Người dân Hưng Yên tất bật chăm sóc gà Đông Tảo chuẩn bị cho Tết Tân Sửu 2021

16:51 | 10/11/2020

DNTH: Nhiều năm nay, mô hình nuôi gà Đông Tảo đã trở thành nguồn phát triển kinh tế chính của nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. Do vậy, để có những cặp gà đẹp, khỏe mạnh, nhiều chủ trại không tiếc khi bỏ ra công chăm sóc, cầu kì. Thậm chí, những chú gà tại những trại gà có tiếng ở Đông Tảo còn được cưng nựng không khác... "đế vương".

Giống gà Đông Tảo (gà Đông Cảo) không chỉ nổi tiếng bởi thịt thơm ngon, hình dáng kỳ dị từ đôi chân cho đến cái đầu mà còn nổi danh với thương hiệu “gà tiến vua” từ thời xa xưa. Giống gà này mang lại hiệu quả cao về mặt kinh tế cho bà con nông dân.

Người dân Hưng Yên tất bật chăm sóc gà Đông Tảo chuẩn bị cho Tết Tân Sửu 2021
Người dân Hưng Yên tất bật chăm sóc gà Đông Tảo chuẩn bị cho Tết Tân Sửu 2021

Một con gà Đông Tảo trưởng thành thường có cân nặng từ 3kg – 6kg; giá tiền trung bình dao động từ 2 – 4 triệu đồng một con. Đối với những con gà nổi trội, có đôi chân to, bộ lông đẹp thường được các dân chơi gà xem là “hàng hiếm” thì sẽ có giá lên đến hàng chục triệu đồng.

Một người nuôi gà Đông Tảo lâu năm tại Hưng Yên cho biết, những con gà có vẻ ngoài đẹp, thịt ngon được rất nhiều người tiêu dùng lựa chọn làm quà biếu vào dịp Tết. Do đó, đã có rất nhiều người gọi điện đặt gà từ rất sớm với mong muốn có được những con gà to, đẹp. Những con gà xuất chuồng thường có giá giao động từ 300.000 đồng – 350.000 đồng/1kg. Riêng đối với những cặp gà trống – mái đẹp, nhất là những con chân có chân lớn, đường kính 4cm thì sẽ bán theo cặp, giá dao động sẽ từ 5-10 triệu đồng/cặp.

Mức giá để sở hữu một cặp gà Đông Tảo đắt đỏ là vậy, nhưng để có thể chăm sóc và nuôi dưỡng chúng cũng là một việc hết sức khó khăn, vất vả. Theo chia sẻ của ông Nguyễn Văn Thấm, chủ một trang trại gà khi nói về giống gà Đông Tảo: Giống gà này tuy có chất lượng, mẫu mã vượt trội hơn các giống gà khác nhưng giống gà này lại không hề dễ nuôi. Để có được những chú gà chân khủng phải có bí kíp riêng của từng chủ trại. Đầu tiên phải chọn giống gà bố mẹ thuần chủng, không lai tạp và có sức khỏe tốt. Thức ăn của gà thường là thóc mầm, nước sạch và cho uống thuốc bổ định kỳ để tăng sức đề kháng.

Để nuôi thành công giống gà này, người nuôi không những cần phải nắm rõ kiến thức về đặc tính của loài mà còn phải lưu tâm đến vấn đề chuồng trại sao cho đúng quy chuẩn. Thông thường, chuồng gà sẽ được làm từ các cây tre, nứa,.. hướng quây sẽ ở hướng đón nắng nhưng không được quá gắt. Vào mùa đông giá lạnh, cần phải giữ ấm cho gà bằng bóng đèn chiếu sáng và phải quây kín, tránh gió thổi vào chuồng.

Theo một lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Khoái Châu, những khó khăn, vất vả của người nuôi giống gà Đông Tảo là vào thời điểm cuối năm, thời tiết diễn biến thất thường, hay xảy ra rét đậm, rét hại kết hợp với mưa sẽ là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây hại cho giống gà Đông Tảo. Do vậy, người dân cần phải giữ ấm cho đàn gà, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, khô thoáng. Ngoài ra, cần tăng khẩu phần ăn từ 10 – 15% , tăng hàm lượng protein, vitamin B,C,K để tăng sức đề kháng.

Hiện nay, toàn huyện có tổng đàn gà Đông Tảo là trên 50.000 con, được nuôi tập trung ở các xã: Đông Tảo, Dạ Trạch, Bình Minh, Tân Dân, Bình Kiều... Dự kiến dịp Tết Nguyên đán năm nay, nông dân trong huyện sẽ cung cấp ra thị trường khoảng 4.000 - 5.000 con gà Đông Tảo làm quà biếu và hàng trăm tấn gà Đông Tảo thịt thương phẩm.

Công Ngọc

Theo THSP

https://thuonghieusanpham.vn/nguoi-dan-hung-yen-tat-bat-cham-soc-ga-dong-tao-chuan-bi-cho-tet-tan-suu-2021-12026.html

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Tối ưu hoá chuỗi cung ứng để doanh nghiệp phát triển

Chuỗi cung ứng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) tại khu vực nông thôn Việt Nam. Việc tối ưu hóa chuỗi cung ứng không chỉ giúp SMEs giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản...

Ứng dụng nông nghiệp bền vững trong các doanh nghiệp nhỏ ở nông thôn

DNTH: Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu cao về chất lượng nông sản, nông nghiệp bền vững đang trở thành xu hướng tất yếu đối với các doanh nghiệp nhỏ ở nông thôn Việt Nam.

Hàng trăm ha lúa khô hạn, nhiều diện tích mất trắng

DNTh: Gia Lai Hàng trăm ha lúa đang trong giai đoạn trổ bông thì bất ngờ gặp khô hạn khiến nhiều diện tích của người dân bị thiệt hại nặng và mất trắng.

Thôn vùng cao ở Lào Cai, trước chìm trong hoa anh túc nay trồng lúa, ngô, cây ăn quả mà giảm nghèo làm giàu

DNTH: Bản Giàng là thôn xa nhất, khó khăn nhất của xã Pa Cheo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và cấp uỷ, chính quyền địa phương, diện mạo vùng quê nghèo nơi đây đang từng bước thay da, đổi thịt.

Đường hoa nông thôn mới Nam Định, nhìn đâu cũng ra hoa, cây cảnh, cây công trình, làng quê đáng sống

DNTH: Về các miền quê trong tỉnh Nam Định, đi đến đâu cũng dễ dàng bắt gặp những con đường hoa, đường cây rực rỡ, xanh mát. Trong cái nắng chói chang của mùa hạ, những thảm hoa mười giờ, dừa cạn, dứa tím, lạc tiên, chuỗi...

Lào Cai: Nhiều nông dân vùng cao đổi đời nhờ cây tam thất

DNTH: Các xã vùng cao trên của huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai thường lạnh, mát quanh năm với độ ẩm bình quân từ 70 - 80%; đây là môi trường thích hợp để trồng những loại dược liệu quý, trong đó có cây tam thất. Loại cây có giá trị...

XEM THÊM TIN