Mở rộng vùng sản xuất vải theo tiêu chuẩn quốc tế

20:24 | 21/04/2020

DNTH: Hải Dương đang xây dựng 23 vùng trồng vải, nhãn theo tiêu chuẩn quốc tế với tổng diện tích 220 ha, đáp ứng tiêu chuẩn của các thị trường Nhật Bản, Mỹ, Australia và các nước EU về kiểm dịch thực vật, an toàn thực phẩm.

Ảnh minh họa

Sở NN&PTNT Hải Dương cho biết, vùng trồng vải, nhãn theo tiêu chuẩn quốc tế sẽ được triển khai tại các xã trồng vải, nhãn tập trung của huyện Thanh Hà và thị xã Chí Linh.

Để triển khai kế hoạch này, ngành nông nghiệp Hải Dương phối hợp với huyện Thanh Hà, thị xã Chí Linh áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tại các vùng trồng vải xuất khẩu. Đồng thời gặp gỡ nhiều doanh nghiệp xuất khẩu nông sản để bàn phương án hợp tác, phổ biến chính sách ưu đãi của địa phương trong hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ.

Trước tình hình dịch COVID-19, ngành nông nghiệp khuyến cáo người dân không nên vì lo ngại mà lơ là quy trình chăm sóc. Hiện vẫn có nhiều doanh nghiệp cho biết tiếp tục ký kết hợp đồng tiêu thụ vải với địa phương.  Tính đến 20/4 đã có 3 doanh nghiệp đăng ký vùng trồng và bao tiêu quả vải xuất khẩu đi thị trường Nhật Bản và các nước.

Giám đốc Sở NN&PTN Hải Dương Trần Văn Quân cho TTXVN biết, Hải Dương sẽ tăng cường phối hợp với các cơ quan liên quan để xúc tiến, quảng bá thương hiệu vải thiều của địa phương; chủ động xây dựng kế hoạch triển khai tuần lễ vải thiều tại các tỉnh, thành phố lớn. 

Để chuẩn bị cho lần đầu tiên đưa quả vải tươi sang thị trường Nhật, vừa qua, Hải Dương đã có 1 doanh nghiệp được Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) cấp chứng nhận cho cơ sở xử lý, xông methybromide cho quả vải xuất khẩu.

Vừa qua, Cục Bảo vệ thực vật đã thông báo các mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu đi Nhật Bản, Mỹ, Autralia của Hải Dương, trong đó, cấp mới 11 mã số vùng trồng và rà soát, đánh giá, cấp lại 12 mã. Hải Dương đã có 64 vùng trồng và 120 cơ sở đóng gói được cấp mã số đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu sang Trung Quốc.

Tỉnh Hải Dương có 9.700 ha vải. Năm 2020, dự kiến tổng sản lượng quả đạt 45.000 tấn, trong đó năng suất vải thiều đạt khoảng 25.000 tấn.

T.H

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Nhiều giải pháp phòng chống sâu bệnh gây hại cây trồng vụ Xuân

DNTH: Để chủ động phòng chống sâu bệnh gây hại vụ Xuân, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội đã có nhiều giải pháp chủ động phòng chống sâu bệnh.

Sau tinh gọn bộ máy, ứng dụng công nghệ là giải pháp bắt buộc

DNTH: Khi số lượng giảm do tinh gọn, địa bàn quản lý rộng hơn, ứng dụng công nghệ trở thành giải pháp bắt buộc đối với đội ngũ cán bộ chăn nuôi, thú y địa phương.

Cánh đồng khoai tây canh tác bền vững cho năng suất tăng 30%

DNTH: Mô hình sản xuất khoai tây bền vững tại Thị xã Quế Võ (Bắc Ninh) theo quy trình canh tác bền vững cho năng suất tăng 30% so với truyền thống.

Trồng hướng hữu cơ, bưởi đặc sản Quế Dương giá 24.000đ mỗi quả

DNTH: Xã Cát Quế (huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) đang lưu giữ giống bưởi quý mang tên bưởi Quế Dương. Người dân nơi đây có nhiều sáng kiến để bảo vệ cây bưởi danh tiếng.

Bình Thuận: Sạ thưa sẽ tiết kiệm 100 tỷ đồng

DNTH: Bình Thuận phấn đấu đến cuối năm 2026 toàn tỉnh có trên 40.000ha lúa gieo sạ dưới 120kg/ha, từ đó tiết kiệm gần 100 tỷ đồng cho nông dân.

Sơn La: Nhiều mô hình trồng cây ăn quả thu nhập 400 triệu đồng/ha

DNTH: Nhiều hộ nông dân ở Sơn La từ trồng cây ăn quả đã vươn lên thoát nghèo và trở thành triệu phú, tỷ phú.

XEM THÊM TIN