Miền Bắc sẽ được xem xét cơ chế riêng về điện mặt trời?

09:21 | 23/02/2021

DNTH: Theo Dự thảo Quy hoạch Điện VIII, do các dự án nguồn điện đăng ký ở miền Bắc không nhiều nên đến năm 2023, khu vực này sẽ phải nhận điện từ miền Trung và Bắc Trung Bộ. Từ đó, miền Bắc sẽ được xem xét cơ chế khuyến khích đầu tư điện mặt trời nói riêng và năng lượng tái tạo nói chung.

Miền Bắc sẽ được xem xét cơ chế khuyến khích đầu tư điện mặt trời riêng

Ngày 22/2, Bộ Công thương thông tin, vừa có văn bản số 828 xin ý kiến các bộ ngành liên quan đối với dự thảo Đề án Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn tới năm 2045 (Quy hoạch Điện VIII).

Cụ thể, dự thảo cho hay, đến hết năm 2020, nguồn điện mặt trời nối lưới đã được đưa vào vận hành lên đến khoảng 9.000 MW. Trong đó, tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận chiếm gần 3,5GW. Quy mô công suất các dự án điện mặt trời đã được bổ sung vào quy hoạch là trên 13 GW, tổng quy mô đăng ký xây dựng nhưng chưa được bổ sung khoảng 50 GW.

Nhìn chung, tổng tiềm năng kỹ thuật của điện mặt trời rất lớn, lên đến 1.646 GW. Song, nếu xét thêm về điều kiện khả năng xây dwgj và tiềm năng kinh tế theo từng tỉnh thì tổng quy mô tiềm năng có thể phát triển của điện mặt trời toàn quốc khoảng 386GW, trong đó tập trung chủ yếu khu vực miền Nam, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

Bên cạnh đó, tổng tiềm năng điện mặt trời áp mái toàn quốc cũng lên đến 48GW, tập trung chủ yếu ở khu vực miền Nam (22GW). Dự thảo nhận định, sau năm 2035, nhu cầu điện của miền Bắc sẽ vượt miền Nam bởi nhu cầu điện miền Bắc có tốc độ tăng trưởng cao hơn miền Nam trong những năm tới.

Thực tế, các dự án nguồn điện đăng ký ở miền Bắc không nhiều, vị trí tiềm năng xây dựng nguồn nhiệt điện hạn chế, tiềm năng điện gió và điện mặt trời không lớn. Vì vậy, từ năm 2023, khu vực miền Bắc sẽ phải nhận điện từ miền Trung và Bắc Trung Bộ, dẫn đến việc khu vực này sẽ được xem xét cơ chế khuyến khích đầu tư điện mặt trời cũng như năng lượng tái tạo.

Miền Bắc sẽ được xem xét cơ chế riêng về điện mặt trời?

Công suất đăng ký điện mặt trời quá lớn

Theo dự thảo, so với quy hoạch điện VII điều chỉnh, trong giai đoạn đến 2030, chương trình phát triển nguồn điện của Quy hoạch điện VIII có những thay đổi lớn như: phát triển với quy mô lớn nguồn điện gió với công suất gấp 3 lần, công suất nguồn điện mặt trời gần gấp 2 lần.

Tuy nhiên, công suất đăng ký các nguồn điện này hiện quá lớn so với quy hoạch. Liên quan đến điện mặt trời, năm 2030, , kết quả tính toán tối ưu ở khu vực Tây Nguyên đạt khoảng 1500 MW, nhưng tổng công suất đã và đang đăng ký đầu tư là 5500 MW, khu vực Nam Trung Bộ tính toán đạt khoảng 5200 MW nhưng đã đăng ký tới 11600 MW, khu vực Nam Bộ dự kiến đạt khoảng 9200 MW nhưng đã đăng ký 14800 MW.

Liên quan đến điện gió, ăm 2030, chương trình phát triển nguồn điện tối ưu đề xuất khu vực Tây Nguyên là 4000 MW nhưng đã đăng ký là 10000 MW, khu vực Nam Bộ đề xuất 6.800 MW nhưng đã đăng ký lên tới 17.000 MW.

Dự thảo kết luận, nếu không tính toán tối ưu một cách tổng thể, dài hạn, rất có thể sẽ dẫn đến việc đầu tư mất cân đối nguồn điện vùng miền, gây khó khăn trong vận hành hệ thống điện và lãng phí trong đầu tư hạ tầng lưới điện, hậu quả là tổn thất lâu dài về kinh tế - xã hội.

Anh Vũ

 

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Bắc Giang: Phát động Cuộc thi “Đường nông thôn mới kiểu mẫu huyện Tân Yên” giai đoạn 2024-2026

DNTH: Nhằm xây dựng một miền quê đáng sống tạo động lực về đích nông thôn mới (NTM) nâng cao, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang đã phát động cuộc thi “Đường nông thôn mới kiểu mẫu huyện Tân Yên” giai đoạn 2024 - 2026 và nhận...

Yêu cầu bắt buộc về chuyển đổi xanh, xuất khẩu xanh

DNTH: Diễn đàn xúc tiến xuất khẩu Việt Nam 2024 với chủ đề “Xúc tiến xuất khẩu xanh” đề cập nhiều vấn đề "nóng" với các ngành xuất khẩu nội địa trước những quy định bắt buộc của các quốc gia nhập khẩu về phát triển...

Khi nông dân biến sợi rơm thành sợi vàng

DNTH: Thay vì đốt đồng sau mỗi mùa vụ gây ô nhiễm môi trường, nông dân An Giang đã tìm ra nhiều cách để tận dụng rơm rạ hiệu quả, giúp tăng thu nhập.

Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam: Ngày càng có thêm nhiều làng quê đáng sống

DNTH: Hội Nông dân Việt Nam và Bộ TN&MT đã phối hợp thành lập các tổ nhóm, CLB nông dân tham gia bảo vệ môi trường ở địa phương, Hội Nông dân cơ sở hoạt động rất hiệu quả, góp phần xây dựng môi trường nông thôn sáng xanh sạch...

Xây dựng nông thôn mới nâng cao gặp khó ở tiêu chí nước sạch

DNTH: Giai đoạn 2021-2025, Quảng Ngãi phấn đấu đưa 33 xã về đích nông thôn mới nâng cao nhưng đến nay chỉ có 8 xã đạt chuẩn, 9 xã đăng ký về đích vào cuối năm 2024. Tuy nhiên, qua rà soát cho thấy nhiều địa phương đều gặp khó vì...

Gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

DNTH: Để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, bất cập trong quá trình triển khai, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025 của các địa phương, từ đầu năm 2024 đến nay, Bộ Nông...

XEM THÊM TIN