Ngành nông nghiệp Thái Bình: Tự hào truyền thống - vững bước tương lai
15:46 | 26/10/2022
DNTH: Đi lên từ gian khó, trải qua 77 năm xây dựng, phát triển và hội nhập, ngành Nông nghiệp Thái Bình vẫn luôn giành được những thành tựu to lớn, làm tròn vai trò nền tảng, trụ đỡ cho nền kinh tế, có nhiều đóng góp tích cực, góp phần quan trọng vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Trong lịch sử, Thái Bình tự hào là tỉnh đầu tiên của miền Bắc đạt năng suất 5 tấn thóc/ha. Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, Thái Bình đang từng bước đầu tư có trọng tâm, trọng điểm nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hướng đến trở thành tỉnh có nền kinh tế phát triển của khu vực Đồng bằng sông Hồng
Theo các nguồn sử liệu, vào giữa thiên niên kỷ thứ nhất, nhiều vùng đất nay thuộc tỉnh Thái Bình đã khá sầm uất với các lớp cư dân sinh sống chủ yếu nhờ gieo cấy lúa nước và đánh bắt thủy hải sản. Việc quai đê, đắp đập, khơi ngòi, đào mương máng, dựng kè cống đã thay thế cho phương thức sản xuất trồng lúa nước dựa vào sự lên xuống của thủy triều hết sức thụ động ở buổi sơ khai. Để tăng cường chất đất, người nông dân Thái Bình từ lâu đã biết tận dụng nhiều nguồn phân bón cùng với kỹ thuật làm ải, bừa tơi để cấy lúa cho năng suất cao. Kết quả của sự cần cù, sáng tạo trong lao động, đặc biệt trong truyền thống thâm canh lúa nước đã biến vùng đất hoang sơ Thái Bình xưa kia thành vựa lúa của cả nước.
Trong suốt chiều dài lịch sử thời kỳ phong kiến, Thái Bình luôn được chọn làm kho lương thực bảo đảm quân lương cho quân đội, là căn cứ quân sự vững mạnh. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Thái Bình là hậu phương vững chắc với khẩu hiệu “thóc thừa cân, quân vượt mức”. Năm 1966, Thái Bình là tỉnh đầu tiên ở miền Bắc đạt năng suất lúa 5,044 tấn/ha, ghi mốc son trong trang sử vàng của ngành Nông nghiệp Thái Bình.
Thực hiện lời dạy của Bác Hồ, phấn đấu đưa Thái Bình trở thành tỉnh gương mẫu về mọi mặt, Đảng bộ và Nhân dân Thái Bình luôn coi sản xuất nông nghiệp là nhiệm vụ hàng đầu, phát động cao trào thi đua lao động sản xuất giỏi, trên các cánh đồng đều dựng lên khẩu hiệu: “cánh đồng 5 tấn chống Mỹ”, “dũng sĩ 5 tấn”. Nhờ đó, năng suất lúa liên tục tăng, trong 10 năm (1965 - 1974) Thái Bình đã đóng góp cho trung ương 464.663 tấn lương thực, vượt kế hoạch được giao.
Sau chiến tranh (giai đoạn 1975 - 1985), dưới sự lãnh đạo của Đảng, với phương châm phát triển sản xuất “từ đất và sức lao động đi ra, từ lúa và lợn đi lên”, Đảng bộ Thái Bình đã phát huy sức mạnh tổng hợp, từng bước phát triển kinh tế, nâng cao đời sống Nhân dân. Toàn tỉnh tập trung tổ chức lại sản xuất và cải tiến quản lý hợp tác xã (HTX) nông nghiệp song song với đẩy mạnh phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Thời kỳ này, Thái Bình đã tạo thêm một bước chuyển mới trong thâm canh tăng năng suất cây trồng, đặc biệt là thâm canh cây lúa, mở rộng diện tích canh tác, nâng cao năng suất. Đến năm 1985, năng suất lúa toàn tỉnh tăng lên 7 tấn/ha.
Những năm gần đây, năng suất lúa của Thái Bình đạt ổn định trên 130 tạ/ha, luôn là một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước, sản lượng lương thực đạt trên 1 triệu tấn/năm, góp phần bảo đảm an ninh lương thực quốc gia. Xây dựng cánh đồng mẫu, tích tụ ruộng đất và quy hoạch những vùng sản xuất hàng hóa tập trung, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ triển khai có hiệu quả ở nhiều địa phương với các loại rau màu cho giá trị kinh tế cao như: bí xanh, dưa chuột, dưa lê, cà chua, ớt, ngô ngọt, cây dược liệu, cây ăn quả...
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, cùng với cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, sự hỗ trợ của các cấp, các ngành và sự cố gắng của Nhân dân nên nông nghiệp, nông thôn Thái Bình có bước phát triển vượt bậc và đạt được những mốc son mới. Ngành đã phối hợp với các sở, ngành, địa phương tham mưu Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh ban hành, tổ chức triển khai thực hiện nhiều chương trình, đề án, cơ chế, chính sách thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, phát triển nông thôn và xây dựng nông thôn mới (NTM), góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội.
Bứt phá đi lên
Để tiếp tục phát huy truyền thống, góp phần xứng đáng vào sự phát triển chung của tỉnh Thái Bình, thời gian tới, tỉnh tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp đổi mới cơ cấu ngành Nông nghiệp và xây dựng NTM nhằm tạo đột phá trong phát triển nông nghiệp chất lượng, hiện đại, thích ứng với biến đổi khí hậu và hội nhập quốc tế.
Trong lĩnh vực trồng trọt, tổng diện tích lúa cả năm 2021 đạt 153.196 ha, năng suất lúa cả năm đạt 131 tạ/ha, tổng sản lượng thóc đạt gần 1 triệu tấn. Diện tích cấy các giống lúa chất lượng cao tăng dần, đến năm 2021, diện tích gieo cấy chất lượng cao cả năm chiếm hơn 39,1% diện tích gieo cấy, cao hơn 30% so với năm 2015. Diện tích sản xuất trồng trọt theo hướng an toàn, thực hành nông nghiệp tốt tăng dần theo từng năm (năm 2021 đạt 75.000 ha, trong đó lúa đạt 60.000 ha, rau màu đạt 15.000 ha). Diện tích gieo trồng rau tăng nhanh từ 38.242 ha năm 2016 lên 42.346 năm 2021. Giá trị sản phẩm trên 1 ha đất trồng trọt năm 2021 đạt 176,41 triệu đồng/ha (tăng 53,67 triệu đồng/ha so với năm 2015).
Lĩnh vực chăn nuôi, phát triển khá mạnh theo hình thức gia trại và trang trại quy mô lớn, phương pháp công nghiệp và công nghệ hiện đại. Năm 2021, toàn tỉnh có 2.390 trang trại chăn nuôi đạt quy mô theo quy định của Luật Chăn nuôi. Tổ chức sản xuất chăn nuôi theo chuỗi liên kết tiếp tục được hình thành và phát triển; toàn tỉnh hiện có: 01 hiệp hội, 05 HTX, 09 tổ hợp tác chăn nuôi, 05 doanh nghiệp thực hiện liên kết với gần 49 chủ trang trại chăn nuôi trên địa bàn tỉnh với trên 13.000 lợn nái, trên 100.000 lợn thịt, lợn con, trên 240 nghìn con gia cầm. Quy trình chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, chăn nuôi VietGAP được tuyên truyền, nhân rộng áp dụng rộng rãi.
Sản xuất thủy sản tiếp tục phát huy thế mạnh về khai thác và nuôi trồng thuỷ sản ven biển. Trong nuôi trồng, phát triển nuôi trên nước mặn, nước lợ, nước ngọt và phát triển nuôi cá lồng trên sông. Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2021 đạt 14.696 ha, có 633 lồng nuôi cá/69.318 m3; đối tượng nuôi ngày càng đa dạng, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của người dân trong và ngoài tỉnh. Giá trị sản phẩm trên 1 ha mặt nước nuôi trồng năm 2021 đạt 265,41 triệu đồng/ha (tăng 60,12 triệu đồng/ha). Khai thác thủy sản phát triển theo hướng hiện đại, tăng cường khai thác xa bờ, nâng cao hiệu quả sản xuất; đồng thời đẩy mạnh việc chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định để xây dựng nghề cá phát triển bền vững. Toàn tỉnh hiện có 724 tàu cá đã đăng ký khai thác đánh bắt (công suất 137.377 CV). Số tàu đã lắp máy giám sát hành trình là 174/185 tàu, đạt 94,0%. Xây dựng nghề cá phát triển bền vững, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền bển đảo Quốc gia.
Về mô hình HTX, hiện toàn tỉnh có 338 HTX nông nghiệp, 01 Liên hiệp hợp tác xã. Tổng số hộ thành viên hợp tác xã hiện nay là 414.008 hộ thành viên; bình quân mỗi hợp tác xã có 1.224 hộ thành viên. Doanh thu bình quân của một HTX ước đạt 1,55 tỷ đồng; bình quân lãi 01 HTX ước đạt 87 triệu đồng. HTX đã thể hiện được vai trò quan trọng trong việc chuyển tải, hướng dẫn, tổ chức thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đến nông dân; chuyển giao kỹ thuật vào sản xuất, thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, cùng với chính quyền địa phương tổ chức chỉ đạo sản xuất nông nghiệp trên địa bàn, góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả sản xuất…
Đặc biệt, chính sách về xây dựng NTM đã có hiệu quả rõ nét, bảo đảm được tính công bằng, minh bạch và khuyến khích các địa phương, cơ sở phát huy mạnh mẽ nguồn lực trong Nhân dân, tạo ra động lực mới, khí thế mới cho chương trình xây dựng NTM. Tính đến hết tháng 6/2022, tỉnh Thái Bình có 100% số xã đạt chuẩn NTM, 7 huyện và thành phố Thái Bình được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ NTM; có 24 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, dự kiến hết năm nay sẽ có thêm 6 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; có 64 sản phẩm OCOP.
Tuy nhiên, thời gian tới, sản xuất nông nghiệp, phát triển nông thôn Thái Bình đang đứng trước những khó khăn, thách thức rất lớn như: thiếu lao động trẻ có năng lực; đối diện với biến đổi khí hậu; nông dân vẫn còn mang nặng tư tưởng giữ đất; chính sách tích tụ, tập trung đất đai còn nhiều bất cập... trong khi đất nước đang hội nhập sâu rộng vào kinh tế khu vực và thế giới.
Giải quyết những khó khăn, thách thức trên, định hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn Thái Bình trong thời gian tới là: tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh hơn nữa tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững, lấy thị trường làm cơ sở để định hướng sản xuất; Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn, tiếp tục đẩy mạnh chương trình xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu. Phấn đấu giai đoạn 2022 - 2025 nông nghiệp tăng trưởng trung bình từ 2,0%/năm trở lên; trong đó, trồng trọt đạt 0,56%, chăn nuôi đạt 2,28%, thủy sản đạt 4,13% trở lên. Đến hết năm 2025 có 20% số xã trở lên đạt tiêu chí xã NTM nâng cao, có 5% số xã trở lên đạt tiêu chí xã NTM kiểu mẫu. Mỗi huyện có ít nhất 2 sản phẩm chủ lực, có thương hiệu và có thị trường tiêu thụ ổn định; tiếp tục chuyển đổi những vùng sản xuất lúa kém hiệu quả sang làm chuyên màu, cây ăn quả, dược liệu, nuôi trồng thủy sản...
Có thể nói, qua 77 năm xây dựng và phát triển, ngành Nông nghiệp Thái Bình đã nỗ lực phấn đấu vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm. Những năm tiếp theo, để không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân vùng nông thôn, tỉnh Thái Bình tiếp tục đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đồng bộ, hiện đại, gắn với quá trình đô thị hóa, trong đó, sản xuất nông nghiệp thông minh giữ vai trò chủ đạo để từng bước đưa nông thôn trở thành những vùng quê đáng sống.
21 ngày 'hồi sinh' từng giọt nước thải ở trang trại bò sữa TH
DNTH: Nước thải thu gom từ các cụm trang trại bò sữa của Tập đoàn TH sẽ trải qua 21 ngày xử lý với công nghệ hiện đại hàng đầu thế giới để đạt tiêu chuẩn gần như nước sinh hoạt trước khi đưa trở lại môi trường tự nhiên.
Rau củ quả Wineco trong top 10 sản phẩm, dịch vụ ấn tượng năm 2024
DNTH: Ngày 20/12, tại Lễ công bố Sản phẩm Dịch vụ Tin Dùng, WinEco đã được vinh danh trong Top 10 sản phẩm, dịch vụ ấn tượng năm 2024. Đây là giải thưởng thường niên được Tạp chí Kinh tế Việt Nam tổ chức từ năm 2006. Năm nay, với...
Nông nghiệp Bình Định chuyển mạnh sang sản xuất GAP, hữu cơ
DNTH: Những năm qua, ngành nông nghiệp Bình Định đẩy mạnh sản xuất theo hướng VietGAP, hữu cơ, nâng cao giá trị, chất lượng để tiến tới phát triển bền vững.
‘Xanh’ hóa các Khu công nghiệp-Xu thế tất yếu để thu hút đầu tư nước ngoài
DNTH: Việc phát triển hạ tầng khu công nghiệp thông minh và bền vững được coi là yếu tố quan trọng trong việc thu hút các nhà đầu tư chất lượng cao cũng như việc chuyển đổi các khu công nghiệp theo hướng “xanh”, ứng dụng công...
Gần 1.300 ha cây trồng của Hà Tĩnh được cấp giấy chứng nhận VietGAP
DNTH: Hà Tĩnh luôn chú trọng, đẩy mạnh tuyên truyền, ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất nông nghiệp, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh tế. Hiện nay Hà Tĩnh có gần 1.300 ha cây trồng đạt tiêu chuẩn VietGAP.
Việt Lập: Xây dựng nông thôn mới nổi bật về văn hóa, kinh tế có nhiều khởi sắc
DNTH: Năm 2024, tình hình kinh tế - xã hội xã Việt Lập (huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang) đạt được kết quả khá toàn diện, có nhiều khởi sắc. Trong đó, xây dựng nông thôn mới là điểm sáng, góp phần tô điểm diện mạo thôn quê.
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Năm 2025, Hà Nội đặt mục tiêu giải quyết việc làm mới cho 169.000 lao động
-
Lo thua lỗ, nhà vườn giảm số lượng hoa Tết
-
Hơn 13.500 trường hợp vi phạm giao thông bị xử lý ngày đầu năm mới
-
Nỗ lực vì TP. Pleiku “văn minh-xanh, sạch, đẹp”
-
Những tuyến phố đắt nhất Hà Nội theo bảng giá mới năm 2025
-
Hà Nội đề xuất duy trì Sở GTVT, Sở Xây dựng khi sắp xếp bộ máy
Sống khỏe
-
Herbalife khảo sát 'New Year, New Me' về nâng cao thể chất của người Việt Nam năm 2025
-
Người dân có thể mua thuốc trực tuyến trên ứng dụng VNeID
-
Đảng bộ Bệnh viện đa khoa Vân Đình hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2024
-
Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp: Nỗ lực nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
-
Đã có vắc xin phòng bệnh sốt xuất huyết tại Thu Cúc TCI
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...