Mùa rươi "sôi" ở Hà Tĩnh, mỗi đêm đi săn lộc trời có nửa triệu
20:52 | 30/09/2019
DNTH: Tháng 9, tháng 10 về, khi màn đêm buông xuống là lúc người dân xã Xuân Hồng (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại xách xô, vợt, rổ rá... ra đồng ruộng, giăng lưới, soi đèn bắt rươi - đặc sản làm nên nhiều món ăn ngon mà bất cứ ai nghe nhắc đến cũng phát thèm.
Cánh đồng xã Xuân Hồng chừng 7h đến 9h tối mùa này nhộn nhịp như “phố lên đèn” bởi những chiếc đèn pin sáng trưng gắn trên đầu mỗi người. Tiếng người trò chuyện râm ran, tiếng vợt chao rươi, tiếng lội giữa đồng nước bì bõm...
Rươi từ trong lòng đất chỉ chui lên trong khoảng thời gian tháng 9 và tháng 10. Mỗi tháng, rươi ngoi lên chừng 7 - 10 ngày nên người dân tranh thủ những ngày “vàng” ra ruộng vớt “lộc trời”, kiếm thêm thu nhập cho gia đình.
Từng ánh đèn rọi xuống mặt nước, ai ai cũng chăm chú, tập trung để vớt rươi. Nước ruộng đục nên rươi dễ lẫn, rất khó nhìn ra, phải để ý mới thấy.
Trên mỗi ruộng lúa, trước khi mùa rươi “sôi”, các chủ ruộng dùng lưới giăng quanh bờ để rươi không bơi sang ruộng nhà khác, lưới cũng là vật để rươi bám vào mỗi khi nước rút.
Kinh nghiệm “săn” rươi nhiều năm, ông Hạnh (thôn 5, xã Xuân Hồng) cho biết, theo con nước, rươi chỉ “sôi” lên vào ban đêm, chủ yếu tập trung từ 7h - 9h đêm.
Đặc sản rươi tạo nên những món ăn như chả rươi, mắm rươi... Và đương nhiên, giá cả cũng không hề rẻ khi rươi mua tại ruộng đã 400 - 500 nghìn đồng mỗi kg.
Bà Phạm Thị Hằng (thôn 5, xã Xuân Hồng) chia sẻ: Những năm rươi nổi lên nhiều, có đêm 2 vợ chồng bắt được 5kg. Rươi mang lên được thương lái mua ngay trong đêm.
Rươi Xuân Hồng nức tiếng ngon, thân mập, nhiều bột, béo ngậy. Vì vậy, thương lái thường tìm mua tận ruộng. Với giá 400 - 500 nghìn đồng/kg, những hôm rươi nhiều, loài “giun nước” này mang lại cho bà con Xuân Hồng thu nhập hàng triệu đồng mỗi đêm.
Theo Ngọc Loan (Báo Hà Tĩnh)
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- săn rươi kiếm nửa triệu /
- đặc sản rươi Hà Tĩnh /
- soi đèn bắt rươi /
- Nghi Xuân /
- Hà Tĩnh /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Nhiều giải pháp phòng chống sâu bệnh gây hại cây trồng vụ Xuân
DNTH: Để chủ động phòng chống sâu bệnh gây hại vụ Xuân, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội đã có nhiều giải pháp chủ động phòng chống sâu bệnh.

Sau tinh gọn bộ máy, ứng dụng công nghệ là giải pháp bắt buộc
DNTH: Khi số lượng giảm do tinh gọn, địa bàn quản lý rộng hơn, ứng dụng công nghệ trở thành giải pháp bắt buộc đối với đội ngũ cán bộ chăn nuôi, thú y địa phương.

Cánh đồng khoai tây canh tác bền vững cho năng suất tăng 30%
DNTH: Mô hình sản xuất khoai tây bền vững tại Thị xã Quế Võ (Bắc Ninh) theo quy trình canh tác bền vững cho năng suất tăng 30% so với truyền thống.

Trồng hướng hữu cơ, bưởi đặc sản Quế Dương giá 24.000đ mỗi quả
DNTH: Xã Cát Quế (huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) đang lưu giữ giống bưởi quý mang tên bưởi Quế Dương. Người dân nơi đây có nhiều sáng kiến để bảo vệ cây bưởi danh tiếng.

Bình Thuận: Sạ thưa sẽ tiết kiệm 100 tỷ đồng
DNTH: Bình Thuận phấn đấu đến cuối năm 2026 toàn tỉnh có trên 40.000ha lúa gieo sạ dưới 120kg/ha, từ đó tiết kiệm gần 100 tỷ đồng cho nông dân.

Sơn La: Nhiều mô hình trồng cây ăn quả thu nhập 400 triệu đồng/ha
DNTH: Nhiều hộ nông dân ở Sơn La từ trồng cây ăn quả đã vươn lên thoát nghèo và trở thành triệu phú, tỷ phú.
Đô thị cuộc sống
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Mùa hè năm 2025 sẽ nắng nóng ít gay gắt hơn
-
Gần 60% tổng số xã của Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...