Mở thêm lối cho nông đặc sản Việt

08:52 | 25/09/2020

DNTH: Chương trình kết nối cung cầu hàng hoá giữa TP.HCM và các tỉnh năm 2020 diễn ra từ ngày 24 - 27/9, với sự tham gia 598 doanh nghiệp, giới thiệu 2.000 đặc sản của nhiều tỉnh thành.

Mở thêm lối cho nông đặc sản Việt

Thêm đầu ra

Năm nay với sự tham gia của 9 hệ thống phân phối lớn như Co.opmart, Satramart Mart, Lotte, Big C, Aeon, MM Mega Market, Bách Hóa Xanh, Emart…, các doanh nghiệp hy vọng cơ hội hàng hoá đến tay người tiêu dùng trong và ngoài nước càng rộng mở. 

Theo chia sẻ của đại diện Aeon, chương trình kết nối cung - cầu là cơ hội tốt để nhà phân phối, bán lẻ như Aeon tiếp cận các doanh nghiệp địa phương. Khi lựa chọn nhà cung cấp, Aeon chú trọng các mặt hàng chất lượng, đáp ứng các yêu cầu về quy trình sản xuất, vệ sinh an toàn thực phẩm, truy suất nguồn gốc. Aeon muốn hợp tác với các doanh nghiệp không chỉ để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Việt Nam mà còn hướng đến xuất khẩu các mặt hàng đặc sản Việt Nam ra nước ngoài qua hệ thống phân phối của Aeon trên thế giới.

Bà Nguyễn Huỳnh Trang - Phó giám đốc Sở Công Thương TP.HCM nhìn nhận, 5 năm qua (2016-2020), hoạt động kết nối cung - cầu đã phát huy hiệu quả tích cực, tạo được mối quan hệ hợp tác toàn diện trên lĩnh vực thương mại giữa TP.HCM và các địa phương Đông - Tây Nam Bộ.

cung-cau-2-7210-1600934747.jpg
 

Thống kê của Sở Công Thương TP.HCM, hoạt động kết nối cung cầu ngày càng hiệu quả. Số lượng các địa phương, doanh nghiệp tham gia cũng nhưng như hợp đồng, mặt hàng cung ứng được các bên ký kết ngày càng tăng. Tính đến nay, sau 8 năm triển khai, đã có gần 2.800 hợp đồng nguyên tắc được ký kết với giá trị thực hiện ước đạt bình quân 4.500 tỷ đồng/năm. Cụ thể, năm 2012 có 43 hợp đồng nguyên tắc được ký kết tại chương trình. Đến năm 2013 có 394 hợp đồng được ký kết, năm 2014 là 430 hợp đồng, năm 2015 có 482 hợp đồng, năm 2016 có 412 hợp đồng, năm 2017 có 522 hợp đồng, năm 2018 có 397 hợp đồng. Trong năm 2019, đã có 513 hợp đồng được ký kết giữa các nhà phân phối tại TP.HCM và doanh nghiệp trên cả nước. 

Thêm nhà sản xuất lớn

Ở góc độ của nhà sản xuất, bà Châu Kim Yến - Tổng giám đốc Công ty CP Xuất nhập khẩu Bến Tre (Betrimex) cho biết, mặc dù doanh nghiệp đã có những mặt hàng xuất khẩu ra thế giới, rất được khách quốc tế ưa chuộng, nhưng ở thị trường nội địa, ngay cả thị trường lớn như TP.HCM, nhiều mặt hàng vẫn chưa được người tiêu dùng biết đến. Vì vậy, việc tham gia kết nối cung - cầu ở thị trường nội địa là cơ hội để doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm khách hàng.

Bà Nguyễn Huỳnh Trang cho rằng, với sự hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi của các địa phương, các doanh nghiệp TP.HCM đã đầu tư, liên kết phát triển sản xuất - kinh doanh, xây dựng nhà máy, mở rộng trang trại... xây dựng vùng nguyên liệu, phát triển hệ thống phân phối, bảo đảm cung cầu hàng hóa, bình ổn thị trường cả khu vực.

Từ các chương trình kết nối cung - cầu, 28 doanh nghiệp bình ổn thị trường của TP.HCM đã đầu tư 47 nhà máy, cơ sở sản xuất cùng với 63 trang trại, cụm trang trại nuôi trồng tại các tỉnh, thành Đông - Tây Nam Bộ với tổng vốn đầu tư hơn 18.000 tỷ đồng. Hoạt động liên kết, ứng vốn cho nông dân nuôi trồng, bao tiêu sản phẩm nông sản đạt 3.200 tỷ đồng/năm.

cung-cau-2489-1600934747.jpg
 

Đánh giá về chương trình kết nối cung cầu giữa TP.HCM và các tỉnh, bà Châu Thị Lệ - Phó giám đốc Sở Công Thương tỉnh Long An cho hay, nhờ tác động từ phía TP.HCM, Long An đã xây dựng được 17 chuỗi cung ứng nông sản an toàn cho các mặt hàng rau, gạo, thịt gà, thịt heo, thịt bò, thủy sản. Tỉnh đang xây dựng 3 chuỗi cung ứng an toàn cho thanh long, rau, nấm. Cùng với đó, nhiều mô hình sản xuất sạch, sản xuất hữu cơ cũng đang được triển khai.

Dịp này, lãnh đạo Sở Công Thương TP.HCM và các tỉnh, thành đã ký kết chương trình hợp tác thương mại giữa TP.HCM và 20 tỉnh, thành Đông và Tây Nam bộ giai đoạn 2020-2025 với các nội dung và giải pháp trọng tâm như đẩy mạnh trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn về quản lý nhà nước trong lĩnh vực công thương, thông tin thị trường, tìm hiểu tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh các mặt hàng có thế mạnh của từng địa phương.

Theo DNSG

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Vải thiều chế biến, dư địa còn bỏ ngỏ

DNTH: Mỗi vụ vải thiều, hàng trăm nghìn tấn đổ về chợ đầu mối, trạm trung chuyển, cửa khẩu biên giới – nhưng phần lớn vẫn là hàng tươi, tiêu thụ trong vài ngày. Trong khi đó, nhu cầu vải sấy, nước ép, vải đông lạnh lại đang...

Đề xuất đình chỉ mã vùng trồng sâm Ngọc Linh nuôi cấy mô tại Kon Tum

DNTH: Sau khi phát hiện nhiều bất cập trong hồ sơ và thực tế canh tác, đoàn kiểm tra tỉnh Kon Tum kiến nghị dừng hiệu lực mã vùng trồng đã cấp cho một doanh nghiệp trồng sâm Ngọc Linh bằng phương pháp nuôi cấy mô.

"Mở khóa" cho doanh nghiệp để gỡ khó cho cây mắc ca

DNTH: Sơn La định hướng dành quỹ đất khoảng 16.000 ha cùng nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển cây mắc ca.

Siết kiểm soát chất lượng để giữ thị trường Trung Quốc

DNTH: Để xuất khẩu bền vững các mặt hàng rau quả sang Trung Quốc, cần xây dựng chuỗi liên kết sản xuất thực chất từ vùng trồng, cơ sở đóng gói đến doanh nghiệp (DN) xuất khẩu, đảm bảo tiêu chuẩn kiểm dịch thực vật và an toàn...

Gia Lai: Thương mại về bản, nông sản ra phố

DNTH: Giai đoạn 2021–2025, chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh Gia Lai được triển khai mạnh mẽ, đồng bộ và linh hoạt, góp phần nâng tầm nông sản bản địa và cải thiện sinh kế cho người...

Thủy sản Việt Nam đa dạng sản phẩm và nâng cao giá trị nhằm đảm bảo tăng trưởng xuất khẩu

DNTH: Thủy sản Việt Nam cần tái cơ cấu chiến lược tiếp cận thị trường; trong đó trọng tâm là đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, đa dạng sản phẩm và nâng cao giá trị gia tăng, nhằm giảm thiểu rủi ro và đảm bảo tăng trưởng...

XEM THÊM TIN