'Mong người dân tiêu thụ cá hồi, ngao, hàu miền Tây để giúp các DN vượt khó'

15:15 | 04/04/2020

DNTH: Đó là thông tin được bà Trần Thị Phương Lan, Phó giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 của Hà Nội (chiều 3/4).

Bà Trần Thị Phương Lan, Phó giám đốc Sở Công Thương Hà Nội phát biểu tại cuộc họpBà Trần Thị Phương Lan, Phó giám đốc Sở Công Thương Hà Nội phát biểu tại cuộc họp

Cụ thể, phát biểu tại cuộc họp, bà Trần Thị Phương Lan, Phó giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, trong 3 ngày thực hiện chỉ thị của Thủ tướng, thành phố, các doanh nghiệp phân phối luôn luôn đảm bảo hàng hóa cho người dân.

"Chúng tôi đã kết nối với Sở Công Thương của một số tỉnh, thành phố để có nguồn rau củ quả từ khu vực Hải Dương, Bắc Giang, Hòa Bình, Sơn La. Hàng hóa nguồn cung rau củ quả rất nhiều, không đáng lo ngại" - bà Lan cho hay.

Đặc biệt, về thủy hải sản, bà Lan khẳng định, nguồn cung rất dồi dào và rất mong người dân thủ đô tiêu thụ đỡ cho các doanh nghiệp các mặt hàng như cá hồi, ngao, hàu và các loại cá khác của miền Tây. Các mặt hàng này hiện nay xuất khẩu kém, nhà hàng, khách sạn nghỉ nên giá hầu hết giảm từ 30% đến 50%. Người dân tiêu thụ các sản phẩm này là giúp các doanh nghiệp vượt qua khó khăn.

Theo bà Lan, riêng mặt hàng gạo, Hapro Hà Nội đăng ký trữ đến 500.000 tấn, trong tính toán dự trữ hàng hóa gấp 3 lần thì cũng chỉ sử dụng hết 300.000 tấn, nên rất yên tâm về nguồn cung gạo.

Phó giám đốc Sở Công Thương Hà Nội khẳng định: "Tất cả các nguồn cung cung lương thực, thực phẩm cho người dân rất dồi dào. Chúng tôi cũng có nhắc nhở các doanh nghiệp đảm bảo hàng hóa từ kho đến các quầy kệ luôn đầy đủ. Ví dụ vào 19 giờ đến 20 giờ tối, hàng hóa có thể khan hoặc hết thì đến hôm sau 5 giờ sáng tại các siêu thị, hệ thống phân phối phải đầy đủ trở lại, thịt rau tươi ngon phục vụ người dân".

Bà Lan cũng cho hay chiều tối 2/4, có hiện tượng một số tiểu thương ở các chợ tự nâng giá thịt lợn lên cao. Sở đã trao đổi với lực lượng Quản lý thị trường tiến hành kiểm tra việc niêm yết giá, yêu cầu bán đúng giá tại các chợ. Người dân không cần phải tích trữ hàng hóa.

T.H

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Nghề "hot" giúp nhiều lao động ở Đắk Lắk kiếm tiền triệu mỗi ngày

DNTH: Hái cà phê khoán đang trở thành nghề "hot", thu hút nhiều lao động trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, giúp nhiều người kiếm gần 1 triệu đồng mỗi ngày.

Không chủ quan trong phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi

DNTH: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên vừa ban hành văn bản đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, chính quyền cơ sở chủ động, hướng dẫn các hộ chăn nuôi chủ động phòng...

Cà phê sốt giá trên toàn cầu, nông dân Việt Nam thu lãi đậm, nhưng đâu mới là mức giá bền vững?

DNTH: Giá cà phê thế giới đã tăng vọt lên mức cao nhất trong gần 50 năm qua. Với tư cách nhà sản xuất robusta hàng đầu thế giới, Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong cuộc biến động này.

Chung tay đẩy lùi dịch tả lợn châu Phi

DNTH: Kể từ khi bệnh dịch tả lợn châu Phi xuất hiện từ tháng 2/2019 đến nay, ngành chăn nuôi lợn của Việt Nam đã mất trên 6 triệu con lợn do bị mắc bệnh và buộc phải tiêu hủy. Từ đầu năm 2024 đến ngày 25/11, cả nước đã xảy...

Mùa cá ở đầu nguồn châu thổ sông Cửu Long

DNTH: Theo quy luật tự nhiên, hàng năm, cứ tháng 7 âm lịch, nước từ thượng nguồn sông Mekong tràn về Đồng bằng sông Cửu Long mang theo biết bao tôm cá, tràn vào đồng ruộng để sinh sôi, nảy nở,… Đến tháng 9, nước bắt đầu rút, cũng...

Gia Lai quan tâm đầu tư xây dựng chợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số

DNTH: Nhờ có chợ, người dân dễ dàng tiếp cận các sản phẩm nông sản, hàng hóa thiết yếu, từ đó thúc đẩy lưu thông hàng hóa và gia tăng thu nhập cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại tỉnh Gia Lai.

XEM THÊM TIN