Nghệ An: Về bản Huồi Máy, huyện Quế Phong
14:26 | 10/11/2019
DNTH: Nhắc đến miền Tây xứ Nghệ nhiều người nghĩ ngay đến, cái đẹp của danh thắng, của dãy nhà ngôi nhà sàn, những cô gái dân tộc trong trang phục truyền thống. Cái say của vò rượu cần, rượu men lá và cái ngon của món ăn mang đậm hương vị của núi rừng. Nhưng ở đó cũng có những bản làng, những điểm trường năm không, nơi cả thầy và trò đang ngày đêm đánh vật để gieo con chữ với mong ước ngày mai sẽ tươi sáng hơn.
Huồi Máy nhìn từ trên cao.
Đường về Huồi Máy
Nhóm Pv chúng tôi đến Huồi Máy vào những ngày cuối tháng 10. Trước chuyến đi đó, thầy cô ở trường tiểu học Cắm Muộn cho chúng tôi biết nhiều Huồi May. Tất cả đều miêu tả đường lên Huồi Máy bằng các từ “rùng mình”, “đáng sợ” khó lên lắm, trời nắng đi và về mất gần ngày, trời mưa thì chỉ còn nước ở lại với bản. Rồi con đường đã khó đi với người bản địa, con người ở dưới xuôi thì không biết có đi được không. Còn mô tả Huồi Máy hội tụ 5 “nhất” hơn cả cái nhất, như lời của vị đại biểu quốc hội nào đó đã phát biểu. Gồm điều kiện khó khăn nhất, chất lượng nhân lực thấp nhất, kinh tế xã hội chậm phát triển nhất, tiếp cận dịch vụ khó khăn nhất và tỷ lệ hộ nghèo cao nhất đạt 100%. Không chỉ vậy bản này còn làm bản 5 không: không điện, không trạm y tế, không sóng điện thoại, không đường, điểm trường không có cô giáo chỉ có hai thầy giáo cắm bản.
Các thầy giáo phải tự làm mọi việc, sữa máy phát điện và nấu ăn.
Tất cả những lời giới thiệu đó không làm cho chúng tôi e sợ, mà ngược lại càng kích thích mong muốn chinh phục. Với tâm lý các thầy hàng tuần đi về được, bà con đi lại hàng ngày được, mình đi có một lần ăn thua gì. Thế nhưng khi thực sự đi dù không đáng sợ như mô tả, những cũng làm cho chúng tôi toát mồ hôi dù trời có mưa phùn. Hành trình chinh phục Huồi Máy được bắt đầu lúc 6 giờ sáng với điểm đầu là tại thị trấn Kim Sơn của huyện Quế Phong - Nghệ An. Sau gần 2 tiếng đồng hồ ngồi xe, đến bản Nà Kích thuộc xã Nậm Nhóng, Quế Phong là bắt đầu quãng đường lội bộ. Gồm chặng đường men theo dòng suối gần 10 km và trèo lên và tụt xuống 4 ngọn núi. Gần 4 tiếng đồng hồ với sự trợ giúp của các thầy cô và bà con dân bản chúng tôi cũng đã đến đích, tuy nhiên nghĩ lại chặng đường về mà ớn lạnh.
Các thầy cắt tóc cho các học sinh.
Thầy và trò ở Huồi Máy
Huồi Máy nhìn trên cao xuống đẹp mê hồn, những ngôi nhà sàn nằm lưng chừng núi, có dòng suối uốn lượn bao quanh. Nhưng nhìn cận cảnh thì thực tế nó hoàn toàn khác. Tiếp chúng tôi ông Vi Văn Thanh - Trưởng bản cho biết “Bản ta có 38 nóc nhà, 100% là đồng bào dân tộc Khơ Mú với 100% là hộ nghèo. Dân bản ta từ ngày không vào rừng nữa thì có biết làm ra cái ăn gì đâu. Cái ăn cái mặc toàn nhờ Đảng, nhờ chính quyền và các đoàn từ thiện cho. Những hôm hết gạo của nhà nước thì chỉ có hái rau rừng cùng và bắt cá, ốc thôi bắt khe ở suối. Các hộ cũng có nuôi vài con gà, con lợn nhưng thả rông thôi, ló ( lúa) người không có mà ăn lấy đâu ra cho mấy con đó ăn.”
Học sinh tại điểm trường Huồi Máy.
Qua tìm hiểu thêm được biết, tại điểm trường Huồi Máy này có 28 học sinh gồm lớp 1, lớp 2, lớp 3 và lớp 5, các học sinh này được hai thầy Lô văn Thanh và Lô Đức Tường vào cắm bản trực tiếp giảng dạy theo hình thức học ghép. Ngoài giờ học buổi sáng, thì hai thầy còn kiếm thêm nhiều việc như cắt tóc học sinh, sửa chữa máy phát điện (điện cù), vận động bà con cho các em đến trường, hướng dẫn dân bản ăn ở vệ sinh… cái gì cũng đến tay hai thầy. Nghe dân bản bảo chúng tôi có cảm tưởng 2 thầy như hai con gà trống chăm 28 gà con. Một người dân cho biết “Ở đây quý các thầy lắm, trẻ con biết được chữ người Kinh, biết tính toán cũng nhờ các thầy. Mái tóc được cắt gọn cũng nhờ các thầy”. Thầy Long hiệu trưởng trường tiểu học Cắm Muộn cho biết “Trong hai thầy thì thầy Thanh đã cắm bản gần chục năm, còn thầy Tưởng chỉ mới gần 5 năm. Gia đình thầy đều ở ngoài, cuối tuần các thầy lại đi bộ về với gia đình. Ở với vợ con một ngày lại phải vào cho kịp giờ dạy, tiện mang theo nhu yếu phẩm cho cả tuần. Còn những tháng mưa to, đường sạt lở, nước suối dâng cao có khi phải ở lại cả tuần”.
Ngoài giờ học các em phải đi hái rau dại.
Được biết các thầy cắm bản ở đây thu nhập không cao so với mức của giáo viên vùng cao. Như hai thầy ở đây chỉ hơn các thầy ngoài điểm trường chính tiền phụ cấp đứng lớp ghép. Khi chúng tôi có nhã ý muốn hỏi sâu hơn về phần trăm phụ cấp dạy lớp ghép, thầy Tưởng cho biết “Đáng bao nhiêu, không vừa tiền sửa xe máy hư do chạy đường rừng. Thương các em thì vào dạy cho các em cái chữ, biết được phép tính, để lớn lên về xuôi đi làm thuê còn biết đọc chữ người Kinh”. Tiếp lời, thầy Thanh cho biết thêm, “Cuộc sống các thầy đã vất vả, nhưng không bằng cuộc sống của các em học sinh nơi đây. Nhà quá nghèo, bố mẹ đi làm xa, nhiều em học sinh sống cùng ông, bà đã quá già yếu. Chỉ là học sinh lớp 1, lớp 2 đã phải đi hái măng, rau dại, mò cua bắt ốc, nấu cơm, các em phải tự lo cho chính mình và các ông bà già nữa”.
Học sinh vui chơi.
Theo tìm hiểu của chúng tôi được biết, người dân Huồi Máy ngày xưa chủ yếu sống dựa vào rừng. Khi rừng không cho người ta cái ăn nữa thì những người khỏe mạnh đều bỏ bản đi làm ăn xa. Để lại 38 nóc nhà với toàn trẻ con và người già, thế mới có chuyện em Vi Văn Hiếu mới học lớp 2 ở cùng bà nội đã 70 tuổi và em mới 6 tuổi. Hàng ngày Hiếu ngoài giờ học phải nấu ăn cho 3 bà cháu dù bữa cơm hàng ngày chủ yếu là cơm chấm muối trắng. May mắn có thêm mấy cọng rau rừng luộc chín bỏ muối, bữa nào được coi đại tiệc với 3 bà cháu thì có thêm mấy con ốc do Hiếu đi mò về. Bi đát nhất là trường hợp của em Ngân Thị Thông, bố mẹ thì đã quá già yếu lại bệnh tật. Anh trai bị bệnh tâm thần suốt ngày hết phá nhà, lại đòi tiền mua thuốc lá chán nằm một chỗ. Nên em Thông cùng bố mẹ phải sang tá túc bên nhà người chú, chứ ở bên này người anh nổi cơn điếm lại bị đánh. 28 học sinh tại Huồi Máy là 28 số phận, nhưng đều có điểm chúng chịu đói mỗi buổi đến trường, chịu rét lúc đông đến, chịu ướt khi mưa về. Các em đó còn chịu vô vàn thiệt thòi nếu ta đi so sánh với các bạn đồng trang lứa ở miền xuôi, dù vẫn biết mọi sánh đều khập khuyển.
Gian nan chặng đường vào Huồi Máy.
Khi viết những dòng này khi không khí của ngày hiến chương nhà giáo sắp diễn ra. Đây là những câu chữ để vinh danh những người đưa đò, người gieo chữ cho mọi thế hệ học sinh. Nhất là vinh danh những thầy cô giáo vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn đã vượt qua bao khó khăn và cả cám dỗ về cuộc sống tiện nghi để gieo con chữ cho các em.
Bài và ảnh: Xuân Sang

Thôn vùng cao ở Lào Cai, trước chìm trong hoa anh túc nay trồng lúa, ngô, cây ăn quả mà giảm nghèo làm giàu
DNTH: Bản Giàng là thôn xa nhất, khó khăn nhất của xã Pa Cheo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và cấp uỷ, chính quyền địa phương, diện mạo vùng quê nghèo nơi đây đang từng bước thay da, đổi thịt.

Đường hoa nông thôn mới Nam Định, nhìn đâu cũng ra hoa, cây cảnh, cây công trình, làng quê đáng sống
DNTH: Về các miền quê trong tỉnh Nam Định, đi đến đâu cũng dễ dàng bắt gặp những con đường hoa, đường cây rực rỡ, xanh mát. Trong cái nắng chói chang của mùa hạ, những thảm hoa mười giờ, dừa cạn, dứa tím, lạc tiên, chuỗi...

Lào Cai: Nhiều nông dân vùng cao đổi đời nhờ cây tam thất
DNTH: Các xã vùng cao trên của huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai thường lạnh, mát quanh năm với độ ẩm bình quân từ 70 - 80%; đây là môi trường thích hợp để trồng những loại dược liệu quý, trong đó có cây tam thất. Loại cây có giá trị...

Kon Tum: Hỗ trợ hơn 3.300 cây giống sâm Ngọc Linh cho 40 hộ nghèo
DNTH: Ngày 11/2, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) tiến hành cấp phát miễn phí 3.320 cây giống sâm Ngọc Linh cho 40 hộ nghèo, hộ cận nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số tại hai xã Đăk Na và Văn Xuôi.

'Phù thủy' điều khiển cây nhãn thu hoạch quả từ tháng Giêng
DNTH: Trong nghề canh nông, lão Hoàng Quang Tuấn được bà con ở địa phương ví như 'dị nhân' bởi nuôi con nào, trồng cây gì cũng đều thắng đậm hơn người.

Xây dựng nông thôn mới tại Đồng Hưu, Bắc Giang
DNTH: Từ một xã miền núi còn nhiều khó khăn của huyện Yên Thế (tỉnh Bắc Giang), Đồng Hưu nay đã khoác lên mình diện mạo mới nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới. Vùng quê nay đã trở nên trù phú, tràn đầy sức sống, đời sống...
Đô thị cuộc sống
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Mùa hè năm 2025 sẽ nắng nóng ít gay gắt hơn
-
Gần 60% tổng số xã của Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...