Nếp Tú Lệ - đặc sản quý xứ Mường Lò

16:26 | 09/06/2020

DNTH: Nếp Tú Lệ - Yên Bái từ lâu không chỉ được truyền tụng khắp vùng Tây Bắc, mà còn nổi tiếng ở khắp mọi miền của cả nước. Vậy đâu là những nét đặc trưng của nếp Tú Lệ, để rồi ai đã một lần có duyên may được thưởng thức, cứ phải nhớ mãi hương vị đậm đà, thơm dịu, đầy sức quyến rũ của giống gạo nếp ấy.

Nếp Tú Lệ nổi tiếng thơm ngon khắp vùng Tây Bắc

Nếp Tú Lệ nổi tiếng thơm ngon khắp vùng Tây Bắc

 

Là một xã có địa bàn tại thung lũng Tú Lệ, nằm gọn giữa ba ngọn núi cao Khau Phạ, Khau Thán và Khau Song thuộc lòng chảo Mường Lò (huyện Văn Chấn - tỉnh Yên Bái), Tú Lệ được thiên nhiên ưu đãi đặc biệt với nhịp thời gian ngày ngắn đêm dài, biên độ của nhiệt độ trong ngày dao động lớn, khí hậu mát mẻ tự nhiên… Từ lâu Tú Lệ đã nổi tiếng với dòng suối khoáng nóng bản Chao, với tục tắm… trần nơi dòng suối, với không khí lễ hội mỗi độ Xuân về, nhưng vượt lên tất cả vẫn là loại lương thực Trời cho...nếp Tú Lệ.

Theo tiếng của người Thái, nếp Tú Lệ được gọi là nếp Tan Lả. Đây là loại nếp đặc sản chỉ có ở thung lũng Tú Lệ và là một trong những loại nếp ngon nhất của Việt Nam. Sau khi thu hoạch, nếp Tú Lệ được người Thái chế biến thành nhiều món ăn rất được ưa chuộng như cốm, xôi, bánh chưng, bánh giầy, rượu cần…

Ai đã từng thăm Yên Bái vào Nghĩa Lộ, lên Tú Lệ, Mù Cang Chải sẽ cảm nhận được sự trong lành của khí hậu, bao la hùng vĩ của núi đồi và tấm lòng hồn hậu, mến khách của người dân Tây Bắc. Do những đặc trưng của điều kiện tự nhiên, phương thức canh tác của bà con dân tộc Tây Bắc (dân tộc Dao, Thái) đã làm ra loại nông sản mang tính đặc trưng vùng miền. Một lần thưởng thức sẽ không bao giờ quên.

Nếp Tú Lệ được xếp vào một trong những loại nếp ngon nhất nước ta, đồ lên thành xôi có vị thơm ngọt và dẻo, rời từng hạt chứ không dính chặt lấy nhau như đa phần các loại nếp thường khác.


Nếp Tú Lệ còn gọi là nếp Tan Lả (theo tiếng của người Thái) là loại gạo nếp đặc sản chỉ có ở Văn Chấn, Yên Bái

Nếp Tú Lệ còn gọi là nếp Tan Lả (theo tiếng của người Thái) là loại gạo nếp đặc sản chỉ có ở Văn Chấn,Yên Bái

 

Truyền thuyết kể rằng vào thuở xa xưa, một vị Tiên đã hiện ra ban cho tộc người Thái coóng thóc qúy, căn dặn họ phải tìm được vùng đất phù hợp để hạt thóc mọc và cho nhiều gạo dẻo, thơm… Theo lời dặn của vị Tiên, người Thái đã bủa đi khắp vùng Tây Bắc, ở đâu thấy đất tốt họ đều gieo thử nhưng mãi vẫn chưa thấy hạt thóc nảy mầm. Một hôm khi đến chân đèo Khau Phạ và xuống suối Mường Lùng uống nước, họ ngạc nhiên thấy dòng nước mát trong và ngọt lịm, đất cũng tươi tốt lạ thường bèn gieo hạt và thấy cây nảy mầm xanh tốt, khi thu hoạch cho loại hạt gạo mà đồ lên có độ dẻo và rất thơm. Từ đó người Thái đã dựng bản tại đây và gieo trồng giống thóc qúy Tiên ban, là tiền thân của giống “tan lả” Tú Lệ nổi tiếng ngày nay. 

Gạo nếp ở đây rất ngon, dẻo thơm nổi tiếng là vì cánh đồng lúa được tưới mát bởi con suối đầu nguồn Mường Lùng, lúa được gieo trồng trên một nền đất hiếm, tầng phong hóa mỏng, nồng độ kali cao, thung lũng Tú Lệ lại nằm gọn giữa ba ngọn núi cao là Khau Phạ, Khau Thán và Khau Song nên biên độ dao động nhiệt độ trong ngày lớn, thời gian đêm dài hơn ngày. Đây là yếu tố quan trọng làm tăng mạch tinh bột Aminôtécpin, quyết định sự dẻo thơm của hạt gạo.

Thêm nữa là cấu tạo của đất Tú Lệ tơi xốp, dễ thấm nước và khí hậu trong lành, thuận lợi cho cây lúa phát triển tự nhiên nên cây nếp Tan Lả trồng xuống bén rễ xanh non mơn mởn. Chính vì vậy nếp Tan Tú Lệ được coi là gạo sạch và có mùi thơm rất lạ. Điều đặc biệt hơn nữa là không nơi nào trồng được loại lúa này mà cho thứ gạo thơm, dẻo như vùng thung lũng Tú Lệ.  

Là một sản phẩm nông nghiệp của đồng bào Thái, nếp Tú Lệ không chỉ là kết tinh của tinh hoa đất trời mà còn có cả tình yêu của con người gời gắm vào trong đó. Người Thái biết trân trọng, "gìn vàng giữ ngọc" để bảo tồn giống lúa qúy và đã dày công chăm chút những cây lúa ngay từ khi gieo trồng để có được những mùa vàng bội thu…

Thưởng thức nếp Tú Lệ còn là một hình thức tri ân, là tình yêu đáp lại tình yêu… Khách thưởng ẩm sẽ cảm nhận được mùi hương ngọt ngào của đồng nội, của núi rừng Tây Bắc và của cả tình người thân ái, một mùi hương tinh khiết, nhẹ nhàng lan tỏa khắp không gian…

Ý thức được giá trị đặc biệt của nếp Tú Lệ, huyện Văn Chấn đã triển khai nhiều dự án nhằm phát triển giống lúa này. Năm 2008, nếp Tú Lệ đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp chứng nhận nhãn hiệu tập thể “Nếp Tú Lệ”. Gạo nếp Tú Lệ đã có mặt tại nhiều địa phương trên cả nước.

Mai Quỳnh

THSP

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Trồng khoai lang lãi từ 130-150 triệu đồng/ha

DNTH: Những ngày này, trên khắp cánh đồng huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai), không khí thu hoạch khoai lang diễn ra nhộn nhịp. Niên vụ Đông Xuân 2024-2025, bà con nông dân không chỉ vui mừng vì năng suất cao mà giá thu mua cũng tăng mạnh, mang lại...

Giải pháp tưới tiết kiệm nước cho cây sầu riêng

DNTH: Hệ thống tưới nhỏ giọt khuếch tán dưới mặt đất được thử nghiệm cho vườn sầu riêng ở Tiền Giang, giúp tiết kiệm nước và tăng năng suất cây trồng.

Nhiều giải pháp phòng chống sâu bệnh gây hại cây trồng vụ Xuân

DNTH: Để chủ động phòng chống sâu bệnh gây hại vụ Xuân, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội đã có nhiều giải pháp chủ động phòng chống sâu bệnh.

Sau tinh gọn bộ máy, ứng dụng công nghệ là giải pháp bắt buộc

DNTH: Khi số lượng giảm do tinh gọn, địa bàn quản lý rộng hơn, ứng dụng công nghệ trở thành giải pháp bắt buộc đối với đội ngũ cán bộ chăn nuôi, thú y địa phương.

Cánh đồng khoai tây canh tác bền vững cho năng suất tăng 30%

DNTH: Mô hình sản xuất khoai tây bền vững tại Thị xã Quế Võ (Bắc Ninh) theo quy trình canh tác bền vững cho năng suất tăng 30% so với truyền thống.

Trồng hướng hữu cơ, bưởi đặc sản Quế Dương giá 24.000đ mỗi quả

DNTH: Xã Cát Quế (huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) đang lưu giữ giống bưởi quý mang tên bưởi Quế Dương. Người dân nơi đây có nhiều sáng kiến để bảo vệ cây bưởi danh tiếng.

XEM THÊM TIN