Người giữ nghề truyền thống từ cây mít

17:50 | 28/11/2021

DNTH: Những năm gần đây, nhu cầu của thị trường đối với các sản phẩm làm từ gỗ mít ngày càng tăng. Đặc biệt là hệ thống các công trình nhà ở theo hình thức biệt phủ, các công trình thờ tự, đền, chùa… điều này cũng đã mở ra nhiều hướng đi cho không ít làng nghề làm mộc truyền thống và những nghệ nhân đam mê thổi hồn vào thớ gỗ. 

Về với xã Trường Sơn, huyện Đức Thọ, tĩnh Hà Tĩnh, hỏi đến anh Nguyễn Văn Minh (Minh mít) không ai là không biết đến anh, bởi ngoài tài năng, anh còn là người gần gũi, phóng khoáng và đức độ. Sinh ra và lớn lên trên vùng quê vốn nổi tiếng bởi nghề mộc và đóng thuyền truyền thống của huyện Đức Thọ, từ nhỏ anh Minh đã quen với tiếng cưa, tiếng đục lách cách của quê mình. Cũng chính vì thế, ngay từ khi tốt nghiệp THPT, thay vì chọn cho mình một ngôi trường để tiếp tục đi học, ổn định nghề nghiệp như bao bạn bè cùng trang lứa, anh lại nhanh chóng theo anh em, gia đình học nghề làm mộc, chỉ vì niềm đam mê với từng thớ gỗ; được đục, đẽo, cùng với các hộ dân trong làng tạo ra những ngôi nhà, những con thuyền ra khơi bám biển.

Được biết, trước thập niên 90 làng mộc, làng đóng thuyền của xã Trường Sơn làm ăn phát đạt, Hợp Tác xã Lý Chính Thắng thời đó có thời điểm có trên 300 hội viên, thuyền bè về với xóm Đền, Trường Sơn ngày càng tập nập, các sản phẩm của làng nghề làm ra được bà con ngư dân các tỉnh Nghệ an, Quảng Bình, Quảng trị… đến mua và sử dụng rất nhiều, đời sống của bà con Nhân dân trong thôn ngày càng khá giả, xưởng mộc của anh Minh cũng vì thế ăn nên làm ra.

Tuy nhiên, sau những năm 90 nhu cầu sử dụng thuyền gỗ truyền thống cũng ngày càng ít đi, kinh tế khó khăn, Hợp Tác xã phải giải thể, nhiều chủ xưởng, thợ nghề cũng vì thế bỏ nghề, chuyển sang công việc khác hoặc ly hương vào Nam ra Bắc. Riêng xưởng mộc của anh Minh, nhờ nhanh chóng chuyển đổi mô hình mộc truyền thống, chuyên dựng nhà gỗ, nên trong thời điểm “bão” thị trường của làng nghề, hoạt động sản xuất, kinh doanh của gia đình anh vẫn tiếp tục duy trì. Không những thế, nhiều chủ xưởng, thợ mộc có tay nghề cao sau khi không còn tham gia hoạt động đóng thuyền đã chuyển sang làm việc tại xưởng mộc của anh. “Khi nghề đóng thuyền không mang lại thu nhập, một số thợ đã bỏ nghề đến làm việc ở xưởng gỗ của tôi. Xưởng chuyên làm nhà gỗ nên có sự tương đồng với nghề đóng thuyền, vì vậy, thợ cũng không gặp nhiều khó khăn”, anh Minh chia sẻ. 

Sau một chuyến đi công tác tại các tỉnh miền Bắc, được mục sở thị một số công trình đền, chùa, nhà ở làm từ gỗ mít, được một số trụ trì, người trong cuộc chia sẻ thêm; sẵn có đội ngũ thợ lành nghề hùng hậu, cùng với những ý tưởng được ấp ủ từ lâu của bản thân, anh Minh đã đi đến một quyết định táo bạo, chuyển đổi tên xưởng mộc của gia đình thành “Xưởng mộc Minh mít” và lựa chọn hướng đi mới - chuyên đóng, chế tác nhà cửa, ban thờ, đồ mỹ nghệ từ chính những cây gỗ mít.

Anh cho biết “trước đây dựng nhà, làm cửa hay ban thờ, xưởng của tôi thường dùng rất nhiều loại gỗ khác nhau, nhưng sản phẩm làm ra thường rất khó tiêu thụ, việc kinh doanh có phần hạn chế. Nhận thấy thời gian vừa qua nhu cầu của người dân sử dụng gỗ mít ngày càng nhiều, nhất là trong xây dựng các đền thờ, họ tộc và cả những biệt phủ sang trọng, trong khi nguồn nguyên liệu gỗ mít trong dân còn khá nhiều, vì vậy, tôi đã lựa chọn và chuyển đổi xưởng mộc của mình thành xưởng chuyên làm các sản phầm từ gỗ mít”.

Được biết, gỗ mít là một loại gỗ nhà, dễ trồng và thích ứng với nhiều môi trường sống. Gỗ mít có màu vàng sáng và có mùi thơm đặc trưng khi còn trên cây. Nhưng khi chặt cây xuống, qua thời gian, gỗ mít sẽ chuyển sang màu đỏ sẫm tự nhiên rất đẹp mắt. Gỗ mít tương đối mềm nhưng khi phải chịu một tác động mạnh thì gỗ mít lại không bị biến dạng cũng như cong vênh. Ngoài ra, nhà làm bằng gỗ mít lại có khả năng chống mối mọt cực kỳ hiệu quả. Do vậy, sử dụng gỗ mít làm cửa hay khung nhà sẽ giúp các công trình hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng, không bị lỗi thời.

Ngay sau khi chuyển đổi nhờ tận dụng tốt đội ngũ thợ hùng hậu, lành nghề, có nhiều kinh nghiệm cùng với những mối quan hệ làm ăn từ trước nên các sản phẩm mà xưởng của anh làm ra nhanh chóng được thị trường tiếp nhận; trong đó, các sản phẩm ban thờ, lục bình hay khung cửa… được chạm trổ rất tinh tế, thẩm mỹ cao, được người dùng ưa chuộng, sản phẩm làm ra không kịp cung ứng thị trường.

Chia sẻ về hoạt động của làng nghề mộc trong giai đoạn dịch bệnh Covid xuất hiện, ông Nguyễn Văn Tuyến - Bí thư, Chủ tịch UBND xã Trường Sơn cho biết "trong điều kiện sản xuất kinh doanh của làng nghề mộc truyền thống có nhiều khó khăn, nhất là tác động của dịch bệnh Covid - 19, nhiều xưởng của làng nghề phải ngừng hoạt động vì không có đơn hàng, nhưng xưởng mộc của anh Minh vẫn hoạt động hết công suất theo mô hình sản xuất khép kín, kinh doanh phát triển, thu nhập ổn định. Ngoài phát triển kinh doanh tốt, anh minh còn ủng hộ và tham gia nhiệt tình các hoạt động an sinh và phong trào tại địa phương…”.

Tiếng lành đồn xa, người dân tứ phương đã tìm về xưởng mộc của anh để đặt hàng, thuê anh lắp, dựng nhà thợ họ, nhà ở, có giá lên đến hàng chục tỷ đồng. Hiện nay, mỗi năm anh nhận từ 15 - 20 công trình xây dựng nhà ở, điểm thờ tự từ gỗ mít; mỗi một công trình tùy theo quy mô, kích cỡ gỗ lớn bé khác nhau mà giá thành giao động từ 1 tỷ đồng trở lên. Điểm đặc biệt và tạo nên uy tín của “Xưởng Minh mít” là dù nhận rất nhiều công trình, song với sự cẩn thận và trách nhiệm của xưởng, các công trình được lên kế hoạch cụ thể, theo từng lộ trình, thời gian của gia chủ, nên gần như không có công trình nào lỡ hẹn. Là một trong những khách hàng của Xưởng Minh mít, ông Trần Văn Kỷ (thôn Sâm Văn Hội, xã Trường Sơn) vui vẻ cho biết: "căn nhà làm bằng gỗ mít có giá trị gần 2,5 tỷ đồng của gia đình tôi được cơ sở của ông Minh thi công trong gần 3 năm. Mặc dù, mất một thời gian dài và công phu để hoàn thiện, song, mỗi đường nét trên ngôi nhà khiến tôi rất ưng ý. Các đường nét thể hiện rất tinh xảo, sự tài hoa và trách nhiệm của các nghệ nhân đã làm đẹp hơn cho ngôi nhà của chúng tôi”.

Bên cạnh những thành tựu nổi bật trong việc gìn giữ và phát huy giá trị của làng nghề làm mộc truyền thống của xã Trường Sơn, Xưởng Minh mít còn đóng góp rất nhiều vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, hỗ trợ và giải quyết việc làm cho hàng chục lao động với thu nhập từ 10 - 25 triệu đồng/người/tháng; hỗ trợ về vốn, kỹ thuật và là cộng sự tin cậy của rất nhiều hội viên của Tổ hội nghề mộc truyền thống xã Trường Sơn; đóng góp, sẻ chia, hỗ trợ nhiều hoàn cảnh khó khăn tại địa phương.

Trong giai đoạn cả nước nỗ lực khôi phục sản xuất, phát triển kinh tế, những gì Xưởng Minh mít đã và đang làm, đã góp phần rất lớn vào sự phát triển của làng nghề mộc xã Trường Sơn nói riêng và sự phát triển chung của làng nghề trên cả nước.  

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Tái cơ cấu nông nghiệp: Chìa khóa xây dựng nông thôn mới ở Long An

DNTH: Long An coi tái cơ cấu nông nghiệp là chìa khóa để nâng cao các tiêu chí nông thôn mới (NTM). Tỉnh cũng đã chủ động ban hành các đề án phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm nông nghiệp, đồng thời lồng ghép hiệu quả nguồn vốn...

Thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh ngành nông nghiệp tại Tây Nguyên

DNTH: Theo TS. Trần Quý (Viện trưởng Viện Phát triển Kinh tế số Việt Nam) chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là hai yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển bền vững ngành nông nghiệp tại Tây Nguyên.

Phát huy vai trò hợp tác xã trong đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

DNTH: Phát triển hợp tác xã (HTX) là nền tảng cốt lõi để thực hiện thành công Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp. Gia tăng số lượng thành viên HTX sẽ giúp mở rộng diện tích sản xuất, đồng thời tạo điều kiện...

Đẩy mạnh tín dụng cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

DNTH: Sáng 12/11 tại Hà Nội, Viện chiến lược ngân hàng - Ngân hàng Nhà nước tổ chức Hội thảo khoa học “Tín dụng cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” nhằm tìm kiếm giải...

Ứng dụng công nghệ vào chế biến, bảo quản sản phẩm góp phần nâng cao giá trị nông sản

DNTH: Ứng dụng công nghệ vào chế biến và bảo quản nông sản – thực phẩm đóng vai trò then chốt, mở ra cánh cửa cho sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp.

Thị trường Halal: Cơ hội mới cho nông nghiệp Việt Nam

DNTH: Theo Báo cáo Kinh tế Hồi giáo toàn cầu (SGIE) năm 2022, dự đoán chi tiêu cho sản phẩm và dịch vụ Halal sẽ đạt mức 1,67 nghìn tỷ USD vào năm 2025. Đây sẽ cơ hội để nông sản, thủy sản Việt Nam tiến vào thị trường Halal nếu như...

XEM THÊM TIN