Nhiều diện tích mía ở Cù Lao Dung nguy cơ phải đốn bỏ

10:42 | 24/05/2020

DNTH: Niên vụ mía 2019-2020 của nông dân huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng) đã kết thúc khi Công ty CP Mía đường Sóc Trăng (đơn vị thu mua chính diện tích nơi đây) đã thông báo ngưng thu mua.

Hiện còn khoảng 150ha mía của nông dân đứng trước khả năng phải đốn bỏ vì không tiêu thụ được. Trong khi đó, chưa đầy một tháng nữa là bước vào mùa mưa, chuẩn bị cho mùa vụ mới.

Theo chia sẻ của các hộ dân trồng mía ở Cù Lao Dung, những năm gần đây, giá mía đường xuống thấp, sức thu mua của Công ty CP Mía đường Sóc Trăng chỉ ở mức cầm chừng. Nhiều diện tích mía nằm ở giáp đường, thuận tiện cho giao thông đã dần chuyển sang trồng mía nước (bán lấy nước uống).

Tuy nhiên, sau vài năm chuyển đổi thuận lợi, trong niên vụ 2019-2020 này, người trồng mía nước trên địa bàn huyện Cù Lao Dung lại rơi vào 'vết xe đổ' của cây mía đường khi mà đã kết thúc vụ mía mà nhiều diện tích vẫn chưa được thu hoạch, thương lái chỉ thu mua cầm chừng. Còn với nông dân, giờ chờ thương lái cũng không được mà hủy hợp đồng đã ký cũng không xong, phải đền cho thương lái, mía thì càng ngày cứ khô dần, đành đốn bỏ.

Khoảng 150ha mía ở Cù Lao Dung đứng trước nguy cơ đốn bỏ.

Nhiều nông dân cho biết, một tháng tới, nếu những diện tích mía không kịp thu hoạch thì phải đốn bỏ để chuẩn bị làm đất mà xuống giống vụ mới. Bà Nguyễn Thị Yên (ấp Đoàn Văn Tố A, xã Đại Ân 1), cho biết: 'Nhà tôi có 3 công (3.000m2 ) mía đã đến ngày thu hoạch nhưng hạn hán, xâm nhập mặn khiến năng suất cũng như trữ lượng đường bị ảnh hưởng'.

Chị Đặng Thị Cẩm Giang (ấp Văn Sáu, xã Đại Ân 1) chia sẻ: 'Năm nay gia đình tôi trồng 2ha mía nước. Tuy nhiên, đến nay mới thu hoạch được 5 công, còn 15 công chưa thu hoạch. Nếu nửa tháng nữa không thu hoạch diện tích mía còn lại thì phải đốn bỏ để trồng vụ mới'.

Theo Phòng NN&PTNT huyện Cù Lao Dung, niên vụ mía năm nay trên địa bàn huyện gặp rất nhiều khó khăn. Hiện, tình hình xuống giống mía cho niên vụ mới cũng chậm do nguồn nước ngọt còn khan hiếm. Tuy nhiên, theo dự báo của ngành Nông nghiệp huyện, trước ảnh hưởng của tình hình thời tiết cực đoan, giá cả bấp bênh, cùng việc tiêu thụ khó khăn nên kế hoạch xuống giống khoảng 3.500ha mía niên vụ 2020-2021 khó đạt.

Cây mía trước đây được xem là cây trồng chủ lực, giúp nhà nông làm giàu nên nhiều hộ chọn cây mía. Vì thế, Cù Lao Dung trở thành 'cù lao mía', diện tích lúc cao điểm lên trên 8.000ha mỗi niên vụ. Giờ đây, mía không còn 'ngọt' với nhà nông, thậm chí trở thành 'mía đắng' nên nhiều hộ bỏ mía chuyển đổi sang mô hình khác như: Đào ao nuôi tôm; trồng cam, bưởi, nhãn, thanh long, đu đủ… khiến diện tích mía giảm mạnh. Hiện toàn huyện chỉ còn khoảng 3.500ha mía trong mỗi vụ và dự kiến tiếp tục giảm nhanh trong các niên vụ tới.

Điều đáng nói, không phải hộ trồng mía nào muốn chuyển đổi sang cây trồng khác là được và dễ dàng. Bởi, sau nhiều năm thất bại, nợ nần đeo người dân, ngay cả vốn liếng để đầu tư cho giống mía mới, nông dân cũng hết khả năng. Giờ, bỏ mía thì không có vốn để chuyển đổi. Còn nếu tiếp tục bám trụ cùng mía cũng không hề khả quan, khi mà thời tiết ngày càng cực đoan, giá cả thì ngày càng xuống thấp, năng suất mía giảm nhiều.

Người nông dân đang bám trụ với cây mía Cù Lao Dung giờ đang trong tình cảnh 'tiến thoái lưỡng nan'.

Theo V.Đức – C.X./Công an Nhân d

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Giải pháp tưới tiết kiệm nước cho cây sầu riêng

DNTH: Hệ thống tưới nhỏ giọt khuếch tán dưới mặt đất được thử nghiệm cho vườn sầu riêng ở Tiền Giang, giúp tiết kiệm nước và tăng năng suất cây trồng.

Nhiều giải pháp phòng chống sâu bệnh gây hại cây trồng vụ Xuân

DNTH: Để chủ động phòng chống sâu bệnh gây hại vụ Xuân, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội đã có nhiều giải pháp chủ động phòng chống sâu bệnh.

Sau tinh gọn bộ máy, ứng dụng công nghệ là giải pháp bắt buộc

DNTH: Khi số lượng giảm do tinh gọn, địa bàn quản lý rộng hơn, ứng dụng công nghệ trở thành giải pháp bắt buộc đối với đội ngũ cán bộ chăn nuôi, thú y địa phương.

Cánh đồng khoai tây canh tác bền vững cho năng suất tăng 30%

DNTH: Mô hình sản xuất khoai tây bền vững tại Thị xã Quế Võ (Bắc Ninh) theo quy trình canh tác bền vững cho năng suất tăng 30% so với truyền thống.

Trồng hướng hữu cơ, bưởi đặc sản Quế Dương giá 24.000đ mỗi quả

DNTH: Xã Cát Quế (huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) đang lưu giữ giống bưởi quý mang tên bưởi Quế Dương. Người dân nơi đây có nhiều sáng kiến để bảo vệ cây bưởi danh tiếng.

Bình Thuận: Sạ thưa sẽ tiết kiệm 100 tỷ đồng

DNTH: Bình Thuận phấn đấu đến cuối năm 2026 toàn tỉnh có trên 40.000ha lúa gieo sạ dưới 120kg/ha, từ đó tiết kiệm gần 100 tỷ đồng cho nông dân.

XEM THÊM TIN