Mang rau dại dấp bờ bao, càng nắng càng bán chạy, kiếm bộn tiền

15:10 | 14/08/2019

DNTH: Thời gian qua, nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện Phú Tân đã tích cực tận dụng đất trống xung quanh nhà, bờ bao vuông tôm để trồng rau màu. Trong đó, rau má là một trong những loại mang đến hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với vùng đất.

Hiện tại, mô hình trồng rau má đang phát triển mạnh trong các hộ nông dân ở xã Nguyễn Việt Khái, huyện Phú Tân. Mô hình này không chỉ góp phần cung cấp rau cho gia đình sử dụng hàng ngày mà còn tạo ra nguồn hu nhập khá ổn định.

mang rau dai dap bo bao, cang nang cang ban chay, kiem bon tien hinh anh 1

Chị Phạm Thị Lê, ở ấp Gò Công Đông, xã Nguyễn Việt Khái thu hoạch rau má.

Chủ tịch UBND xã Nguyễn Việt Khái Lê Văn Bắc cho biết: Nguyễn Việt Khái là một trong những xã của huyện Phú Tân thực hiện mạnh phong trào tận dụng đất trống quanh nhà, sân nhà, bờ bao vuông tôm để trồng rau màu và cây ăn trái. Riêng mô hình trồng rau má gần đây phát triển mạnh. Trong số các hộ trồng loại rau này, có 05 hộ trồng với diện tích tương đối lớn, mang lại hiệu quả cao, cho thu nhập trung bình 01 triệu đồng/ngày.

Là một trong những hộ có thâm niên 5 năm kinh nghiệm trồng rau má trên đất trống quanh nhà và bờ bao vuông tôm, chị Phạm Thị Lê, ở ấp Gò Công Đông, xã Nguyễn Việt Khái cho biết: Tuy chi phí đầu tư ban đầu cho mô hình trồng rau má có cao hơn so với trồng các loại rau màu khác, như mua hạt giống, đầu tư hệ thống tưới nước tự động…nhưng chỉ đầu tư một lần, sau đó thì bỏ công chăm sóc, nhổ cỏ và thu hoạch xoay vòng nên cho thu nhập khá ổn định.

mang rau dai dap bo bao, cang nang cang ban chay, kiem bon tien hinh anh 2

Đầu tư hệ thống tưới nước tự động tuy chi phí cao nhưng đỡ tốn công chăm sóc rau má.

Với 2.000 m2 đất trống được tận dụng trồng rau má, mỗi năm chị Lê thu nhập khoảng 70 triệu đồng. So với 07 ha nuôi tôm thì trồng rau má chăm sóc cực hơn, nhưng bù lại cho thu nhập khá cao và ổn định. Hiện tại, rau má có người đến thu mua tại vườn, giá khoảng 20.000 đồng/kg, có bao nhiêu thương lái đều thu gom hết, nên không sợ ế ẩm như các loại rau màu khác.

Chị Lê chia sẻ: Trồng rau má không cần nhiều kỹ thuật mà cần phải siêng năng. Mặc dù loại rau này phù hợp với vùng đất, phát triển mạnh, ít sâu bệnh nhưng để thu hoạch được nhiều phải chịu khó bỏ công làm cỏ, tưới phân. Sau khi thu hoạch được vài đợt thấy rau bị cằn cỗi thì cải tạo lại đất và trồng lại đợt mới. Có như vậy, rau mới luôn xanh tốt và cho sản lượng cao.

Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phú Tân Trần Quốc Yên cho biết: Xét thấy mô hình trồng rau má cho thu nhập cao, có hộ thu nhập từ 200 – 300 triệu/năm, nên Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện đã phối hợp các xã, thị trấn nhân rộng mô hình này trên toàn huyện. Mặt khác, luôn theo dõi đầu ra tạo sự ổn định để người dân yên tâm sản xất, góp phần tăng thu nhập, phát triển kinh tế gia đình.

NT (Cổng TTĐT tỉnh Cà Mau)

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Nghề "hot" giúp nhiều lao động ở Đắk Lắk kiếm tiền triệu mỗi ngày

DNTH: Hái cà phê khoán đang trở thành nghề "hot", thu hút nhiều lao động trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, giúp nhiều người kiếm gần 1 triệu đồng mỗi ngày.

Không chủ quan trong phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi

DNTH: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên vừa ban hành văn bản đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, chính quyền cơ sở chủ động, hướng dẫn các hộ chăn nuôi chủ động phòng...

Cà phê sốt giá trên toàn cầu, nông dân Việt Nam thu lãi đậm, nhưng đâu mới là mức giá bền vững?

DNTH: Giá cà phê thế giới đã tăng vọt lên mức cao nhất trong gần 50 năm qua. Với tư cách nhà sản xuất robusta hàng đầu thế giới, Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong cuộc biến động này.

Chung tay đẩy lùi dịch tả lợn châu Phi

DNTH: Kể từ khi bệnh dịch tả lợn châu Phi xuất hiện từ tháng 2/2019 đến nay, ngành chăn nuôi lợn của Việt Nam đã mất trên 6 triệu con lợn do bị mắc bệnh và buộc phải tiêu hủy. Từ đầu năm 2024 đến ngày 25/11, cả nước đã xảy...

Mùa cá ở đầu nguồn châu thổ sông Cửu Long

DNTH: Theo quy luật tự nhiên, hàng năm, cứ tháng 7 âm lịch, nước từ thượng nguồn sông Mekong tràn về Đồng bằng sông Cửu Long mang theo biết bao tôm cá, tràn vào đồng ruộng để sinh sôi, nảy nở,… Đến tháng 9, nước bắt đầu rút, cũng...

Gia Lai quan tâm đầu tư xây dựng chợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số

DNTH: Nhờ có chợ, người dân dễ dàng tiếp cận các sản phẩm nông sản, hàng hóa thiết yếu, từ đó thúc đẩy lưu thông hàng hóa và gia tăng thu nhập cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại tỉnh Gia Lai.

XEM THÊM TIN