Người nâng tầm cây dược liệu ở vùng đệm Pù Mát

09:35 | 05/02/2021

DNTH: Từ bao đời nay, người dân ở Con Cuông đã biết vào rừng để hái những cây dược liệu quý về chữa bệnh và sơ chế để bán cho các thương lái để tăng thêm thu nhập. Tuy nhiên khai thác mà không đi đôi với trồng mới sẽ dẫn tới cạn kiệt. Hơn nữa với cách khai thác và chế biến manh mún nên hiệu quả kinh tế mà cây dược liệu mang lại cho người dân không cao. Đây là điều trăn trở của biết bao thế hệ lãnh đạo huyện Con Cuông nói riêng và lãnh đạo tỉnh Nghệ An nói chung. Điều kiện cần đã có, chỉ thiếu yếu tố con người để đưa những cây dược liệu quý ở vùng đất này trở thành thứ hàng hóa có giá trị kinh tế cao.

Thế rồi đến năm 2018 đã có một người đàn ông hội tụ điều kiện đủ, đặc biệt dám nghĩ dám làm, với mong muốn nâng tầm cây dược liệu quý ở vùng đệm Pù Mát. Người đàn ông đó khi ấy mới 41 tuổi, đang là Phó trưởng phòng, phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Con cuông. Đang ở tuổi đời và vị trí có nhiều điều kiện để phấn đấu trong sự nghiệp, anh có tên là Phan Xuân Diện, một thạc sĩ ngành nông nghiệp. 

  Lãnh đạo các cấp thăm và thưởng thức trà dược liệu của Công ty cổ phần dược liệu Pù Mát.

Đang ở độ chín của tuổi đời với sự nghiệp đầy triển vọng, thế nhưng anh quyết định thôi việc nhà nước để làm một lão nông, làm một doanh nhân gắn bó với núi rừng với bà con nông dân. Anh Diện thôi việc nhà nước đã làm bất ngờ cho lãnh đạo, bạn bè, gấp sự phản đối quyết liệt từ người thân. 

Tâm sự với chúng tôi anh Diện trải lòng về quyết định nguyên nhân anh nghỉ việc nhà nước để về trồng và chế biến cây dược liệu quý.  “Khi thấy những cây dược liệu quý được bà con khai thác và bán với giá rẻ như một bó rau dại, mình thực sự rất đau lòng. Cùng với nỗi lo sợ những loài dược liệu quý sẽ mai một dần bởi cung cách khai thác tận thu của bà con. Tuy nhiên khi bắt tay vào thực hiện dự án mình gặp muôn vàn khó khăn. Để có được thành công bước đầu như ngày hôm nay, ngoài nỗ lực của bản thân còn nhận được sự quan tâm và tạo mọi điều kiện thuận lợi từ các ban ngành, lãnh đạo các cấp. May mắn mình còn quy tụ được các cộng sự, họ là những người trẻ tuổi lại có trình độ chuyên môn cao. Cùng với đó sự ủng hộ của người thân, bạn bè, đặc biệt từ người vợ của mình. Thú thực nếu không có cô ấy, có lẽ mình đã bỏ cuộc giữa chừng”.

          “Những lần gieo trồng cây dược liệu, lúc thử nghiệm công nghệ khoa học tiên tiến vào sản xuất nhưng chưa cho kết quả như mong đợi, hay như năm vừa rồi nhà kho chứa nguyên liệu bị cháy, thiệt hại hàng tỉ đồng. Những lúc đó vợ mình luôn luôn bên cạnh để động viên, an ủi, tiếp thêm sức mạnh để mình bước tiếp. Có được thành công như ngày hôm nay công lao của vợ mình không nhỏ” Anh Diện cho biết thêm.

          Bên ly trà dược liệu Cà gai leo, anh trao đổi về quá trình thành lập công ty, quy trình chăm bón cây, mở rộng quy mô nhà xưởng, vùng nguyên liệu…. Áp dụng khoa học công nghệ tiến tiến vào sản xuất. Đầu tư máy móc để cho ra những sản phẩm đẹp mắt, tiện lợi cho người tiêu dùng nhưng vẫn giữ nguyên dược tính của cây dược liệu. Hay nói về thu nhập của công ty, người lao động cùng những khó khăn trong quá trình xây dựng sự nghiệp. Những việc đó được anh kể bằng một chất giọng đặc sệt xứ Nghệ, bình thản đến lạ lùng. Dường như  đang nghe lão nông đang nói chuyện thu hoạch mùa màng năm nay, năm tới sẽ trồng cây gì và nuôi thêm con gì...

          Nhưng khi chúng tôi hỏi về chiến lược phát triển công ty trong thời gian tới anh lại chia sẻ bằng chất giọng hùng hồn, ánh mắt đầy vẻ kiên định, phong thái và lời nói hiện lên sự quyết tâm lớn “Năm 2021, sản phẩm của công ty sẽ phủ khắp thị trường trong tỉnh, phấn đấu mỗi huyện phải có ít nhất một đại lý giới thiệu và bán các sản phẩm. Sau đó mở rộng ra cả nước và thâm nhập thị trường quốc tế.  Cùng với đó sẽ cho ra sản phẩm mới, chất lượng hơn, tiện dụng hơn, bảo vệ và chăm sóc cho tiêu dùng tốt hơn ” Anh Diện cho biết.

Giám đốc Phan Xuân Diện bên vườn cây dược liệu

Được biết, các sản phẩm của Công ty cổ phần Dược liệu Pù Mát có nhiều đại lý bán hàng trên cả nước. Sản phẩm còn có mặt trên kệ các siêu thị lớn trong nước. Với chiến lược kinh doanh như trên, đây cũng là một cơ hội cho mọi người trở thành đối tác của Công ty. 

           Hiện nay Công ty đã sản xuất và cung ứng ra thị trường các sản phẩm: Trà dược liệu túi lọc Cà gai leo, Dây thìa canh, Giảo cổ lam, cả ba sản phẩm này đều đạt tiêu chuẩn 4 sao Ocop vào năm 2019.  Và đang làm hồ sơ để gửi các cấp ban ngành chấm điểm Ocop sản phẩm trà dược liệu túi lọc Đinh lăng và Cao Cà gai leo (một sản phẩm của năm 2020). Tất cả các sản phẩm trên đều được sản xuất theo những tiêu chuẩn khắt khe nhất, nhằm mang lại cho người tiêu dùng một sản phẩm tuyệt vời để bảo vệ và chăm sóc sức khỏe.

           Năm 2020, ông Phan Xuân Diễn cùng các cộng sự, vinh dự được ông Nguyễn Đức Trung, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An tặng bằng khen vì đã có thành tích đạt giải nhất trong cuộc thi sáng tạo khoa học và công nghệ năm 2020. Bằng công trình, nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất chuỗi giá trị trà dược liệu tại Công ty cổ phần dược liệu Pù Mát.   

                                                                     

 

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Đổ hàng tỷ USD vào nông nghiệp, các đại gia Việt nhận lại được gì?

DNTH: Dù là những doanh nhân có tiếng trên thương trường, Bầu Đức, tỷ phú Trần Đình Long hay Trần Bá Dương,.. đều phải đối mặt với không ít thách thức trong hành trình đầu tư nông nghiệp.

Hiệu quả sản xuất từ Diễn đàn Khuyến nông@

DNTH: Trong thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã tổ chức nhiều diễn đàn Khuyến nông @, qua đó đã giúp cho bà con nông dân nâng cao được kiến thức, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, mở rộng cơ hội kết nối sản xuất và tiêu...

Khuyến khích nông dân đa dạng con nuôi thủy sản để tăng thu nhập

DNTH: Năm 2024, ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh dự báo tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh ước đạt khoảng 195.000 tấn, tăng khoảng 3.000 tấn so năm 2023, vượt kế hoạch đề ra 7,19 % về tăng giá trị sản xuất và...

Ứng dụng công nghệ cao phát triển nghề nuôi tôm

DNTH: Thủy sản được xác định là mũi nhọn trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh Ninh Bình và có những đóng góp rất quan trọng vào tăng trưởng kinh tế những năm qua.

Triển khai cho vay hỗ trợ liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo

DNTH: Để góp phần thực hiện đề án "Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030" (gọi tắt là Đề án 1 triệu ha chuyên canh lúa...

Siêu lợi nhuận từ đa dạng hóa sản phẩm từ sen

DNTH: Hiện nay, diện tích trồng sen ở tỉnh Đồng Tháp hơn 1.108 ha, sản lượng sen gương đến cuối tháng 10/2024 ước đạt 12.163 tấn. Giá thành sản xuất gương sen bình quân đạt 9.204 đồng/kg, giá bán bình quân đạt 20.000 đồng/kg, lợi...

XEM THÊM TIN