Người cuối cùng lưu giữ nghề may gối cung đình Huế

21:12 | 21/06/2019

DNTH: Ngôi nhà nhỏ ở thôn Giáp Đông (xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) nơi cụ Huệ - người cuối cùng của triều Nguyễn vẫn miệt mài may những chiếc gối trái dựa cung đình như cách để lưu giữ nét văn hóa đặc sắc ở mảnh đất Cố đô.

Cụ tên đầy đủ là Công Tôn Nữ Trí Huệ (97 tuổi, con của Hoài Đức Quận Vương, cháu của Vua Minh Mạng). Vì là con cháu Hoàng tộc, khi lớn lên cụ được vào cung học may vá thêu thùa như các Công Tôn Nữ khác. Để đạt đến độ thuần thục phải kể đến khoảng thời gian cụ được Đức Từ Cung Hoàng thái hậu giao cho đảm trách công việc may vá khi chuyển về sống tại cung An Định.

nguoi cuoi cung luu giu nghe may goi cung dinh o co do hue
Gối trái dựa, loại gối ngày xưa vua, quan thường dùng

Cụ Huệ chia sẻ: "Việc may gối trái dựa ở chốn cung đình cũng phải tuân thủ những nguyên tắc hết sức nghiêm ngặt bởi đây là loại gối thường được vua, quan sử dụng để gối đầu, tựa lưng hay tì tay lúc ngồi nghỉ ngơi và đọc sách…".

nguoi cuoi cung luu giu nghe may goi cung dinh o co do hue
Dù tuổi đã cao nhưng cụ Huệ vẫn miệt mài may gối hằng ngày.
nguoi cuoi cung luu giu nghe may goi cung dinh o co do hue

Cụ Công Tôn Nữ Trí Huệ vẫn rất cẩn thận trong từng khâu may gối trái dựa.

nguoi cuoi cung luu giu nghe may goi cung dinh o co do hue
Người cháu của cụ Trí Huệ cũng mong muốn được nối nghề.

Ngày nay, những chiếc gối trái dựa cung đình không còn được nhiều người biết đến, để sử dụng thì lại càng không. Vì thế, tuy tuổi đã cao nhưng cụ Huệ vẫn đang truyền dạy lại cho con cháu của mình những bí quyết may loại gối này, bởi mong muốn lớn nhất của cụ là làm thế nào để có thể bảo tồn được nghề làm gối trái dựa của cha ông, cũng như lưu giữ một nét văn hóa độc đáo của xứ Huế.

Theo Như Quỳnh - Thanh Ly

KTMT

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Nghề "hot" giúp nhiều lao động ở Đắk Lắk kiếm tiền triệu mỗi ngày

DNTH: Hái cà phê khoán đang trở thành nghề "hot", thu hút nhiều lao động trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, giúp nhiều người kiếm gần 1 triệu đồng mỗi ngày.

Không chủ quan trong phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi

DNTH: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên vừa ban hành văn bản đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, chính quyền cơ sở chủ động, hướng dẫn các hộ chăn nuôi chủ động phòng...

Cà phê sốt giá trên toàn cầu, nông dân Việt Nam thu lãi đậm, nhưng đâu mới là mức giá bền vững?

DNTH: Giá cà phê thế giới đã tăng vọt lên mức cao nhất trong gần 50 năm qua. Với tư cách nhà sản xuất robusta hàng đầu thế giới, Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong cuộc biến động này.

Chung tay đẩy lùi dịch tả lợn châu Phi

DNTH: Kể từ khi bệnh dịch tả lợn châu Phi xuất hiện từ tháng 2/2019 đến nay, ngành chăn nuôi lợn của Việt Nam đã mất trên 6 triệu con lợn do bị mắc bệnh và buộc phải tiêu hủy. Từ đầu năm 2024 đến ngày 25/11, cả nước đã xảy...

Mùa cá ở đầu nguồn châu thổ sông Cửu Long

DNTH: Theo quy luật tự nhiên, hàng năm, cứ tháng 7 âm lịch, nước từ thượng nguồn sông Mekong tràn về Đồng bằng sông Cửu Long mang theo biết bao tôm cá, tràn vào đồng ruộng để sinh sôi, nảy nở,… Đến tháng 9, nước bắt đầu rút, cũng...

Gia Lai quan tâm đầu tư xây dựng chợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số

DNTH: Nhờ có chợ, người dân dễ dàng tiếp cận các sản phẩm nông sản, hàng hóa thiết yếu, từ đó thúc đẩy lưu thông hàng hóa và gia tăng thu nhập cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại tỉnh Gia Lai.

XEM THÊM TIN