Mất mùa quýt đặc sản

14:27 | 03/12/2019

DNTH: Xã Kỳ Thượng (huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh) là địa phương rất nổi tiếng với thương hiệu cây đặc sản quýt tắc, quýt sáp. Nhờ thu nhập từ quýt mà người dân nơi đây từng bước nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống. Nhưng, mùa quýt năm nay người dân gần như bị mất trắng.

Vườn quýt của ông Võ Văn Minh gần như mất trắng

Vườn quýt của ông Võ Văn Minh gần như mất trắng

Dẫn chúng tôi đi xem trang trại chuyên trồng quýt trên động Nhà Hòi, ông Võ Văn Minh (55 tuổi, ở thôn Tân Tiến) cho biết, mùa quýt năm nay gia đình ông mất trên 90%. Đây là năm bị mất mùa, thất thu nặng nề nhất từ trước đến nay. Hầu hết các cây quýt chỉ cho ra lá và hoa, không đậu quả. Cây nào may mắn ra quả cũng chỉ lác đác đếm được trên đầu ngón tay.

Gia đình ông Minh có 6ha trồng quýt tắc, quýt sáp với khoảng 8.000 gốc đã nhiều năm tuổi tại khu vực động Nhà Hòi. Năm nào được mùa thì thu khoảng 600 triệu đồng, ngoài ra còn thu nhập hơn 2 tấn vỏ quýt để làm dược liệu với giá 80.000 - 100.000 đồng/kg. 

Tương tự, tại trang trại của gia đình ông bà Bùi Quang Minh (78 tuổi), Nguyễn Thị Cương (74 tuổi), ở thôn Phúc Thành 2 tại khu vực đồi Cây Dâu, hàng ngàn gốc quýt tắc, quýt sáp phát triển xanh tốt, cành lá sum suê, nhưng cũng không đậu quả. Gia đình ông bà Minh trồng quýt đã được hơn 20 năm, hiện có hơn 2.000 gốc quýt trên diện tích hơn 4ha, nhưng chưa có năm nào lại mất trắng như năm nay. Trước đây, năm nào được mùa, gia đình thu về khoảng 170 triệu đồng, chưa tính tiền bán vỏ quýt, nhưng năm nay ước tính sản lượng quýt chỉ được khoảng 5 - 10 triệu đồng.

Ông Vũ Trung Tiến, Chủ tịch UBND xã Kỳ Thượng, cho biết, nguyên nhân quýt Kỳ Thượng bị mất mùa là do năm 2018 quýt được mùa lớn, quá trình thu hoạch, người trồng hái quả, bẻ cành khiến cây quýt phát triển yếu dần. Mặt khác, năm 2017, xã bị ảnh hưởng nặng nề cơn bão số 10, năm 2018 thì cho quả quá nhiều khiến cây bị suy.

Theo kinh nghiệm dân gian, nếu năm này được mùa thì năm sau mất mùa. Ngoài ra, cũng có một phần là do năm 2019 thời tiết diễn biến phức tạp, nắng nóng, khô hạn khốc liệt kéo dài làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng.

Người dân ở Kỳ Thượng trồng quýt từ lâu đời và quýt ở đây rất nổi tiếng, mang lại thu nhập đáng kể cho người dân. Có hộ thu nhập 400 - 600 triệu đồng/năm. Hiện nay, toàn xã Kỳ Thượng có khoảng 500 hộ dân trồng quýt với gần 70ha, tập trung chủ yếu ở các thôn Phúc Thành 2, Bắc Tiến, Tân Tiến.

Theo DƯƠNG QUANG

https://www.sggp.org.vn/mat-mua-quyt-dac-san-632426.html

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Mô hình rừng - thủy sản cho nông dân thu nhập bền vững

DNTH: Kết thúc mùa vụ nuôi trồng thủy sản vùng nước mặn, lợ năm 2024, hàng ngàn hộ nông dân ở các vùng ven biển tỉnh Trà Vinh đạt mức thu nhập bình quân khoảng 150 triệu đồng/ha/năm từ mô hình trồng rừng kết hợp...

Cây dứa bén rễ trên vùng đất Vũ Quang

Sau khi trồng thử nghiệm trồng 5ha dứa đạt kết quả tốt trên đất Vũ Quang (Hà Tĩnh), chính quyền địa phương đang nỗ lực vận động người dân tiếp tục mở rộng quy mô cây trồng để vừa đem lại hiệu quả kinh tế, vừa phát triển...

Mưa trái mùa, người dân lo mất Tết

DNTH: Mưa trái mùa kéo dài khiến cho người dân chuẩn bị sản vật phục vụ Tết lo lắng. Họ hi vọng những ngày tới, trời nắng sẽ làm lại từ đầu.

Nghề "hot" giúp nhiều lao động ở Đắk Lắk kiếm tiền triệu mỗi ngày

DNTH: Hái cà phê khoán đang trở thành nghề "hot", thu hút nhiều lao động trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, giúp nhiều người kiếm gần 1 triệu đồng mỗi ngày.

Không chủ quan trong phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi

DNTH: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên vừa ban hành văn bản đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, chính quyền cơ sở chủ động, hướng dẫn các hộ chăn nuôi chủ động phòng...

Cà phê sốt giá trên toàn cầu, nông dân Việt Nam thu lãi đậm, nhưng đâu mới là mức giá bền vững?

DNTH: Giá cà phê thế giới đã tăng vọt lên mức cao nhất trong gần 50 năm qua. Với tư cách nhà sản xuất robusta hàng đầu thế giới, Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong cuộc biến động này.

XEM THÊM TIN