Những 'cột mốc sống' khẳng định chủ quyền

14:54 | 07/11/2018

DNTH: Bất chấp khó khăn, ngư dân Đà Nẵng vẫn kiên cường vươn khơi bám biển, bền bỉ khai thác tại các ngư trường truyền thống, góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

14-52-08_1_ve_ben_2
Tàu của ngư dân Đà Nẵng neo trên sông Hàn chuẩn bị cho chuyến biển mới

Ông Trần Toàn, 59 tuổi, ở phường Thuận Phước (quận Hải Châu) gắn bó với nghề biển từ thuở thiếu niên, 18 tuổi đã trở thành chủ tàu kiêm thuyền trưởng. Bền bỉ đánh bắt và tích lũy đóng tàu mới, đến nay ông Toàn đã có 4 tàu công suất lớn, chuyên làm dịch vụ hậu cần nghề cá và khai thác tôm hùm giống.

Nối nghiệp cha, 2 người con trai của ông Toàn đều trở thành những thuyền trưởng dạn dày kinh nghiệm. 4 chiếc tàu của ông Toàn có công suất từ 800 - 1.000 CV, với tổng số 40 lao động, thường xuyên bám biển làm dịch vụ cung cấp dầu, gạo, nước ngọt cho các tàu đánh bắt xa bờ. Vào những tháng mưa bão, ít có tàu vươn khơi, ông Toàn chuyển sang khai thác tôm hùm giống, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho các thuyền viên.

Trên mỗi tàu của ông Toàn có 10 lao động, thu nhập mỗi người bình quân 15 triệu đồng/tháng trong thời gian làm dịch vụ hậu cần nghề cá. Còn khi khai thác tôm hùm giống, trừ phí tổn, người đi bạn chia được từ 500 ngàn đến 1 triệu đồng/đêm. Ông Toàn cho biết: Tôm hùm giống hiện có giá từ 300 - 500 ngàn đồng/con, bình quân mỗi tàu khai thác được 45 con/đêm và hễ tàu vào bến là thương lái đón mua ngay.

Cùng phường với ông Toàn, ông Lê Văn Thiên, 43 tuổi, ngày nào đi bạn trên tàu của người khác, bây giờ đã trở thành ông chủ của 2 chiếc tàu đánh bắt xa bờ. Tàu ông Thiên hành nghề câu các loại cá lớn như cá cam, cá mú, cá thu, mỗi con nặng hàng chục ký. Trên mỗi tàu có 7 lao động, trừ hết chi phí, thuyền viên chia được từ 6 - 10 triệu đồng/chuyến biển (12 - 15 ngày).

Còn ông Trần Văn Thái, 52 tuổi, nhà ở gần đường 3-2 (Đà Nẵng) qua nhiều năm đánh bắt ven bờ bằng ghe máy đã dành dụm được số vốn kha khá, đồng thời vay ngân hàng đóng mới tàu cá công suất 800CV với tổng kinh phí hơn 2 tỷ đồng, vững vàng thẳng tiến khơi xa. Ông Thái hồ hởi trải lòng: Theo chủ trương hạn chế đánh bắt gần bờ, mình mạnh dạn đầu tư đóng tàu công suất lớn, khai thác tại các ngư trường truyền thống của Việt Nam, vừa có thu nhập cao, vừa góp phần khẳng định chủ quyền của Tổ quốc trên biển.

Hằng năm, ngư dân Đà Nẵng bền bỉ khai thác tại các ngư trường truyền thống. Tàu cá được tổ chức thành từng tổ để hỗ trợ nhau trong quá trình hành nghề. Tàu đánh bắt xa bờ được Chính phủ hỗ trợ một phần chi phí nhiên liệu và cấp máy thông tin để thông báo cho nhau về tình hình ngư trường và liên lạc với các cơ quan chức năng ở đất liền. Trong khi đó, Đài Thông tin Duyên hải miền Trung, Trung tâm Tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực 2 cùng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố luôn sẵn sàng lực lượng và phương tiện cứu hộ cứu nạn.

Ông Nguyễn Sanh ở phường Thọ Quang (quận Sơn Trà) từ khi xuất ngũ đã chọn nghề biển để mưu sinh. Kiên trì bám biển, sau 4 năm đi bạn, ông Sanh đã mua được 1 chiếc tàu nhỏ. Liên tục đánh bắt đạt hiệu quả cao, ông Sanh đóng tàu công suất lớn, thường xuyên khai thác tại ngư trường Hoàng Sa và tích cực hoạt động trong “Tổ đoàn kết sản xuất an toàn”. Người thuyền trưởng can trường chia sẻ: Các tàu trong “Tổ đoàn kết sản xuất an toàn” đều có máy thông tin để thông báo cho nhau về tình hình ngư trường, nhất là tọa độ và thủ đoạn phá hoại của các tàu lạ để phòng ngừa.

14-52-08_1_snh_1
Tàu ông Nguyễn Sanh trở về bến sau một chuyến khai thác ở ngư trường Hoàng Sa

Đặc biệt, anh Thái Hồng Nhơn ở phường Thạc Gián (quận Thanh Khê) từ người đi bạn, chăm chỉ làm ăn vượt khó vươn lên, trở thành chủ tàu, rồi trở thành giám đốc công ty khai thác và dịch vụ hậu cần nghề cá, trụ sở tại Khu Công nghiệp và Dịch vụ Thủy sản Thọ Quang. Gia đình anh Nhơn hiện có 4 tàu công suất từ 800 - 1.400 CV, tổng số gần 50 lao động, thu nhập mỗi người từ 10-15 triệu đồng/tháng…

Ngày ngày, ngư dân Đà Nẵng kiên cường vươn khơi bám biển, tích cực tham gia cứu hộ cứu nạn và các hoạt động bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Theo Giám đốc Sở NN-PTNT Đà Nẵng Nguyễn Phú Ban, mỗi chiếc tàu đánh bắt xa bờ như một cột mốc sống khẳng định chủ quyền của Tổ quốc trên biển.

LÊ VĂN THƠM
Báo NN

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Phú Yên gỡ vướng cho du lịch nông thôn phát triển

DNTH: Phú Yên - Du lịch nông thôn được kỳ vọng khởi sắc khi đề án thí điểm xây dựng các mô hình du lịch nông thôn và phát triển sản phẩm OCOP được ban hành.

Bình Thuận công bố 10 sản phẩm chế biến từ trái thanh long

DNTH: UBND tỉnh Bình Thuận vừa công nhận 30 sản phẩm, bộ sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Bình Thuận năm 2024 để tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Nam năm 2024. Trong đó có tới 10 sản...

Tân Yên: Nâng cao giá trị nông sản chủ lực của địa phương

DNTH: Từ một vùng quê nghèo nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Bắc Giang, trong những năm gần đây, huyện Tân Yên đã chuyển mình mạnh mẽ, phát triển toàn diện trên các lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, giúp nâng cao giá trị...

Xuất khẩu rau quả chế biến của Việt Nam thu về gần 1,1 tỷ USD

DNTH: Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nông sản chế biến của Việt Nam đạt gần 1,1 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2023.

Đức Cơ tổ chức Hội chợ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng dân tộc thiểu số

DNTH: Trong 2 ngày (29 và 30/11), tại thị trấn Chư Ty, Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) tổ chức Hội chợ giới thiệu và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn huyện...

Xuất khẩu sầu riêng lao dốc

DNTH: Tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng của nước ta giảm 68,4% so với tháng 9 và gần 40% so với cùng kỳ năm ngoái.

XEM THÊM TIN