Nâng cao giá trị sản phẩm thủy sản nuôi trồng của Việt Nam

10:01 | 23/11/2018

DNTH: Sáng 22.11, tại TP HCM, Tổng cục Thủy sản - Bộ NN&PTNT đã phối hợp với Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam VASEP, Cơ quan Hợp tác và phát triển Đức (GIZ) tổ chức Đối thoại bàn tròn ngành thủy sản với chủ đề "Làm thế nào để nâng cao giá trị sản phẩm thủy sản nuôi trồng của Việt Nam".

Nuôi trồng thủy sản có vị trí rất quan trọng trong ngành sản xuất nông nghiệp Việt Nam với giá trị kim ngạch xuất khẩu bình quân tăng đều hằng năm, năm 2017 đạt kỷ lục trên 8,3 tỷ USD. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, ngành nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam trở nên tièm năng bậc nhất trong ngành nông nghiệp với thị trường rộng lớn, khả năng tăng năng suất và mở rộng vùng nuôi.

Theo TS. Trần Đình Luân, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản: Trong những năm gần đây, xuất khẩu thủy sản liên tục tăng cao, trong đó có vai trò đóng góp rất lớn của nguồn nguyên liệu thủy sản nuôi trồng. Vì vậy, nuôi trồng thủy sản sẽ được ưu tiên phát triển để khai thác dư địa sẵn có.

TS. Trần Đình Luân, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản phát biểu tại sự kiện. Ảnh: Thùy Dung

TS. Trần Đình Luân, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản phát biểu tại sự kiện.

Ảnh: Thùy Dung

Tuy nhiên, ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, bất cập của ngành nuôi trồng thủy sản hiện nay là sản xuất còn nhỏ lẻ, chưa đồng bộ, đặc biệt là tôm nên chưa đáp ứng được các điều kiện về năng suất và sản lượng tập trung để thúc đẩy liên kết.

Trong khi Việt Nam là nước sản xuất và xuất khẩu thủy sản nuôi trồng lớn trên thế giới, tuy nhiên so với các nước trong khu vực thì chi phí sản xuất trong nuôi trồng thủy sản của Việt Nam còn cao (chi phí con giống, thức ăn, thuốc vật tư, tổn thất sau thu hoạch....), mức độ công nghệ hóa thấp. Bên cạnh đó, các yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường, nhà nhập khẩu như vấn đề chất lượng, môi trường, lao động, sản xuất bền vững, trách nhiệm xã hội…

Ông Lê Văn Quang, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Tập đoàn Thủy sản Minh Phú cho biết, các thị trường xuất khẩu lớn và nhiều tiềm năng như: Mỹ, Nhật, châu Âu... kiểm soát rất gắt gao về dư lượng kháng sinh trong sản phẩm tôm. 

Để kiểm soát được kháng sinh trong sản phẩm thủy sản, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu, Minh Phú đã và đang đầu tư các phòng lab kiểm tra kháng sinh tại các vùng nuôi với chi phí đầu tư bình quân là 10 tỷ/phòng lab và chi phí kiểm tra kháng sinh cho 1 kg tôm nguyên liệu khoảng 6.000 đồng (khoảng 9.000 đồng/kg thành phẩm). Với chí phí phải đầu tư lớn như vậy đã làm tăng giá thành sản phẩm của các doanh nghiệp.

Không nên nuôi tôm với kháng sinh để giảm giá thành
Không nên nuôi tôm với kháng sinh để giảm giá thành

Theo ông Quang, không nên nuôi tôm với kháng sinh để giảm giá thành. Cần kiểm soát chặt kháng sinh trước khi đối tác có những biện pháp mạnh như thẻ vàng hải sản. Tổng cục Thuỷ sản phải có giải pháp mạnh mẽ để ngăn chặn vấn đề kháng sinh, đừng để xảy ra tình trạng thủy sản Việt Nam bị ngăn chặn, cấm xuất khẩu vì kháng sinh. 

Đối với ngành cá tra, bà Trương Thị Lệ Khanh, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Vĩnh Hoàn cho biết, giá tăng cao cũng là thách thức đối với cá tra của Việt Nam trong việc giữ vững được thị trường, để không bị đối tác thay thế loại cá khác. Ngành thủy sản cần có quy hoach định hướng sản phẩm theo nhu cầu của thị trường. Phải khảo sát nhu cầu thị trường để nuôi cho phù hợp nhằm giảm chi phí sản xuất.

Nhiều đại biểu cũng cho rằng, cần phát huy lợi thế của ngành nuôi thủy sản Việt Nam thông qua việc minh bạch hóa đầu vào sản xuất và tăng cường việc thực thi các biện pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm, kiện toàn liên kết sản xuất để nâng cao hiệu quả sản xuất, tối ưu hóa chi phí đầu vào.

Bên cạnh đó cần xây dựng thương hiệu để đảm bảo sản phẩm nuôi của Việt Nam có thể khẳng định lợi thế trên thị trường toàn cầu.

Thùy Dung

NTV

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Trồng khoai lang lãi từ 130-150 triệu đồng/ha

DNTH: Những ngày này, trên khắp cánh đồng huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai), không khí thu hoạch khoai lang diễn ra nhộn nhịp. Niên vụ Đông Xuân 2024-2025, bà con nông dân không chỉ vui mừng vì năng suất cao mà giá thu mua cũng tăng mạnh, mang lại...

Giải pháp tưới tiết kiệm nước cho cây sầu riêng

DNTH: Hệ thống tưới nhỏ giọt khuếch tán dưới mặt đất được thử nghiệm cho vườn sầu riêng ở Tiền Giang, giúp tiết kiệm nước và tăng năng suất cây trồng.

Nhiều giải pháp phòng chống sâu bệnh gây hại cây trồng vụ Xuân

DNTH: Để chủ động phòng chống sâu bệnh gây hại vụ Xuân, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội đã có nhiều giải pháp chủ động phòng chống sâu bệnh.

Sau tinh gọn bộ máy, ứng dụng công nghệ là giải pháp bắt buộc

DNTH: Khi số lượng giảm do tinh gọn, địa bàn quản lý rộng hơn, ứng dụng công nghệ trở thành giải pháp bắt buộc đối với đội ngũ cán bộ chăn nuôi, thú y địa phương.

Cánh đồng khoai tây canh tác bền vững cho năng suất tăng 30%

DNTH: Mô hình sản xuất khoai tây bền vững tại Thị xã Quế Võ (Bắc Ninh) theo quy trình canh tác bền vững cho năng suất tăng 30% so với truyền thống.

Trồng hướng hữu cơ, bưởi đặc sản Quế Dương giá 24.000đ mỗi quả

DNTH: Xã Cát Quế (huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) đang lưu giữ giống bưởi quý mang tên bưởi Quế Dương. Người dân nơi đây có nhiều sáng kiến để bảo vệ cây bưởi danh tiếng.

XEM THÊM TIN