Mô hình nuôi vịt siêu trứng của nông dân 8x tại An Giang

12:23 | 13/01/2025

DNTH: Từ một trang trại nhỏ ứng dụng thành công mô hình nuôi vịt siêu trứng, anh Võ Hữu Tín đã mở rộng thành 7 trang trại quy mô lớn với tổng đàn hơn 70.000 con.

Kỹ thuật chăn nuôi tốt kết hợp với cám chất lượng mang lại hiệu quả kinh tế cho anh Tín.

Kỹ thuật chăn nuôi tốt kết hợp với cám chất lượng mang lại hiệu quả kinh tế cho anh Tín.

Nhờ nắm vững quy trình và kỹ thuật chăn nuôi, anh Võ Hữu Tín, một nông dân trẻ tại ấp An Khương, xã An Thạnh Trung, huyện Chợ Mới, đã biến giấc mơ khởi nghiệp thành hiện thực. Từ một trang trại nhỏ ứng dụng thành công mô hình nuôi vịt siêu trứng, anh đã mở rộng thành 7 trang trại quy mô lớn với tổng đàn hơn 70.000 con. Bên cạnh đó, anh thành lập cơ sở kinh doanh trứng vịt sạch đáp ứng nhu cầu của thị trường và tạo việc làm ổn định cho gần 30 lao động địa phương.

Nhìn lại chặng đường làm nghề, anh Tín không thể quên những tháng ngày khó khăn nuôi vịt chạy đồng từ năm 13 tuổi. Những trải nghiệm đó đã giúp anh tích lũy kinh nghiệm quý báu và nuôi dưỡng đam mê với nghề chăn nuôi.

Năm 2015, nhận thấy khu vực đập tràn tại xã có nguồn nước sạch phù hợp cho mô hình nuôi vịt, anh quyết định đầu tư trang trại đầu tiên với gần 5.000 con vịt siêu trứng. Nhờ áp dụng nghiêm ngặt các yêu cầu kỹ thuật về thức ăn, chuồng trại, đàn vịt phát triển nhanh chóng và bắt đầu đẻ trứng chỉ sau hai tháng.

Từ những thành công ban đầu, anh tiếp tục đầu tư quy mô chuồng trại và mở rộng hợp tác với gần 20 trang trại trong khu vực và các tỉnh lân cận như Kiên Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp... Với kinh nghiệm phong phú và kiến thức sâu rộng về vịt đẻ, anh đã phát triển thương hiệu Võ Hữu Tín chuyên cung cấp thức ăn chăn nuôi, hỗ trợ tư vấn và chia sẻ kinh nghiệm chọn giống, xây dựng chuồng trại hiệu quả cho bà con nông dân. Đặc biệt, anh cam kết thu mua toàn bộ trứng vịt đầu ra giúp khách hàng yên tâm sản xuất.

Trang trại quy mô 20.000 vịt đẻ tại xã An Thạnh Trung, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.

Trang trại quy mô 20.000 vịt đẻ tại xã An Thạnh Trung, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.

Để sản phẩm cạnh tranh trên thị trường cần phải phát triển theo hướng chăn nuôi sạch. Với định hướng này, anh luôn duy trì môi trường sống tốt nhất cho vật nuôi bằng cách khử trùng chuồng nuôi và tiêm vắc xin phòng bệnh. Anh cũng áp dụng đệm lót sinh học giúp cải thiện điều kiện sống, giảm thiểu mầm bệnh và tạo môi trường sống thoải mái cho vật nuôi.

Anh Tín cho biết: “Thức ăn dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng, không chỉ quyết định sức khỏe đàn vịt mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng trứng. Chính vì vậy, tôi tin tưởng sử dụng cám Japfa giúp vịt phát triển khỏe mạnh, cho năng suất cao với quả trứng to và dày”.

Theo chia sẻ của anh, những khách hàng đã áp dụng phương pháp chăn nuôi mà anh tư vấn, kết hợp với việc sử dụng cám Japfa, đều đạt năng suất cao. Sự thành công này không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn củng cố thêm niềm tin vào sự chuyên nghiệp và tận tâm của anh.

Hiện đại lý của anh Tín đang cung ứng cho thị trường khoảng 5 triệu trứng vịt sạch mỗi tháng.

Hiện đại lý của anh Tín đang cung ứng cho thị trường khoảng 5 triệu trứng vịt sạch mỗi tháng.

Hiện nay, cơ sở của anh Tín đang cung cấp khoảng 5 triệu trứng vịt mỗi tháng, đảm bảo chất lượng và nguồn cung ổn định. Đặc biệt, sản phẩm trứng vịt được thị trường đánh giá cao với vỏ trứng đều màu, lòng đỏ to và màu sắc đậm hơn trứng vịt thông thường.

Với những thành công đạt được từ mô hình nuôi vịt sạch và sản xuất trứng chất lượng cao, anh nhìn thấy tiềm năng lớn trong việc mở rộng kinh doanh. Giai đoạn sắp tới, anh dự định tăng quy mô đàn nuôi và kết nối với các khách hàng, nâng sản lượng cung ứng lên 7-8 triệu quả trứng mỗi tháng. Bên cạnh đó, các kế hoạch tìm kiếm đối tác và kênh phân phối mới được tập trung triển khai để đưa sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng.

Ngoài ra, anh sẽ tiếp tục phát triển nội dung trên các mạng xã hội nhằm kết nối với bà con nông dân và chia sẻ kiến thức chăn nuôi hữu ích. Anh tin rằng nền tảng này sẽ lan tỏa thông tin nhanh chóng và hiệu quả, từ đó xây dựng một cộng đồng cùng nhau học hỏi, trao đổi kinh nghiệm và hướng đến chăn nuôi bền vững.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Lào Cai: Nhiều nông dân vùng cao đổi đời nhờ cây tam thất

DNTH: Các xã vùng cao trên của huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai thường lạnh, mát quanh năm với độ ẩm bình quân từ 70 - 80%; đây là môi trường thích hợp để trồng những loại dược liệu quý, trong đó có cây tam thất. Loại cây có giá trị...

Kon Tum: Hỗ trợ hơn 3.300 cây giống sâm Ngọc Linh cho 40 hộ nghèo

DNTH: Ngày 11/2, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) tiến hành cấp phát miễn phí 3.320 cây giống sâm Ngọc Linh cho 40 hộ nghèo, hộ cận nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số tại hai xã Đăk Na và Văn Xuôi.

'Phù thủy' điều khiển cây nhãn thu hoạch quả từ tháng Giêng

DNTH: Trong nghề canh nông, lão Hoàng Quang Tuấn được bà con ở địa phương ví như 'dị nhân' bởi nuôi con nào, trồng cây gì cũng đều thắng đậm hơn người.

Xây dựng nông thôn mới tại Đồng Hưu, Bắc Giang

DNTH: Từ một xã miền núi còn nhiều khó khăn của huyện Yên Thế (tỉnh Bắc Giang), Đồng Hưu nay đã khoác lên mình diện mạo mới nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới. Vùng quê nay đã trở nên trù phú, tràn đầy sức sống, đời sống...

Cà Mau xuất hiện dịch tả heo châu Phi

DNTH: Sau thời gian công bố hết dịch, đến nay địa phương này tiếp tục xuất hiện ổ dịch tại 1 hộ chăn nuôi với tổng đàn heo trên 33 con.

Bảo vệ đất ngập nước vì tương lai của chúng ta

DNTH: Ngày Đất ngập nước thế giới (2/2) năm 2025 có chủ đề: "Bảo vệ đất ngập nước vì tương lai của chúng ta". Các hoạt động hướng đến mục tiêu nhấn mạnh sự chung tay góp sức của cộng đồng bảo vệ các hệ sinh thái đất...

XEM THÊM TIN