Nhiều hệ lụy bán tàu cá không sang tên đổi chủ

10:12 | 03/10/2019

DNTH: Ông Quảng Trọng Thao, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Kiên Giang cho biết, thời gian gần đây có hiện tượng một số chủ tàu cá do làm ăn không hiệu quả nên bán tàu cho người ngoài tỉnh, chủ yếu là Cà Mau, Bến Tre…

18-17-04_1_tu_c_cu_ngu_dn_kien_ging_di_khi_thc_khong_hieu_qu_nen_nm_bo_rt_nhieu_mot_so_ngu_dn_d_phi_bn_re_tu_de_co_tien_tr_no_1

Tàu cá của ngư dân Kiên Giang đi khai thác không hiệu quả nên nằm bờ rất nhiều, một số ngư dân đã phải bán rẻ tàu để có tiền trả nợ.

Điều đáng nói là việc mua bán này có ra làm hợp đồng công chứng nhưng sau đó không đến cơ quan chức năng làm các thủ tục sang tên, đổi chủ theo quy định.

Tàu mua bán thường là loại có công suất nhỏ, người mua sẽ bỏ thêm vài chục triệu đồng để đầu tư mua dàn cào để đi khai thác con banh lông. Tuy nhiên, do con banh lông là đối tượng bị cấm khai thác và ngư trường trong nước đã cạn kiệt nên những đối tượng này lén lút đi ra nước ngoài khai thác. Chủ yếu là ngư trường của các nước lân cận trong khu vực như: Campuchia, Thái Lan, Indonesia… để khai thác bất hợp pháp. Khi những tàu này bị nước ngoài bắt thì vẫn xác định là tàu của ngư dân Kiên Giang do vẫn còn đăng ký, biển số của tỉnh.

“Việc bán tàu như vậy không chỉ gây khó khăn cho công tác quản lý, mà chủ tàu cũ vẫn bị hệ lụy khi tàu bị bị nước ngoài bắt giữ, do vẫn còn đứng tên chủ tài sản. Theo quy định của Luật Thủy sản hiện hành thì việc đưa tàu ra nước ngoài khai thác bất hợp pháp có thể bị phạt tiền lên tới 1 tỷ đồng, ngoài ra còn có các hình thức phạt bổ sung khác”, ông Thao cảnh báo.

Thống kê của cơ quan chức năng, trong 9 tháng đầu năm 2019, đã có 140 tàu cá của ngư dân Kiên Giang bị nước ngoài bắt giữ, tăng cao so với cùng kỳ năm 2018. Kiên Giang hiện cũng là có tàu bị nước ngoài bắt giữ nhiều nhất trong khu vực.

Thời gian gần đây, tàu cá của ngư dân Kiên Giang đi khai thác không hiệu quả nên nằm bờ rất nhiều, nguyên nhân do nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt. Một số ngư dân đã phải bán rẻ tàu để có tiền trả cho ngân hàng cũng như thanh toán các khoản nợ khác.

Theo kế hoạch thông báo của Bộ NN-PTNT, dự kiến ngày 5/11 tới, Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu về chống khai thác khai thác bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định sẽ kiểm tra tại tỉnh Kiên Giang. Nếu tình trạng tàu đi khai thác bất hợp pháp và bị nước ngoài bắt giữ không giảm và chưa thể chất dứt thì sẽ bị đoàn bắt lỗi rất nặng.

 

Theo Đ.T.CHÁNH/Báo Nông Nghiệp

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Nhiều giải pháp phòng chống sâu bệnh gây hại cây trồng vụ Xuân

DNTH: Để chủ động phòng chống sâu bệnh gây hại vụ Xuân, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội đã có nhiều giải pháp chủ động phòng chống sâu bệnh.

Sau tinh gọn bộ máy, ứng dụng công nghệ là giải pháp bắt buộc

DNTH: Khi số lượng giảm do tinh gọn, địa bàn quản lý rộng hơn, ứng dụng công nghệ trở thành giải pháp bắt buộc đối với đội ngũ cán bộ chăn nuôi, thú y địa phương.

Cánh đồng khoai tây canh tác bền vững cho năng suất tăng 30%

DNTH: Mô hình sản xuất khoai tây bền vững tại Thị xã Quế Võ (Bắc Ninh) theo quy trình canh tác bền vững cho năng suất tăng 30% so với truyền thống.

Trồng hướng hữu cơ, bưởi đặc sản Quế Dương giá 24.000đ mỗi quả

DNTH: Xã Cát Quế (huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) đang lưu giữ giống bưởi quý mang tên bưởi Quế Dương. Người dân nơi đây có nhiều sáng kiến để bảo vệ cây bưởi danh tiếng.

Bình Thuận: Sạ thưa sẽ tiết kiệm 100 tỷ đồng

DNTH: Bình Thuận phấn đấu đến cuối năm 2026 toàn tỉnh có trên 40.000ha lúa gieo sạ dưới 120kg/ha, từ đó tiết kiệm gần 100 tỷ đồng cho nông dân.

Sơn La: Nhiều mô hình trồng cây ăn quả thu nhập 400 triệu đồng/ha

DNTH: Nhiều hộ nông dân ở Sơn La từ trồng cây ăn quả đã vươn lên thoát nghèo và trở thành triệu phú, tỷ phú.

XEM THÊM TIN