Người dân Tân Uyên 'đổi đời' nhờ sản xuất chuyên canh tập trung

16:01 | 27/09/2020

DNTH: Nhiều vùng sản xuất chuyên canh tập trung tại huyện Tân Uyên (Lai Châu) được hình thành đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người dân trên địa bàn.

Sau hơn 9 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, huyện nghèo Tân Uyên, tỉnh Lai Châu đã có nhiều khởi sắc. Nhiều vùng sản xuất chuyên canh tập trung được hình thành, mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người dân trên địa bàn.

Cách đây 5 năm, gia đình anh Tòng Văn Dung, dân tộc Thái, ở bản Bút Dưới, xã Trung Đồng, huyện Tân Uyên thuộc diện đặc biệt khó khăn. 6 nhân khẩu trong gia đình chỉ trông chờ vào nguồn thu nhập từ hơn 2.000m2 ruộng trồng cấy 1 vụ và hơn 5.000m2 cây chè. Sản xuất nhỏ lẻ, manh mún và áp dụng phương thức canh tác cũ, nên hiệu quả kinh tế thấp, đời sống gặp nhiều khó khăn.

nguoi dan tan uyen doi doi nho san xuat chuyen canh tap trung
Ngoài các cây trồng mới, việc thâm canh hơn 3.100ha chè cũng giúp người nông dân ở Tân Uyên có thu nhập ổn định, góp phần giảm tỉ lệ hộ nghèo ở địa phương.

Anh Tòng Văn Dung tâm sự, thấy báo, đài nói nhiều về các mô hình chăn nuôi, trồng trọt cho hiệu quả kinh tế cao, trong khi mình có đất lại đói nghèo, nên gia đình tìm cách để làm theo. Từ nguồn hỗ trợ của nhà nước dành cho hộ nghèo và vốn vay ngân hàng, gia đình anh mở rộng mô hình kinh tế tổng hợp nuôi cá, ếch, gà đồi và trồng các loại cây ăn quả. Dần dần đời sống được cải thiện, không những trả hết nợ ngân hàng mà gia đình còn xây được nhà, mua được ô tô...

"Gia đình chúng tôi hiện tại thu nhập mỗi một năm cũng được gần 300 triệu đồng. Tuy nhiên, chúng tôi đang mong muốn nhà nước quan tâm đến mô hình của chúng tôi hơn nữa. Đầu ra hiện tại đang rất bấp bênh, mong nhà nước hỗ trợ để bao tiêu sản phẩm cho chúng tôi" - anh Dung cho biết.

Cũng như anh Dung, gia đình ông Nguyễn Quang Nghĩa, ở bản Ngọc Lại, xã Phúc Khoa, huyện Tân Uyên cũng từng là hộ nghèo của xã. Nhờ nguồn hỗ trợ vốn vay dành cho hộ nghèo của nhà nước, ông Nghĩa đã tập trung phát triển kinh tế gia đình từ chăn nuôi gà đồi. Đến nay, ngoài nguồn thu nhập từ bán gà mỗi năm hơn 100 trăm triệu đồng, gần 1ha chè của gia đình đã liên kết với doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm.

nguoi dan tan uyen doi doi nho san xuat chuyen canh tap trung
Nông dân huyện nghèo Tân Uyên đã làm chủ nhiều mô hình kinh tế có giá trị hàng tỉ đồng.

"Những gia đình làm chè người ta cũng vất vả và bận bịu, cho nên khi không làm kịp thì trưởng bản, Bí thư, rồi mặt trận thông báo là mọi người trong bản, trong xóm lại cùng nhau đi làm giúp. Bây giờ đường giao thông trong bản, đường đi vào từng ngõ ngách, từng nhà nói chung là sạch sẽ và mỗi tuần chúng tôi dọn dẹp một lần vào buổi chiều thứ 6 hoặc thứ 7" - anh Nghĩa bày tỏ.

Bắt tay xây dựng nông thôn mới từ năm 2011 trên cơ sở khó khăn của một huyện nghèo, đến nay Tân Uyên đã hình thành các mô hình phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng áp dụng tiến bộ kỹ thuật, có sự liên kết trong sản xuất chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Nhờ liên kết với doanh nghiệp, năng suất, sản lượng và giá trị các các sản phẩm cây trồng, vật nuôi tăng cao hàng năm, giúp hàng trăm hộ dân thoát nghèo và vươn lên làm giàu.

nguoi dan tan uyen doi doi nho san xuat chuyen canh tap trung
Nhiều mô hình kinh tế của người dân có sự liên kết với doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm, cũng có mức thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Ông Lê Thanh Huy, Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu cho biết, hiện nay, ngoài duy trì hơn 3.100ha chè, người dân đang tập trung phát triển diện tích quế, mắc ca và mở rộng diện tích nuôi cá lồng vùng lòng hồ thủy điện để xây dựng vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa, nâng cao giá trị thu nhập. Huyện cũng đã có 8/10 xã, thị trấn hoàn thành xây dựng nông thôn mới, với mức thu nhập bình quân đầu người vượt trên 32 triệu đồng/người/năm và phấn đấu hết năm nay trở thành huyện đầu tiên của tỉnh Lai Châu đạt chuẩn nông thôn mới.

Ông Lê Thanh Huy cũng cho biết thêm: "Huyện đang cùng với các xã thực hiện nhiều chương trình, dự án, chuẩn bị sắp tới là có dự án chăn nuôi trâu, nhà nước hỗ trợ 2,3 tỉ và nhân dân đóng góp 1,3 tỉ. Đây cũng là một trong các dự án giảm tỉ lệ hộ nghèo và nâng cao thu nhập cho nhân dân. Đồng thời, huyện cũng đầu tư rất nhiều chương trình, dự án khác như trồng quế, sơn tra để nâng cao thu nhập cho người dân. Đối với tiêu chí huyện nông thôn mới thì hiện nay chúng tôi đã đạt 5/9 tiêu chí và theo như đánh giá của ban chỉ đạo thì 4 tiêu chí còn lại xác định cuối năm nay sẽ đạt".

Huyện nghèo Tân Uyên, tỉnh Lai Châu đang dần khởi sắc khi giao thông hôm nay về các bản đã thuận lợi nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới. Có đường, điện, trường, trạm khang trang cùng với nhiều mô hình phát triển kinh tế liên kết với doanh nghiệp, đời sống người dân đang từng ngày đổi thay. Mục tiêu trở thành huyện đầu tiên của tỉnh hoàn thành chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đang dần hiện hữu.

Khắc Kiên

Theo VOV

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Hàng trăm ha lúa khô hạn, nhiều diện tích mất trắng

DNTh: Gia Lai Hàng trăm ha lúa đang trong giai đoạn trổ bông thì bất ngờ gặp khô hạn khiến nhiều diện tích của người dân bị thiệt hại nặng và mất trắng.

Thôn vùng cao ở Lào Cai, trước chìm trong hoa anh túc nay trồng lúa, ngô, cây ăn quả mà giảm nghèo làm giàu

DNTH: Bản Giàng là thôn xa nhất, khó khăn nhất của xã Pa Cheo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và cấp uỷ, chính quyền địa phương, diện mạo vùng quê nghèo nơi đây đang từng bước thay da, đổi thịt.

Đường hoa nông thôn mới Nam Định, nhìn đâu cũng ra hoa, cây cảnh, cây công trình, làng quê đáng sống

DNTH: Về các miền quê trong tỉnh Nam Định, đi đến đâu cũng dễ dàng bắt gặp những con đường hoa, đường cây rực rỡ, xanh mát. Trong cái nắng chói chang của mùa hạ, những thảm hoa mười giờ, dừa cạn, dứa tím, lạc tiên, chuỗi...

Lào Cai: Nhiều nông dân vùng cao đổi đời nhờ cây tam thất

DNTH: Các xã vùng cao trên của huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai thường lạnh, mát quanh năm với độ ẩm bình quân từ 70 - 80%; đây là môi trường thích hợp để trồng những loại dược liệu quý, trong đó có cây tam thất. Loại cây có giá trị...

Kon Tum: Hỗ trợ hơn 3.300 cây giống sâm Ngọc Linh cho 40 hộ nghèo

DNTH: Ngày 11/2, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) tiến hành cấp phát miễn phí 3.320 cây giống sâm Ngọc Linh cho 40 hộ nghèo, hộ cận nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số tại hai xã Đăk Na và Văn Xuôi.

'Phù thủy' điều khiển cây nhãn thu hoạch quả từ tháng Giêng

DNTH: Trong nghề canh nông, lão Hoàng Quang Tuấn được bà con ở địa phương ví như 'dị nhân' bởi nuôi con nào, trồng cây gì cũng đều thắng đậm hơn người.

XEM THÊM TIN