Nhiều góp ý xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo vùng Đồng bằng sông Hồng

20:46 | 11/05/2023

DNTH: Chiều 11/5, tại thành phố Nam Định đã diễn ra Diễn đàn cấp cao "Xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo vùng đồng bằng sông Hồng". Sự kiện thu hút khoảng 200 doanh nghiệp khởi nghiệp tham gia.

4Y9A0420
Tham dự diễn đàn có nhiều lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo các địa phương vùng Đồng bằng sông Hồng, các tổ chức quốc tế.

Sự kiện do Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Nam Định, Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học - công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) và Hội đồng Cố vấn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia phối hợp tổ chức; dưới sự chỉ đạo của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Bộ Khoa học và Công nghệ, Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định.

Dự diễn đàn có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng Phạm Gia Túc, Bí thư Tỉnh ủy Nam Định; Phạm Tất Thắng, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Dân vận Trung ương; Huỳnh Thành Đạt, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ.

Ngoài ra, còn có sự hiện diện của nhiều lãnh đạo các bộ, ngành; lãnh đạo các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng; các tổ chức quốc tế và đại sứ quán; các tổ chức thúc đẩy, hỗ trợ khởi nghiệp; Hiệp hội VARISME; và đặc biệt là sự tham gia của khoảng 200 doanh nghiệp khởi nghiệp, thanh niên, sinh viên.

4Y9A0328
 Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn Việt Nam Nguyễn Ngọc Quang (bên trái) cùng ông Phan Viết Thao - Chủ tịch Hội Doanh nhân Nam Định tại Hà Nội.

Đây là diễn đàn cấp cao về xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đầu tiên được tổ chức có chủ đề dành riêng cho vùng Đồng bằng sông Hồng, khu vực có tiềm năng trở thành trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo lớn của cả nước, thu hút và ươm tạo nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp cho các địa phương.

diễn đàn cấp cao
Các đại biểu tham gia thảo luận tại diễn đàn.

Nội dung diễn đàn tập trung vào 2 phiên thảo luận chính. Thứ nhất là thực tiễn khởi nghiệp ở vùng Đồng bằng sông Hồng; thứ hai là các giải pháp hỗ trợ xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của vùng.

Phát biểu tại diễn đàn, ông Bùi Trung Nghĩa, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, ngày 23/11/2022, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 30 – NQ/TW về phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045.

4Y9A0394
Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Bùi Trung Nghĩa phát biểu ý kiến tại diễn đàn.

Nghị quyết đã xác định quan điểm phát triển nhanh, bền vững vùng Đồng bằng sông Hồng thực sự là vùng động lực phát triển hàng đầu, có vai trò định hướng, dẫn dắt quá trình cơ cấu lại nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng của đất nước.

Ông Bùi Trung Nghĩa nhìn nhận, Đồng bằng sông Hồng là một vùng kinh tế động lực chiếm khoảng 30% GDP cả nước, tổng vốn đầu tư xã hội chiếm hơn 1/3, đứng đầu cả nước. Tăng trưởng kinh tế vùng Đồng bằng sông Hồng tăng trưởng bình quân giai đoạn 2005 - 2020 đạt 7,94%/năm, cao hơn mức bình quân cả nước. Một số địa phương trong vùng đã phát triển bứt phá, trở thành điểm sáng của vùng và cả nước. Với mục tiêu phát triển doanh nghiệp Việt Nam lớn mạnh, trở thành nòng cốt của kinh tế đất nước, phấn đấu đến năm 2025 có khoảng 1,5 triệu doanh nghiệp hoạt động; đến năm 2030, có ít nhất 2 triệu doanh nghiệp, các chương trình và hoạt động thúc đẩy, hỗ trợ khởi nghiệp mà VCCI đang cùng với các bộ, ngành, địa phương phối hợp thực hiện đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nền tảng về chính sách, cơ chế và hệ sinh thái để cộng đồng khởi nghiệp trải nghiệm thực tiễn khởi nghiệp, góp phần phát triển doanh nghiệp.

Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Nam Định Trần Minh Hoan cho biết, trong giai đoạn vừa qua, các địa phương đã thực hiện việc hỗ trợ, xây dựng và vận hành hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo nhưng chưa có tính thống nhất và đồng bộ. Một số địa phương trong vùng, trong khu vực thiếu tính kết nối và chia sẻ. Vì vậy, để phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo vùng Đồng bằng sông Hồng, phát huy thế mạnh của mỗi địa phương, các tỉnh/thành vùng Đồng bằng sông Hồng cần sát cánh, đồng hành cùng nhau trong truyền thông khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Đó là hợp tác chia sẻ thông tin tuyên truyền, phổ biến các chính sách, các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, các điển hình khởi nghiệp của các địa phương trong vùng.

Ông Hoan đề xuất Bộ Khoa học và Công nghệ đầu tư xây dựng khu dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp tập trung quy mô vùng với đầy đủ các hạng mục, bao gồm cả khu ươm tạo công nghệ và khu không gian sáng tạo để các công ty khởi nghiệp trong vùng có thể sử dụng. Qua đó, phối hợp triển khai các chương trình đào tạo, tập huấn kiến thức, hội thảo, sự kiện cho các thành phần của hệ sinh thái khởi nghiệp.

Bà Thạch Lê Anh - nhà sáng lập Vietnam Silicon Valley khẳng định: hoạt động ươm tạo phải đi cùng đầu tư. Cần phải biết cách ươm tạo và ươm tạo theo mô hình của thung lũng Silicon. Trong mỗi đợt đầu tư, gieo mầm từ 10 - 20 nhóm và ươm tạo trong 100 ngày. Đối với Việt Nam, hoạt động ươm mầm này cần diễn ra trong vòng 4 tháng, do đa phần khả năng tiếng Anh của các em còn hạn chế và không có khả năng thuyết phục nhà đầu tư (pitching). Do đó, tháng cuối cùng là để các em làm quen với các quỹ và tập pitching trong 1 khoảng thời gian cố định.

Thứ nhất, con người có khả năng truyền được cảm hứng cho những người đồng hành với ý tưởng sáng tạo. Khi họ truyền cảm hứng cho những người xung quanh thực hiện ý tưởng cùng với họ, nhà đầu tư mới yên tâm đồng hành cùng nhóm khởi nghiệp. Thứ hai, sau khi con người đã phác thảo chiến lược, thì phải thực hiện được chiến lược. Thứ ba, con người quản lý được rủi ro.

Bên cạnh đó, bà Lê Anh nói thêm, điều quan trọng nhất là làm thế nào để xây được mô hình kinh doanh đáp ứng được 3 yếu tố, thứ nhất là có khả năng có lãi, thứ hai là lặp đi lặp lại và có khả năng tăng trưởng. Các mô hình đáp ứng được 3 yếu tố trên đều có thể thu hút được đầu tư.

“Chúng tôi đã trải qua thời gian khởi nghiệp khó khăn bởi thiếu đi những kinh nghiệm và một người hướng dẫn chuyên nghiệp. Trong quá trình lên chiến lược, chúng tôi đã phải liên tục thử nghiệm, thất bại và làm lại từ đầu. Doanh nghiệp bị cuốn vào vòng xoáy hết vốn, rồi lại đi gọi vốn. Thực tế thì trên thế giới đã có những kinh nghiệm cho bước thử nghiệm có thể tiết kiệm chi phí hơn. Nhưng chúng tôi không có kinh nghiệm nên đã đốt khá nhiều vốn cho giai đoạn này. Nếu như có thể làm lại và có nhà cố vấn chuyên nghiệp thì doanh nghiệp có thể sẽ giải quyết vấn đề nhanh và tiết kiệm chi phí hơn" - ông Đỗ Minh Phương- CEO/Founder Cơm 9 phút chia sẻ tại diễn đàn.

Từ đó, ông Đỗ Minh Phương cho rằng có 3 vấn đề mà các startup cần: thứ nhất, các nhà lãnh đạo của tỉnh, thành phố có thể dành thời gian kết nối với doanh nghiệp, kết nối các doanh nghiệp startup và các doanh nghiệp lớn. Nhà lãnh đạo hãy tìm các "hạt giống đỏ" để kéo gần khoảng cách lớn và nhỏ. Thứ hai, hãy tìm các startup lớn để làm mentor. Thứ ba, có các huấn luyện viên cho các nhà khởi nghiệp trở thành phiên bản lớn nhất cho chính họ, đặt ra những vấn đề để doanh nghiệp có thể tự phát triển chính mình. Hệ thống huấn luyện viên như vậy sẽ giúp cho các địa phương tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí để có thể phát triển tốt hơn.

lễ ký kết
Lễ Ký bản ghi nhớ giữa Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Nam Định và các đơn vị trong hệ sinh thái Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia.

Trong khuôn khổ Diễn đàn cấp cao Xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo vùng Đồng bằng sông Hồng, đã diễn ra Lễ Ký bản ghi nhớ giữa Sở Khoa học và Công Nghệ tỉnh Nam Định và các đơn vị trong hệ sinh thái Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia, hướng đến mục tiêu cao nhất là tạo lập môi trường thuận lợi để thúc đẩy hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; cổ vũ khuyến khích, nâng cao tinh thần và năng lực khởi nghiệp cho thanh niên, sinh viên; tạo nên động lực hình thành các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thành công tại tỉnh Nam Định.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Varisme tham dự chương trình gặp gỡ các doanh nghiệp nhân ngày doanh nhân Việt Nam cùng Thường trực Chính Phủ

DNTH: Ngày 4/10 vừa qua, tại trụ sở Chính phủ,dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thường trực Chính phủ có cuộc gặp mặt các đại diện doanh nghiệp nhân ngày Doanh nhân Việt Nam. Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ:...

Đẩy mạnh phát triển “chuỗi liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp”

DNTH: Phát triển nông nghiệp theo “chuỗi giá trị liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp” là hướng đi bền vững giúp nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập cho nông dân và doanh nghiệp. Sản xuất nông nghiệp theo...

Hiệp hội VARISME tiến tới hợp tác toàn diện với huyện Đức Cơ

DNTH: Tây Nguyên bao gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng. Theo mục tiêu quy hoạch đến năm 2050, Tây Nguyên sẽ là vùng phát triển bền vững, có nền kinh tế xanh, tuần hoàn, giàu bản sắc văn hóa…

Hiệp hội VARISME dâng hương kính trình 52 vị vua tại Hoàng Thành Thăng Long

DNTH: Sáng ngày 2/9, tại Hoàng Thành Thăng Long, Hà Nội, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn Việt Nam (Varisme) cùng Viện nghiên cứu phát triển doanh nhân Việt Nam Asean, Hội đồng nữ doanh nhân Việt Nam - Asean tổ chức lễ...

Vai trò của doanh nghiệp trong tham gia xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật

DNTH: Ngày 7/8/2024 tại Hà Nội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội tổ chức Hội thảo về vai trò của doanh nghiệp trong tham gia xây dựng và áp dụng tiêu...

Xuất khẩu nông lâm thủy sản tăng gần 19%

DNTH: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 7 tháng đạt 34,27 tỷ USD, tăng 18,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá trị xuất siêu nông lâm thủy sản đạt 9,42 tỷ USD, tăng 60%.

XEM THÊM TIN