Nâng cao năng lực quản lý chất lượng, đảm bảo vệ sinh thực phẩm nông lâm thủy sản

14:50 | 26/08/2020

DNTH: Tỉnh Thừa Thiên - Huế dự kiến sẽ tổ chức 10 lớp tập huấn, tuyên truyền, nhằm tiếp tục nâng cao nhận thức về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm nông lâm thủy sản cho người sản xuất và người tiêu dùng

Nâng cao năng lực quản lý chất lượng, đảm bảo vệ sinh thực phẩm nông lâm thủy sản năm 2020 tại Thừa Thiên Huế

Nâng cao năng lực quản lý chất lượng, đảm bảo vệ sinh thực phẩm nông lâm thủy sản năm 2020 tại Thừa Thiên Huế (Ảnh minh họa)


UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã ban hành Kế hoạch số 186/KH-UBND về thực hiện Đề án tăng cường năng lực quản lý chất lượng, đảm bảo vệ sinh thực phẩm nông lâm thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2020.

Kế hoạch nhằm tiếp tục nâng cao nhận thức về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm nông lâm thủy sản cho người sản xuất và người tiêu dùng theo Quyết định số 2698/QĐ-UBND ngày 23/11/2015 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án tăng cường năng lực quản lý chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, dự kiến tổ 10 lớp tập huấn, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về An toàn thực phẩm đến các cơ sở sản xuất, mua bán thực phẩm nông lâm thủy sản. Đối tượng là các cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản (gồm cơ sở sản xuất, kinh doanh nem, chả, tré; cơ sở sơ chế, chế biến nông sản và thủy sản; các tiểu thương tại chợ đầu mối; cửa hàng bày bán thực phẩm an toàn và các cơ sở sản xuất nông sản và thủy sản khác ...).

Tổ chức truyền thông về an toàn thực phẩm (xây dựng chuyên đề về mô hình sản xuất sản phẩm nông lâm thủy sản theo tiêu chuẩn tiên tiến, chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn). Đồng thời, thiết kế, in ấn, cấp phát tờ rơi về an toàn thực phẩm theo các quy định pháp lý và điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản và xúc tiến thương mại.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chủ trì chỉ đạo, triển khai thực hiện các nội dung của Đề án gắn với các yêu cầu về phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Yên Thư

THSP

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Tái cơ cấu nông nghiệp: Chìa khóa xây dựng nông thôn mới ở Long An

DNTH: Long An coi tái cơ cấu nông nghiệp là chìa khóa để nâng cao các tiêu chí nông thôn mới (NTM). Tỉnh cũng đã chủ động ban hành các đề án phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm nông nghiệp, đồng thời lồng ghép hiệu quả nguồn vốn...

Thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh ngành nông nghiệp tại Tây Nguyên

DNTH: Theo TS. Trần Quý (Viện trưởng Viện Phát triển Kinh tế số Việt Nam) chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là hai yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển bền vững ngành nông nghiệp tại Tây Nguyên.

Phát huy vai trò hợp tác xã trong đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

DNTH: Phát triển hợp tác xã (HTX) là nền tảng cốt lõi để thực hiện thành công Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp. Gia tăng số lượng thành viên HTX sẽ giúp mở rộng diện tích sản xuất, đồng thời tạo điều kiện...

Đẩy mạnh tín dụng cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

DNTH: Sáng 12/11 tại Hà Nội, Viện chiến lược ngân hàng - Ngân hàng Nhà nước tổ chức Hội thảo khoa học “Tín dụng cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” nhằm tìm kiếm giải...

Ứng dụng công nghệ vào chế biến, bảo quản sản phẩm góp phần nâng cao giá trị nông sản

DNTH: Ứng dụng công nghệ vào chế biến và bảo quản nông sản – thực phẩm đóng vai trò then chốt, mở ra cánh cửa cho sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp.

Thị trường Halal: Cơ hội mới cho nông nghiệp Việt Nam

DNTH: Theo Báo cáo Kinh tế Hồi giáo toàn cầu (SGIE) năm 2022, dự đoán chi tiêu cho sản phẩm và dịch vụ Halal sẽ đạt mức 1,67 nghìn tỷ USD vào năm 2025. Đây sẽ cơ hội để nông sản, thủy sản Việt Nam tiến vào thị trường Halal nếu như...

XEM THÊM TIN