Lương Sơn đưa 100% xã cán đích nông thôn mới sau 10 năm

09:29 | 30/09/2019

DNTH: Sau nhiều nỗ lực của các cấp và người dân, huyện Lương Sơn, Hòa Bình đã đưa toàn bộ 19 xã cán đích nông thôn mới (NTM) sau 10 năm xây dựng từ 2010 - 2019.

Người dân chung tay dọn dẹp đường sá ở Lương Sơn.

Sau 10 năm xây dựng NTM, kinh tế của Lương Sơn có bước phát triển khá, chuyển dịch đúng hướng, đặc biệt là tái cơ cấu ngành nông nghiệp được chú trọng. Cụ thể, trồng trọt, chăn nuôi tạo được giá trị gia tăng ngày càng cao, xây dựng được nhiều mô hình liên kết sản xuất, mô hình theo tiêu chuẩn VietGap góp phần tăng thu nhập cho nhân dân.

Với tiêu chí về sản xuất, huyện hình thành vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung và cho ra đời các mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị, tổ chức liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ các sản phẩm chủ lực.

Trong 10 năm xây dựng NTM, huyện Lương Sơn xác định phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân.

Trong đó, hình thành vùng sản xuất rau hữu cơ và tiếp tục mở rộng mở rộng sản xuất - tiêu thụ rau hữu cơ theo chuỗi giá trị hay liên kết với Tập đoàn Quế Lâm để phát triển mạnh sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

Điển hình là sản xuất rau hữu cơ với diện tích 27,4ha, có 5 hợp tác xã và 6 tổ nhóm sản xuất, năng suất trung bình rau hữu cơ đạt 200 - 250 tạ/ha/năm trên diện tích đã được cấp chứng nhận, giá trị kinh tế ước đạt trên 350 triệu/ha/năm.

Sản phẩm rau, củ, quả hữu cơ của các hợp tác xã và các tổ nhóm sản xuất chủ yếu được cung cấp ra thị trường Hà Nội, phân phối chủ yếu qua các đơn vị tiêu thụ sản phẩm có thương hiệu như Tân Đạt, Tràng An, VinaGap hay BAVIFARM.

Lương Sơn cũng phát triển tốt đàn dê núi và triển khai có hiệu quả dự án cải tạo đàn bò với quy mô 650 con bò cái nền ở 14 xã và thị trấn. Ngoài ra, huyện đang khảo sát và xây dựng vùng trồng lúa chất lượng cao, lúa hữu cơ và chăn nuôi hữu cơ.

Với những nỗ lực nói trên, đời sống vật chất và tinh thần của nông dân từng bước được nâng lên, thu nhập bình quân đầu người từ 19,2 triệu đồng/năm năm 2015 lên 38 triệu đồng/năm vào năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo 13,03% năm 2010 đến đầu năm 2019 giảm xuống còn 3,91%.

Trong thời gian tới, Lương Sơn sẽ phấn đấu đưa thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt 40 triệu đồng/người/năm và đưa tỷ lệ hộ nghèo giảm dưới 3,2%.

 

T.H

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Hàng trăm ha lúa khô hạn, nhiều diện tích mất trắng

DNTh: Gia Lai Hàng trăm ha lúa đang trong giai đoạn trổ bông thì bất ngờ gặp khô hạn khiến nhiều diện tích của người dân bị thiệt hại nặng và mất trắng.

Thôn vùng cao ở Lào Cai, trước chìm trong hoa anh túc nay trồng lúa, ngô, cây ăn quả mà giảm nghèo làm giàu

DNTH: Bản Giàng là thôn xa nhất, khó khăn nhất của xã Pa Cheo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và cấp uỷ, chính quyền địa phương, diện mạo vùng quê nghèo nơi đây đang từng bước thay da, đổi thịt.

Đường hoa nông thôn mới Nam Định, nhìn đâu cũng ra hoa, cây cảnh, cây công trình, làng quê đáng sống

DNTH: Về các miền quê trong tỉnh Nam Định, đi đến đâu cũng dễ dàng bắt gặp những con đường hoa, đường cây rực rỡ, xanh mát. Trong cái nắng chói chang của mùa hạ, những thảm hoa mười giờ, dừa cạn, dứa tím, lạc tiên, chuỗi...

Lào Cai: Nhiều nông dân vùng cao đổi đời nhờ cây tam thất

DNTH: Các xã vùng cao trên của huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai thường lạnh, mát quanh năm với độ ẩm bình quân từ 70 - 80%; đây là môi trường thích hợp để trồng những loại dược liệu quý, trong đó có cây tam thất. Loại cây có giá trị...

Kon Tum: Hỗ trợ hơn 3.300 cây giống sâm Ngọc Linh cho 40 hộ nghèo

DNTH: Ngày 11/2, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) tiến hành cấp phát miễn phí 3.320 cây giống sâm Ngọc Linh cho 40 hộ nghèo, hộ cận nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số tại hai xã Đăk Na và Văn Xuôi.

'Phù thủy' điều khiển cây nhãn thu hoạch quả từ tháng Giêng

DNTH: Trong nghề canh nông, lão Hoàng Quang Tuấn được bà con ở địa phương ví như 'dị nhân' bởi nuôi con nào, trồng cây gì cũng đều thắng đậm hơn người.

XEM THÊM TIN