEAN. Trong số các nước ASEAN, sản phẩm lúa gạo của Việt Nam được xuất khẩu chủ yếu sang Philippines.
ASEAN là thị trường lớn với dân số gần 700 triệu dân có nhiều nét tương đồng về lối sống, văn hóa và sinh hoạt, đặc biệt khoảng cách địa lý gần với Việt Nam. Do đó, các chuyên gia đánh giá dư địa để tăng trưởng xuất khẩu của nhiều loại hàng hóa Việt Nam sang khu vực ASEAN còn rất lớn, trong đó có mặt hàng gạo.
“Không chỉ trong 04 tháng đầu năm 2022 mà ngay cả năm 2021, Philippines cũng là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam với lượng xuất khẩu đạt 2,45 triệu tấn, kim ngạch trên 1,25 tỷ USD, giá trung bình 509,7 USD/tấn, tăng 10,7% về lượng, tăng 18,5% về kim ngạch và tăng 7,1% về giá so với năm 2020”, bà Thủy cho hay.
Ngoài Philippines, gạo Việt Nam còn được xuất khẩu sang các thị trường quan trọng khác trong ASEAN như Malaysia, Singapore, Indonesia, Brunei.
Đặc biệt, xuất khẩu gạo sang thị trường Malaysia trong tháng 01/2022 tăng mạnh cả về lượng và kim ngạch so với tháng 12/2021, với mức tăng tương ứng 163,4% và 156%; và so với tháng 01/2021 cũng tăng mạnh 104% về khối lượng và tăng 67,5% về kim ngạch, đạt 34.925 tấn, tương đương 16,07 triệu USD.
Dẫn số liệu từ Bộ Nông nghiệp Indonesia, ông Phạm Thế Cường, Tham tán thương mại Việt Nam tại Indonesia cho biết, sản xuất lúa gạo tại Indonesia không hiệu quả, giá thành cao, thu nhập thấp nên nông dân không mặn mà trồng lúa, từ đó dẫn tới năng suất, chất lượng lúa không cao.
“Đó là lý do chính khiến Indonesia nhập khẩu sản lượng gạo tương đối lớn hàng năm. Tính riêng năm 2021, lượng gạo Việt Nam xuất khẩu sang Indonesia đạt 65.960 tấn, chiếm 16,1% tổng lượng nhập khẩu của Indonesia. Đối với gạo Việt Nam, Indonesia nhập khẩu chủ yếu là gạo chất lượng cao”, ông Cường thông tin.
Đánh giá gạo Việt đã và đang chiếm thị phần khá lớn tại thị trường Malaysia, Bí thư thứ nhất phụ trách Thương vụ Việt Nam tại Malaysia, bà Trần Lê Dung thông tin: Malaysia là nước không có thổ nhưỡng tốt để trồng lúa. Với diện tích trồng lúa chỉ khoảng 0,7 triệu ha, sản xuất lúa gạo của Malaysia hiện chỉ đáp ứng khoảng 60% nhu cầu tiêu thụ trong nước. Malaysia phải nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn gạo hàng năm để đáp ứng nhu cầu trong nước và dự trữ. Hiện, gạo Việt Nam đã vượt Thái Lan để chiếm thị phần lớn trong tổng lượng gạo nhập khẩu của Malaysia.
Những năm gần đây, cơ cấu gạo xuất khẩu của Việt Nam đang tiếp tục chuyển dịch theo hướng gia tăng các loại gạo thơm, gạo đặc sản, gạo trắng phẩm cấp cao với giá bán và giá trị gia tăng cao hơn. Mục tiêu xuất khẩu gạo của cả nước cũng đã được điều chỉnh, đến năm 2030, dự kiến chỉ còn khoảng 4 triệu tấn. Do đó, để nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo sang ASEAN, ngành gạo cần rà soát lại nhu cầu nhập khẩu của từng thị trường trong ASEAN, xác định những thị trường tiêu thụ gạo phẩm cấp thường với giá rẻ, thị trường tiêu thụ gạo cao cấp, gạo thơm…
Theo ông Cao Xuân Thắng, đại diện Thương vụ Việt Nam tại Singapore, dù dư địa xuất khẩu gạo Việt Nam vào Singapore còn rất lớn, song Singapore là thị trường khó tính, yêu cầu khắt khe về chất lượng và rất cạnh tranh về giá cả. Đây là yếu tố doanh nghiệp xuất khẩu phải đặc biệt lưu tâm.
Một yếu tố khác không kém phần quan trọng, chính là các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu gạo của Việt Nam cần quan tâm đến xây dựng và quảng bá thương hiệu gạo Việt Nam tại thị trường ASEAN. Bởi hiện tại một số thị trường trong khu vực ASEAN, gạo Việt Nam chưa thực sự được nhận diện chính thức mà vẫn phải thông qua các DN phân phối ở nước sở tại.
Lấy ví dụ tại thị trường Malaysia, bà Trần Lê Dung phân tích, gạo Việt xuất khẩu vẫn phải thông qua Công ty Bernas Berhad là DN độc quyền nhập khẩu, sau đó dán nhãn mác thương hiệu của họ để tiêu thụ. Chính vì thế người tiêu dùng Malaysia chỉ nhớ đến thương hiệu gạo của Bernas Berhad mà không hề biết đó chính là gạo Việt Nam.
“DN xuất khẩu gạo nên lưu ý đến hình thức gửi mẫu hàng tại các trung tâm thương mại nước ngoài. Phương thức này sẽ tốn một số chi phí ban đầu nhưng qua quá trình trưng bày, quảng bá, sản phẩm được người tiêu dùng và các DN biết đến sẽ là đầu mối nhập khẩu và gạo Việt duy trì được thương hiệu”, bà Dung lưu ý.
Tái thiết ngành hồ tiêu theo hướng bền vững
DNTH: Những năm gần đây, ngành hàng hồ tiêu đã có những bước phát triển trở lại sau khi dịch bệnh gần như xóa sổ cây hồ tiêu tại Tây Nguyên nói chung và Gia Lai nói riêng vào những năm 2018-2019. Cùng với đó, giá hồ tiêu đang đang ở...
Gạo chất lượng cao, gạo thương hiệu bán chạy: Qua cái thời ăn gạo 'no name'
DNTH: Ghi nhận tại các siêu thị, chợ truyền thống ở TP.HCM cho thấy các loại gạo chất lượng cao, có thương hiệu được nhiều người tiêu dùng chọn mua khi "ăn ngon" được đưa lên hàng đầu, thay vì "ăn no" như trước đây.
Gia Lai sẽ có Trung tâm thu mua, cung ứng nông sản an toàn cấp huyện
DNTH: Trung tâm thu mua, cung ứng nông sản an toàn cấp huyện sẽ được triển khai xây dựng thí điểm tại huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai, với số vốn 13,5 tỷ đồng.
Trang trại nấm hương "khủng" ở Cao Bằng, bất ngờ nhất là trồng nấm hương trái vụ, cả làng phục lăn
DNTH: Trồng nấm hương là nghề không mấy xa lạ với người dân ở Cao Bằng, tuy nhiên làm nấm hương theo hướng hữu cơ, và cách để có thể thu hoạch nấm hương được quanh năm, bất kể mùa vụ lại là câu chuyện hoàn toàn mới.
Hội chợ hàng OCOP năm 2024 - tăng lòng tin của người tiêu dùng với sản phẩm Việt
DNTH: “Hội chợ hàng OCOP năm 2024” do Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) tổ chức, sẽ diễn ra từ ngày 20-23/12/2024 tại Công viên Cầu Giấy (quận Cầu Giấy, Hà Nội) và từ ngày 26- 29/12/2024...
Xuất khẩu rau quả dự kiến đạt 7,2 tỷ USD
DNTH: Ngành rau quả Việt Nam sẽ lập mốc kỷ lục 7 tỷ USD, thậm chí có thể vượt mọi dự báo với con số 7,2 tỷ USD trong năm 2024, theo Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam.
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Người dân làng đào Nhật Tân tất bật tuốt lá, chuẩn bị cho vụ Tết Ất Tỵ
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...