Ngành chăn nuôi: Chọn hướng đi đúng, vượt nhiều rào cản khó

09:14 | 05/11/2018

DNTH: Những chuyển động mạnh mẽ của ngành chăn nuôi thời gian qua cho thấy, ngành đã có quá trình tái cơ cấu vô cùng đúng hướng khi lần đầu tiên thịt lợn Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Myanmar, trong khi thịt gà thẳng tiến Nhật Bản.

Đón những tin vui

Theo thống kê của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NNPTNT), giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi tháng 10.2018 ước đạt 46 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi 10 tháng năm 2018 đạt 455 triệu USD, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm 2017. Chín tháng năm 2018 giá trị xuất khẩu các sản phẩm từ gia cầm chiếm gần 22,3 triệu USD, tăng gấp 2,4 lần so với cùng kỳ năm 2017; giá trị xuất khẩu các sản phẩm từ trâu, bò và lợn đạt 2,44 triệu USD và 31,99 triệu USD.

Trước đó, một bước ngoặt lớn đã đến với ngành chăn nuôi nước ta khi lần đầu tiên, thịt lợn tươi của Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Myanmar sau khi vượt qua nhiều rào cản về kiểm dịch thú y và thương mại. Đại diện doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cho biết, theo hợp đồng ký kết hợp tác, mỗi tháng phía Việt Nam sẽ xuất khẩu tối thiểu 1 container 40 feed (khoảng 26 tấn thịt lợn tươi đông lạnh) sang thịt trường của Myanmar.


nganh chan nuoi: chon huong di dung, vuot nhieu rao can kho hinh anh 1

Ngành chăn nuôi đang tái cơ cấu theo hướng đẩy mạnh liên kết chuỗi. Ảnh: T.L

Trước đó, năm 2017, lần đầu tiên, Việt Nam xuất khẩu được thịt gà sang một thị trường rất khó tính là Nhật Bản. Đến nay, Công ty TNHH Kyou & Unitex đã xuất khẩu được hơn 600 tấn thịt gà chế biến sang thị trường Nhật Bản. Điều đáng nói là, sự mở đường của Kyou & Unitex đã tạo động lực cho hàng loạt doanh nghiệp khác muốn tham gia vào thị trường này.

Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường cũng khẳng định: Ngành chăn nuôi đang được tái cơ cấu đúng hướng, theo đó, các mô hình liên kết theo chuỗi giá trị ngày càng phát triển; chất lượng sản phẩm được nâng lên; tới đây, với việc một doanh nghiệp xây dựng nhà máy chăn nuôi, giết mổ, chế biến thịt lợn hiện đại nhất Đông Nam Á, chắc chắn ngành sẽ có bước tăng trưởng đáng kể.

Chiều 5.11.2018 tại trụ sở Báo Nông Thôn Ngày Nay, Bộ NNPTNT sẽ phối hợp Báo Nông Thôn Ngày Nay tổ chức tọa đàm trực tuyến: “Từ Luật Chăn nuôi đến tiêu chuẩn thịt mát: Quyền được tiếp cận thực phẩm tươi, ngon, sạch và sự phát triển bền vững của ngành chăn nuôi”. Cuộc tọa đàm có sự tham gia của đại diện Cục Chăn nuôi, Cục Thú y, các địa phương, doanh nghiệp có thế mạnh về chăn nuôi; sẽ được tường thuật trực tiếp trên Báo điện tử Dân Việt và livestream trên Fanpage danviet.vn. Bạn đọc có thể đặt câu hỏi trực tiếp cho Ban tổ chức theo địa chỉ e-mail: nhanong@danviet.vn, anhthontnn@gmail.com hoặc SĐT: 0912438302.

Hoàn thiện hành lang pháp lý

Cùng với việc đổi mới sản xuất, chế biến, Bộ NNPTNT cũng rất nỗ lực hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, tạo động lực, nền tảng để ngành chăn nuôi phát triển. Thực tế, ngành chăn nuôi mới chỉ có Pháp lệnh 16/2004/PL-UBTVQH, bên dưới có một số văn bản quy phạm pháp luật. Qua 10 năm thực hiện pháp lệnh cho thấy còn nhiều điểm không còn phù hợp với yêu cầu phát triển. Vì vậy, việc xây dựng Luật Chăn nuôi là vô cùng cấp thiết.

Theo TS Đặng Kim Sơn – nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, dự thảo Luật Chăn nuôi đưa ra một khuôn khổ pháp lý quan trọng để giúp cho các đối tượng sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng, quản lý trong xã hội biết rõ về quyền hạn, trách nhiệm của mình, hiểu rõ những hoạt động gì được nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện và những hoạt động gì không được phép, hoặc cần hạn chế. Đây là một bước tiến quan trọng trong chuyển từ điều hành bằng những chính sách, chương trình phát triển mang tính ngắn hạn thành những khuôn khổ pháp lý định hướng dài hạn, có thể đoán biết trước.

“Tuy nhiên, muốn thực sự giúp thay đổi mạnh mẽ ngành chăn nuôi, thúc đẩy sự cạnh tranh của ngành, cần có những đột phá trong chính sách, thể chế kèm theo những thay đổi quan trọng trong các luật khác” – ông Sơn nói.

Theo Dân Việt

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Nghề "hot" giúp nhiều lao động ở Đắk Lắk kiếm tiền triệu mỗi ngày

DNTH: Hái cà phê khoán đang trở thành nghề "hot", thu hút nhiều lao động trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, giúp nhiều người kiếm gần 1 triệu đồng mỗi ngày.

Không chủ quan trong phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi

DNTH: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên vừa ban hành văn bản đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, chính quyền cơ sở chủ động, hướng dẫn các hộ chăn nuôi chủ động phòng...

Cà phê sốt giá trên toàn cầu, nông dân Việt Nam thu lãi đậm, nhưng đâu mới là mức giá bền vững?

DNTH: Giá cà phê thế giới đã tăng vọt lên mức cao nhất trong gần 50 năm qua. Với tư cách nhà sản xuất robusta hàng đầu thế giới, Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong cuộc biến động này.

Chung tay đẩy lùi dịch tả lợn châu Phi

DNTH: Kể từ khi bệnh dịch tả lợn châu Phi xuất hiện từ tháng 2/2019 đến nay, ngành chăn nuôi lợn của Việt Nam đã mất trên 6 triệu con lợn do bị mắc bệnh và buộc phải tiêu hủy. Từ đầu năm 2024 đến ngày 25/11, cả nước đã xảy...

Mùa cá ở đầu nguồn châu thổ sông Cửu Long

DNTH: Theo quy luật tự nhiên, hàng năm, cứ tháng 7 âm lịch, nước từ thượng nguồn sông Mekong tràn về Đồng bằng sông Cửu Long mang theo biết bao tôm cá, tràn vào đồng ruộng để sinh sôi, nảy nở,… Đến tháng 9, nước bắt đầu rút, cũng...

Gia Lai quan tâm đầu tư xây dựng chợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số

DNTH: Nhờ có chợ, người dân dễ dàng tiếp cận các sản phẩm nông sản, hàng hóa thiết yếu, từ đó thúc đẩy lưu thông hàng hóa và gia tăng thu nhập cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại tỉnh Gia Lai.

XEM THÊM TIN