Mưa lớn gây ngập úng nhiều diện tích lúa và hoa màu tại Phú Yên
17:30 | 24/02/2025
DNTH: Do tình hình mưa lớn kéo dài từ ngày 22/2 đến nay, mực nước trên các sông tại tỉnh Phú Yên tăng, dẫn đến nhiều diện tích lúa và hoa màu của người dân ở các huyện Đồng Xuân, Tây Hòa, Phú Hòa, Tuy An bị ngập sâu, gây thiệt hại đáng kể.

Trước đó, từ 19 giờ ngày 22/2 đến 7 giờ ngày 24/2, trên địa bàn tỉnh Phú Yên có mưa to đến rất to. Lượng mưa phổ biến từ 80 - 150mm, có nơi mưa to cục bộ trên 150mm. Sáng 24/2, mực nước trên các sông trong tỉnh có dao động, riêng sông Bàn Thạch mực nước ở dưới báo động 2. Mực nước tại trạm Hòa Mỹ Tây (huyện Tây Hòa) vào lúc 7 giờ là 11,66m, dưới báo động 2 là 0,34m. Dự báo trong khoảng 6 - 12 giờ tới, lũ trên các sông Bàn Thạch có thể lên lại xấp xỉ mức báo động 2.
Ghi nhận tại huyện Tây Hòa, do mưa lớn từ tối 23/2 đến sáng 24/2, nhiều diện tích lúa và mì (sắn) của người dân ở các xã Hòa Thịnh, Hòa Mỹ Đông, Hòa Mỹ Tây… bị ngập sâu. Tại nhiều cánh đồng, cây lúa bị chết trôi dạt vào bờ.

Bà Trần Thị Phởi (xã Hòa Mỹ Đông, huyện Tây Hòa) có gần 3.000 m2 lúa đang giai đoạn sinh trưởng, làm đòng, sắp trổ bông nhưng đã bị ngập úng từ đêm 23/2 đến nay khiến bà hết sức lo lắng. Vì cây lúa ở giai đoạn này nếu bị ngập sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của cây, lúa thu hoạch bị lép, ảnh hưởng năng suất.
Trong khi đó, ông Phan Văn Thắng (xã Hòa Thịnh, huyện Tây Hòa) có gần 3.500 m2 cây mì bị ngập nước. Ông Thắng cho biết, đây là năm đầu tiên gặp tình trạng mưa lớn gây ngập lụt vào tháng Giêng nên người dân bị thiệt hại nặng. Cây lúa bị ngập nước thì giảm năng suất, còn cây mì bị ngập sẽ chết hoàn toàn.

Theo Chủ tịch UBND xã Hòa Thịnh Tạ Tấn Công, do mưa lớn từ ngày 23/2 đến nay, trên địa bàn xã có 450 ha lúa trồng được khoảng 60 - 70 ngày bị ngập sâu. Đặc biệt có 150 ha mì trồng được khoảng 30 - 40 ngày bị ngập nước và hư hại hoàn toàn, thiệt hại khoảng 1,5 tỷ đồng. Địa phương đang hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả thiên tai.
Theo báo cáo sơ bộ của các địa phương, do ảnh hưởng đợt mưa lớn nên một số khu vực đã xảy ra lũ, ngập lụt gây thiệt hại về sản xuất, cơ sở hạ tầng khác trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Trong đó, lúa vụ Đông Xuân bị ngập, hư hỏng hơn 3.000 ha tại các địa phương: Tây Hòa, Đông Hòa, Phú Hòa, Tuy An. Hoa màu và cây hằng năm khác (chủ yếu là mì) bị ngập, hư hỏng khoảng 1.250 ha. Hiện, các địa phương, đơn vị tiếp tục kiểm tra, rà soát, đánh giá, thống kê thiệt hại.

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Cứu nạn, cứu hộ tỉnh Phú Yên yêu cầu các địa phương, cơ quan, đơn vị liên quan chủ động sẵn sàng triển khai phương án ứng phó với mưa lớn, lũ, ngập lụt kịp thời phù hợp với tình hình thực tế, nhất là các địa phương dọc sông chủ động ứng phó với mưa lớn, lũ và ngập lụt. UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các địa phương theo dõi tình hình thời tiết, diễn biến mưa, lũ, ngập lụt, sạt lở đất... trên các phương tiện thông tin; tuyên truyền vận động người dân chủ động di dời khi có yêu cầu tại các khu vực nguy hiểm, vùng trũng thấp, sạt lở đất,... đến nơi an toàn.
Theo TTXVN
Nguồn: https://baotintuc.vn/xa-hoi/mua-lon-gay-ngap-ung-nhieu-dien-tich-lua-va-hoa-mau-tai-phu-yen-20250224112828188.htm
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- Diện tích lúa /
- hoa màu /
- mưa lớn /
- ngập úng /
- Phú Yên /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Kon Tum sẽ trồng mới gần 1.600 ha sâm Ngọc Linh
DNTH: UBND tỉnh Kon Tum vừa có báo cáo số 05-BC/ĐU về tình hình triển khai và thực hiện nhiệm vụ phát triển cà phê xứ lạnh và sâm Ngọc Linh; trong đó, xác định mục tiêu trong năm 2025 sẽ trồng mới 1.578 ha, nâng tổng diện tích sâm Ngọc...

Giống lúa lai GS999 sản xuất thử năng suất đạt 9,4 tấn/ha
DNTH: Giống lúa lai GS999 sản xuất thử nghiệm tại Hậu Giang sinh trưởng, chống chịu sâu bệnh tốt, năng suất hơn 9 tấn/ha, lợi nhuận cao hơn khoảng 3,6 triệu đồng/ha so với đại trà.

Phân bón vi sinh Sumitri – Giải pháp hữu hiệu cho nông nghiệp bền vững
Trong bối cảnh nền nông nghiệp đang chuyển dịch theo hướng bền vững, phân bón vi sinh đã trở thành giải pháp tối ưu giúp nông dân cải thiện năng suất cây trồng, bảo vệ môi trường và giảm thiểu chi phí sản xuất.

Người chăn nuôi gặp khó khi tái đàn
DNTH: Từ sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đến nay, giá con giống tăng cao, nguồn cung khan hiếm gây ra nhiều khó khăn cho các hộ chăn nuôi tại tỉnh Nam Định, nhiều hộ mới tái đàn được khoảng 50% chuồng trại, thậm chí có hộ còn chưa dám...

Điều tiết nước linh hoạt để vượt qua mùa hạn mặn
DNTH: An Giang có 126 công trình kênh, cống, trạm bơm bị ảnh hưởng do mực nước xuống thấp. Công tác nạo vét, khơi thông dòng chảy sẽ góp phần đảm bảo nguồn nước tưới tiêu.

Kiểm soát nghiêm ngặt chăn nuôi động vật hoang dã
DNTH: Hoạt động chăn nuôi động vật hoang dã tại Đồng Nai đang phát triển mạnh, mang lại lợi ích kinh tế cao, tuy nhiên cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro về dịch bệnh.
Đô thị cuộc sống
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Mùa hè năm 2025 sẽ nắng nóng ít gay gắt hơn
-
Gần 60% tổng số xã của Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
-
Nguy hại từ tã, bỉm không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...