Nghề đi lùi cào ngao ở biển Quỳnh xứ Nghệ, kiếm 300 ngàn/ngày

07:29 | 27/07/2019

DNTH: Vào buổi sáng, khi thủy triều bắt đầu rút xuống thì một nhóm người dân ở xóm Văn Lý, xã Quỳnh Bảng, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) lại lặn lội, mang theo dụng cụ xuống bãi cát ven biển để cào ngao mưu sinh. Theo họ, dù công việc có nặng nhọc, ngâm mình trong nước biển nhiều giờ liền nhưng thu nhập cũng khoảng 300 ngàn/ngày.

Giữa buổi trưa hè, tại bãi biển xã Quỳnh Phương, thị xã Hoàng Mai (Nghệ An) chúng tôi bắt gặp một nhóm người đang đội nắng, ngâm mình dưới nước biển, cùng dụng cụ dùng để cào ngao mưu sinh. Khi thăm hỏi thì được biết, họ là những người dân ở xóm Văn Lý, xã Quỳnh Bảng, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) vẫn cào ngao vùng biển này hàng năm để mưu sinh.

nghe di lui cao ngao o bien quynh xu nghe, kiem 300 ngan/ngay hinh anh 1

Nhóm ngư dân xóm Văn Lý, xã Quỳnh Bảng đang cào ngao để mưu sinh. Ảnh: Cảnh Thắng

Trao đổi về nghề bà Nguyễn Thị Lãm, trú tại xóm Văn Lý, xã Quỳnh Bảng cho hay: “Cứ vào tháng 7, khi công việc rảnh rỗi, tôi cũng mấy chị em trong xóm rủ nhau xuống biển cào ngào đem bán. Chúng tôi đi dọc bãi biển từ Quỳnh Bảng, đến Quỳnh Liên rồi xuống Quỳnh Phương. Mỗi lần đi cào ngào như thế phải mất 4 tiếng hồ. Công việc dù vất vả nhưng cũng kiếm được tiền cho các con ăn học. Mỗi lần đi như vậy, người được nhiều người được 4 đến 5kg ngao; người được ít thì được 2 kg. Giá ngao hiện tại là 50.000/kg thì cũng đủ sống rồi...”.

nghe di lui cao ngao o bien quynh xu nghe, kiem 300 ngan/ngay hinh anh 2

Ngư dân chuẩn bị rửa dụng cụ để về nhà sau 4 tiếng dầm mình trong nước biển để cào ngao. Ảnh: Cảnh Thắng 

Theo quan sát của phóng viên, vợt để cào ngao biển là đoạn tre dài khoảng 1,6 – 1,8 m, ngâm trong nước đến đủ độ dẻo (làm bằng gỗ không chịu được lực kéo trong môi trường nước mặn sẽ bị gãy khi cào). Đoạn tre được chẻ làm đôi rồi tách ra thành hình chữ V ngược. Lưỡi cào làm bằng thép sắc mỏng gá vào đoạn tre (túi đựng ngao làm bằng săm hoặc lưới nằm phía sau lưỡi cào). Khi cào, các con ngao bị mắc lưỡi cào vào rồi được cho vào túi đựng.

Được biết con ngao biển được chế biến thành nhiều món ăn ngon, phong phú như ngao hấp lá sả, luộc, nấu canh khế chua... vừa bổ, vừa mát và được người dân rất ưa thích.

nghe di lui cao ngao o bien quynh xu nghe, kiem 300 ngan/ngay hinh anh 3

Dụng cụ cào ngao và thành quả hơn 1 cân ngao của ngư dân làng Văn Lý, xã Quỳnh Bảng. Ảnh: Cảnh Thắng

Theo quan sát, khi cào ngao phải khom người, hai tay nắm chắc cán vợt cào rồi dùng lực ấn mạnh lưỡi cào xuống cát sâu khoảng 10 – 15 cm và kéo vợt đi giật lùi (tương tự như cào hến) khoảng 30 – 40 phút thì dừng lại để đổ ngao từ trong vợt vào giỏ đựng ngao mang bên mình.   

nghe di lui cao ngao o bien quynh xu nghe, kiem 300 ngan/ngay hinh anh 4

Sau nhiều giờ ngâm mình ở dưới nước biển, người cào ngao ra về với thành quả hơn 3kg ngao. Ảnh: Cảnh Thắng

“Để cào được con ngao biển vất vả lắm chú ơi, thủy triều rút là chúng tôi xuống biển rồi, dù nắng nóng gay gắt chúng tôi cũng phải ngâm mình dưới biển để cào ngào bán cho thương lái. Tùy theo ngày, có ngày tôi kiếm được 500 ngàn đồng, có ngày chỉ kiếm được 200 nghìn thôi, nhưng như thế tôi cũng đã thấy vui rồi. Dù vất vả thế nào cũng phải kiếm tiền cho con cái ăn học thôi.”, anh Nguyễn Xuân Văn, xóm Văn Lý, xã Quỳnh Bảng cho hay.

nghe di lui cao ngao o bien quynh xu nghe, kiem 300 ngan/ngay hinh anh 5

Bà Nguyễn Thị Lãm, trú tại xóm Văn Lý, xã Quỳnh Bảng (Nghệ An) cho rằng nghề cao ngao rất vất vả nhưng vì mưu sinh nên mọi người đều phải làm công việc này. Ảnh; Cảnh Thắng 

Trao đổi với Dân Việt, ông  Hồ Nghĩa Dũng – Chủ tịch UBND xã Quỳnh Bảng cho hay: “Người dân trong xã tôi chỉ tận dụng thời gian nông nhàn mới xuống biển cào ngao thôi. Họ chia thành nhiều tốp, đi dọc bờ biển. Đa phần những ngư dân này đều không có thuyền ra khơi nên họ đi cào ngao thủ công như thể để kiếm thêm thu nhập. Nay do đánh bắt nhiều, nên ngao cũng ngày mỗi ít ở vùng biển Quỳnh Lưu, thị xã Hoàng Mai. Người dân cũng vất vả lắm, họ phải ngâm mình nhiều giờ dưới nước biển mới có thành quả đó...”.

Theo Dân Việt

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Mô hình rừng - thủy sản cho nông dân thu nhập bền vững

DNTH: Kết thúc mùa vụ nuôi trồng thủy sản vùng nước mặn, lợ năm 2024, hàng ngàn hộ nông dân ở các vùng ven biển tỉnh Trà Vinh đạt mức thu nhập bình quân khoảng 150 triệu đồng/ha/năm từ mô hình trồng rừng kết hợp...

Cây dứa bén rễ trên vùng đất Vũ Quang

Sau khi trồng thử nghiệm trồng 5ha dứa đạt kết quả tốt trên đất Vũ Quang (Hà Tĩnh), chính quyền địa phương đang nỗ lực vận động người dân tiếp tục mở rộng quy mô cây trồng để vừa đem lại hiệu quả kinh tế, vừa phát triển...

Mưa trái mùa, người dân lo mất Tết

DNTH: Mưa trái mùa kéo dài khiến cho người dân chuẩn bị sản vật phục vụ Tết lo lắng. Họ hi vọng những ngày tới, trời nắng sẽ làm lại từ đầu.

Nghề "hot" giúp nhiều lao động ở Đắk Lắk kiếm tiền triệu mỗi ngày

DNTH: Hái cà phê khoán đang trở thành nghề "hot", thu hút nhiều lao động trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, giúp nhiều người kiếm gần 1 triệu đồng mỗi ngày.

Không chủ quan trong phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi

DNTH: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên vừa ban hành văn bản đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, chính quyền cơ sở chủ động, hướng dẫn các hộ chăn nuôi chủ động phòng...

Cà phê sốt giá trên toàn cầu, nông dân Việt Nam thu lãi đậm, nhưng đâu mới là mức giá bền vững?

DNTH: Giá cà phê thế giới đã tăng vọt lên mức cao nhất trong gần 50 năm qua. Với tư cách nhà sản xuất robusta hàng đầu thế giới, Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong cuộc biến động này.

XEM THÊM TIN