Nhiều nhà dân xây dựng trên đất công: Sở TNMT Hà Nội đề nghị làm rõ trách nhiệm của UBND huyện Thanh Trì

15:26 | 13/06/2020

DNTH: Quá trình kiểm tra của Sở Tài Nguyên và Môi trường (TNMT) Hà Nội cho thấy, UBND huyện Thanh Trì đã ban hành nhiều văn bản xử lý nhà xây dựng trên đất công ở xã Ngọc Hồi, nhưng những văn bản này chỉ nằm trên... bàn giấy.

Để xảy ra vi phạm thuộc về UBND huyện Thanh Trì, UBND xã Ngọc Hồi thời kỳ từ năm 2017 đến nay.

2 kết luận thanh tra chỉ ra sai phạm, nhưng không khắc phục

Như đã thông tin, liên quan đến loạt bài "nhiều nhà dân xây dựng trái phép trên đất công giao trái thẩm quyền ở xã Ngọc Hồi (huyện Thanh Trì, Hà Nội)"  mà Báo điện tử Dân Việt/TrangTraiVietOnline, ngày 24/2, Văn phòng Thành ủy Hà Nội đã có văn bản số 5139- CV/VPTU thông báo ý kiến chỉ đạo của đồng chí Bí thư Thành ủy Hà Nội (đồng chí Vương Đình Huệ- PV) yêu cầu UBND TP Hà Nội kiểm tra, xem xét giải quyết vụ việc nhiều nhà dân xây dựng trái phép trên đất công ở địa bàn huyện Thanh Trì mà Báo điện tử Dân Việt/TrangTraiVietOnline đã phản ánh.

Bí thư Thành ủy Hà Nội yêu cầu kiểm tra việc xây nhà trên đất công ở Thanh Trì

Ngày 12/3, Phó Chánh Văn phòng UBND TP Hà Nội Võ Tuấn Anh có công văn số 2167/VP-ĐT truyền đạt ý kiến của ông Nguyễn Quốc Hùng- Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội chủ trì cùng UBND huyện Thanh Trì kiểm tra vụ việc Báo điện tử Dân Việt đã nêu và có biện pháp xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

Nhiều nhà dân xây dựng trên đất công: Sở TNMT Hà Nội đề nghị làm rõ trách nhiệm của UBND huyện Thanh Trì  - Ảnh 1.

Khi 3 hộ dân xây dựng nhà ở phần thô, UBND xã Ngọc Hồi, UBND huyện Thanh Trì đã ban hành nhiều văn bản, kể cả quyết định đình chỉ, thế nhưng những văn bản này lại không được thực thi.

Ngày 9/6, thông tin về kết quả kiểm tra vụ việc với PV Báo điện tử Dân Việt/TrangTraiVietOnline, ông Trịnh Việt Dân- Chánh Thanh tra Sở TNMT Hà Nội cho biết, sau khi có chỉ đạo của UBND TP Hà Nội, Sở đã vào cuộc kiểm tra vụ việc. Quá trình kiểm tra cho thấy, vụ việc 3 hộ dân xây dựng nhà trên đất công giao trái thẩm quyền xảy ra ở xã Ngọc Hồi (huyện Thanh Trì, TP Hà Nội) xuất phát từ việc giao đất cho thuê đất trái thẩm quyền từ năm 1991.

Theo đó, năm 1991 UBND xã Ngọc Hồi đã ký hợp đồng với 27 hộ gia đình cho thuê đất làm dịch vụ lâu dài, các hộ này nộp tiền một lần cho UBND xã Ngọc Hồi. Theo hợp đồng của 27 hộ diện tích sử dụng đất cho thuê là 5.063m2, một phần là diện tích đất chuyên dùng.

Trong những năm 1997 và năm 2002, UBND huyện Thanh Trì đã ban hành 2 Kết luận thanh tra là Kết luận số 28 ngày 5/4/1997 và số 16 ngày 9/9/2002. Hai Kết luận thanh tra chỉ rõ việc xã Ngọc Hồi cho thuê đất làm dịch vụ lâu dài không đúng thẩm quyền, vi phạm Điều 13 của Luật đất đai năm 1988 và điều 6 luật đất đai 1993. Kết luận thanh tra cũng yêu cầu UBND xã Ngọc Hồi hủy bỏ hợp đồng cho thuê, thu hồi lại đất đưa vào quỹ đất do xã quản lý.

Tuy nhiên, đến thời điểm Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, những nội dung trong 2 Kết luận thanh tra nói trên không được UBND xã Ngọc Hồi khắc phục, thực hiện.

Xây dựng nhà trên đất nông nghiệp

Cũng theo ông Dân, 3 hộ gia đình ông Nhân Văn Thưởng, Nhân Văn Dẫn và bà Đình Thị Kim, có tổng diện tích sử dụng đất 677,4m2, trong đó có 500m2 đất xã Ngọc Hồi ký hợp đồng cho thuê năm 1991 và 177,4m là đất các hộ lấn chiếm đến năm 1995. Từ năm 1991- 1992, các hộ thuê đất đã xây dựng nhà trên diện tích đất được giao.

Nhiều nhà dân xây dựng trên đất công: Sở TNMT Hà Nội đề nghị làm rõ trách nhiệm của UBND huyện Thanh Trì  - Ảnh 2.

Nhờ hệ thống chính quyền buông lỏng quản lý, 3 hộ dân xây dựng nhà trên đất công giao trái thẩm quyền đã hoàn thiện đưa nhà vào sử dụng và kinh doanh.

Năm 2009, thực hiện dự án xây dựng cầu Ngọc Hồi, kiểm tra diện tích phương án mặt bằng các hộ đã được phê duyệt, tổng diện tích các hộ đang sử dụng là 599,5m2; diện tích bị thu hồi là 382m2; diện tích còn lại là 217,3m2. Năm 2016 các hộ đã bàn giao mặt bằng cho dự án thi công cầu Ngọc Hồi.

Diện tích đất còn lại sau khi thu hồi có nguồn gốc là đất nông nghiệp do UBND xã Ngọc Hồi quản lý (trước đó đã ký hợp đồng cho các hộ làm dịch vụ từ năm 1991- PV). Ba hộ này đã hợp khối, xây dựng công trình kiên cố cao 5 tầng để ở và kinh doanh. Việc xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng và xây dựng trên đất nông nghiệp do xã Ngọc Hồi quản lý.

"Tổng diện tích thu hồi của gia đình ông Nhân Văn Thưởng là 202m2 đất bị thu hồi cho dự án làm cầu Ngọc Hồi, diện tích còn lại 171,3m2 gia đình đã hợp khối và tự xây dựng công trình nhà ở kiên cố để ở và kinh doanh. Gia đình ông Nhân Văn Dẫn có diện tích thu hồi là 99,5m2, tổng diện tích trước thu hồi là 124,4m2, còn lại là 24.9m2. Ông đã xây dựng nhà trên diện tích đất còn lại để ở và kinh doanh; và hộ thứ 3 là bà Đình Thị Kim, diện tích đất sử dụng trước khi bị thu hồi là 101,6m2 đất thu hồi là 80.4m2. Bà Kim đã xây dựng nhà 5 tầng để ở và kinh doanh trên diện tích đất còn lại là 21,2m...", ông Dân nói.

Báo Dân Việt phản ánh đúng, Sở TNMT đề nghị làm rõ trách nhiệm của các cá nhân liên quan

Văn bản Sở TNMTHà Nội báo cáo lên UBND TP Hà Nội cho thấy, việc xây dựng công trình trên đất của 3 hộ gia đình nhà ông Thưởng, ông Dẫn, bà Kim đã được Đội Quản lý trật tự xây dựng huyện Thanh Trì phối hợp với UBND xã Ngọc Hồi thiết lập hồ sơ gồm: Biên bản làm việc, kiểm tra hiện trạng, thông báo chủ công trình vi phạm, báo cáo UBND huyện, Phòng TNMT huyện.

UBND huyện Thanh Trì đã làm việc với UBND xã Ngọc Hồi và đã có văn bản đôn đốc. Cụ thể, UBND huyện Thanh Trì có văn bản số 16 ngày 15/11/2018, văn bản số 1974 ngày 27/9/2018 và số 337 ngày 28/2/2020, yêu cầu UBND xã Ngọc Hồi xử lý các công trình nêu trên. Tuy nhiên, đến thời điểm kiểm tra, UBND xã Ngọc Hồi không xử lý các công trình vi phạm, dẫn đến các chủ công trình tiếp tục hoàn thiện và đưa vào sử dụng theo như phản ánh của Báo điện tử Dân Việt. 

Từ những nội dung nêu trên, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội phối hợp huyện Thanh Trì, UBND xã Ngọc Hồi, kết quả kiểm tra nhận xét Báo điện tử Dân Việt nêu trên là đúng…

Nhiều nhà dân xây dựng trên đất công ở huyện Thanh Trì: UBND huyện Thanh Trì ban hành văn bản trên bàn giấy - Ảnh 1.

Khi các vi phạm xây dựng nhà trên đất công ở xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, Hà Nội diễn ra ông Nguyễn Tiến Cường- Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Trì phụ trách lĩnh vực xây dựng (hiện đang là Chủ tịch huyện) đã ban hành văn bản chỉ đạo xã Ngọc Hồi xử lý nghiêm tình trạng này. Nhưng văn bản này cũng chỉ nằm trên bàn giấy. Ảnh: Báo Thanh tra

Cũng theo ông Dân, dù UBND xã Ngọc Hồi và UBND huyện Thanh Trì đã ban hành nhiều văn bản, nhưng những văn bản này cũng chỉ nằm trên bàn giấy. Chính việc chính quyền nơi đây không có hành động xử lý quyết liệt, dẫn tới các hành vi vi phạm xây dựng nhà trên đất công tiếp tục tái diễn. Trách nhiệm này thuộc về UBND xã Ngọc Hồi, UBND huyện Thanh Trì thời kỳ từ năm 2017- đến nay.

"Vấn đề phát hiện vi phạm cũng có lập biên bản, cũng có xác định hành vi vi phạm, nhưng những xác minh này đều nằm trên giấy tờ, không được triển khai trên thực tiễn, dẫn đến nó cứ tồn tại và người ta để lâu nó tồn tại.

Việc Báo điện tử Dân Việt nêu là chính xác. Theo thẩm quyền việc quản lý đất đai trên địa bàn trước là do chủ tịch xã phát hiện vi phạm, đề xuất biện pháp trường hợp vượt thẩm quyền ông phải báo cáo. Trong các tài liệu thu thập được, ông (Chủ tịch UBND xã Ngọc Hồi- PV) có lập tất cả các nội dung, nhưng không được triển khai trên thực địa. Huyện có ban hành 3 văn bản, nhưng cũng chỉ là văn bản thôi, không được triển khai. Cả thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp huyện, các phòng ban chuyên môn theo dõi để khi có những báo cáo xử lý về trật tự xây dựng về quản lý đất đai thì phải triển khai thực hiện, nhưng theo cái mà chúng ta kiểm tra tất cả đều trên giấy", ông Dân nói.

Theo ông Dân, việc xử lý của UBND huyện Thanh Trì, và UBND xã Ngọc Hồi chỉ dừng lại ở công tác ban hành các văn bản mà không có hành động xử lý quyết liệt, dẫn tới các hành vi vi phạm tiếp tục tái diễn trách nhiệm này thuộc về UBND huyện Thanh Trì, UBND xã Ngọc Hồi thời kỳ từ năm 2017 đến nay.

Trước những vi phạm nói trên, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã báo cáo lên UBND TP Hà Nội và đề nghị UBND TP Hà Nội có văn bản chỉ đạo giao UBND huyện Thanh Trì tổ chức thanh tra, làm rõ trách nhiệm của tập thể cá nhân liên quan đến công tác quản lý nhà nước về đất đai, trật tự xây dựng đối với diện tích đất theo nội dung phản ánh của Báo điện tử Dân Việt.

Trên cơ sở kết quả thanh tra phải có biện pháp xử lý dứt điểm về đất đai, diện tích xây dựng đối với diện tích đất nêu trên.

Ngoài ra, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cũng đề nghị UBND TP Hà Nội giao cho Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội hướng dẫn về chuyên môn trong quá trình tổ chức thực hiện nghiệp vụ.

Thành Nam

Theo https://danviet.vn/nhieu-nha-dan-xay-dung-tren-dat-cong-so-tnmt-ha-noi-de-nghi-lam-ro-trach-nhiem-cua-ubnd-huyen-thanh-tri-20200612162859375.htm

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Hàng trăm hộ dân đề nghị nhận tiền bồi thường, bàn giao mặt bằng trước thời hạn để làm sân bay Long Thành

Theo UBND huyện Long Thành (Đồng Nai), có 368 hộ dân có đơn đề nghị nhận tiền bồi thường và bàn giao mặt bằng trước thời hạn.

Không có "vùng cấm" cho tổ chức, cá nhân phân lô bán nền trái phép

Bộ Xây dựng vừa có công văn số 4221/BXD-TTr trả lời cử tri về việc kiểm tra, giám sát việc xây dựng trái phép, phân lô bán nền tràn lan tại nhiều địa phương.

TPHCM điều chỉnh hệ số giá đất, quy hoạch 7 dự án tái định cư

UBND TP. HCM vừa phê duyệt điều chỉnh, bổ sung mục tiêu sử dụng đối với 7 dự án tái định cư phục vụ các dự án khu công nghệ cao và các dự án chỉnh trang đô thị, công ích sử dụng vốn ngân sách hoặc có nguồn gốc từ ngân sách.

TP. HCM công bố nhiều vi phạm về đất đai, xây dựng ở quận Thủ Đức và huyện Củ Chi

Thanh tra TP. HCM vừa công bố kết luận thanh tra toàn diện công tác quản lý đất đai và trật tự xây dựng trên địa bàn quận Thủ Đức và huyện Củ Chi giai đoạn 2016 - 2019, trong đó chỉ ra nhiều vi phạm cần khắc phục, chấn chỉnh.

Hà Nội: Điểm mặt doanh nghiệp chây ỳ trả đất công

UBND TP Hà Nội cho biết sẽ tăng cường thanh tra, rà soát việc quản lý, sử dụng cơ sở nhà, đất công trên địa bàn TP của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuê đất nhà nước.

Ôm mộng chuyển đổi, nhà đầu tư 'săn' đất nông nghiệp hồ Tây

Giá đất nông nghiệp, đất xen kẹt, đất vườn tại quận Tây Hồ, Hà Nội đang được chào bán với mức giá cao ngất từ 40-60 triệu đồng/m2. Người mua đất có niềm tin đó là các thửa đất này đều có thể chuyển đổi sang đất ở....

XEM THÊM TIN