Mỗi năm thu 300 triệu đồng nhờ nuôi thứ gà ri vàng như rơm nếp

20:43 | 06/08/2019

DNTH: Sau 3 năm nuôi gà ri, gia đình anh Tạ Văn Thực (trong ảnh), thôn Linh An, xã Tân Thịnh, huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang) đã vươn lên trở thành hộ khá giả, thu 300 triệu đồng mỗi năm.

Anh Tạ Văn Thực học được nghề chăn nuôi gà ri của người dân huyện Văn Giang (Hưng Yên) trong thời gian anh đi làm công nhân tại đây vào năm 2009.

Đến năm 2016 anh Thực về quê vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Chiêm Hóa 50 triệu đồng để làm chuồng trại, hệ thống xử lý chất thải và mua con giống để nuôi gà ri. 

moi nam thu 300 trieu dong nho nuoi thu ga ri vang nhu rom nep hinh anh 1

Anh Tạ Văn Thực đang chăm sóc đàn gà của gia đình.

Những năm đầu mới nuôi gà ri, kinh nghiệm nuôi gà ri chưa có, cho ăn nhiều thức ăn tinh, không bổ sung khoáng nên gà không khỏe mạnh. Sau khi được cán bộ thú y xã tư vấn cách sử dụng khoáng vi sinh, men tiêu hóa kết hợp cua, ốc xay nhỏ trộn vào thức ăn, đàn gà lớn nhanh, khỏe mạnh.

Gà ri tuy trọng lượng nhỏ nhưng chất lượng thịt thơm ngon, khả năng kháng bệnh tốt, nuôi 6 tháng sẽ được xuất chuồng.

Mỗi năm anh Tạ Văn Thực bán ra thị trường khoảng 4 tấn gà ri thịt, với giá bán 90.000 đồng/kg. Không chỉ có nguồn thu từ bán gà ri thịt, hàng ngày anh Thực còn thu khoảng 400 quả trứng gà ri. Mỗi năm anh Thực thu lãi khoảng 300 triệu đồng từ chăn nuôi gà.

Ngoài chăn nuôi thứ gà ri vàng như rơm nếp , tận dụng diện tích gần 2 ha đất của gia đình, anh Thực còn đào ao nuôi cá, nuôi trâu nhốt chuồng và trồng rừng... Mô hình kinh tế của anh đã tạo việc làm cho 2 lao động thường xuyên với mức lương 5 triệu đồng/người/ tháng.

 

Theo Lê Duy (Báo Tuyên Quang)

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Nhiều giải pháp phòng chống sâu bệnh gây hại cây trồng vụ Xuân

DNTH: Để chủ động phòng chống sâu bệnh gây hại vụ Xuân, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội đã có nhiều giải pháp chủ động phòng chống sâu bệnh.

Sau tinh gọn bộ máy, ứng dụng công nghệ là giải pháp bắt buộc

DNTH: Khi số lượng giảm do tinh gọn, địa bàn quản lý rộng hơn, ứng dụng công nghệ trở thành giải pháp bắt buộc đối với đội ngũ cán bộ chăn nuôi, thú y địa phương.

Cánh đồng khoai tây canh tác bền vững cho năng suất tăng 30%

DNTH: Mô hình sản xuất khoai tây bền vững tại Thị xã Quế Võ (Bắc Ninh) theo quy trình canh tác bền vững cho năng suất tăng 30% so với truyền thống.

Trồng hướng hữu cơ, bưởi đặc sản Quế Dương giá 24.000đ mỗi quả

DNTH: Xã Cát Quế (huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) đang lưu giữ giống bưởi quý mang tên bưởi Quế Dương. Người dân nơi đây có nhiều sáng kiến để bảo vệ cây bưởi danh tiếng.

Bình Thuận: Sạ thưa sẽ tiết kiệm 100 tỷ đồng

DNTH: Bình Thuận phấn đấu đến cuối năm 2026 toàn tỉnh có trên 40.000ha lúa gieo sạ dưới 120kg/ha, từ đó tiết kiệm gần 100 tỷ đồng cho nông dân.

Sơn La: Nhiều mô hình trồng cây ăn quả thu nhập 400 triệu đồng/ha

DNTH: Nhiều hộ nông dân ở Sơn La từ trồng cây ăn quả đã vươn lên thoát nghèo và trở thành triệu phú, tỷ phú.

XEM THÊM TIN