Niềm tự hào hàng Việt Nam
14:59 | 20/09/2021
DNTH: Gốm sứ Bát Tràng, khảm trai Chuyên Mỹ, bánh kẹo Đường Lâm, bưởi Diễn, cam Canh…, rất nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ, nông sản thực phẩm nổi tiếng của Hà Nội đã tham gia đánh giá, phân hạng trong Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Qua đó các sản phẩm đã nâng cao chất lượng, mẫu mã, chinh phục người tiêu dùng trong nước và quốc tế, khẳng định thương hiệu, niềm tự hào hàng Việt Nam.

Chinh phục người tiêu dùng
“Bộ bát đĩa gốm sứ hoa sen đỏ”, “bộ bát đĩa gốm sứ chim én hoa sen”, “bộ bát đĩa gốm sứ rồng phượng” và “bộ ấm chén gốm sứ chim én hoa sen” do Công ty TNHH Gốm sứ Quang Vinh (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm) sản xuất đã được Bộ NN&PTNT công nhận sản phẩm OCOP 5 sao (sản phẩm quốc gia) - thứ hạng cao nhất trong thang bậc đánh giá OCOP hiện nay.
Về những sản phẩm này, Giám đốc Công ty TNHH Gốm sứ Quang Vinh Hà Thị Vinh cho biết, xã Bát Tràng có nghề làm gốm truyền thống, mỗi sản phẩm ở đây đều có giá trị riêng, mang nét độc đáo gắn với từng nghệ nhân, mỗi gia đình. Đối với gốm sứ Quang Vinh, bên cạnh việc sử dụng máy móc để nâng cao năng suất và kiểm soát chất lượng gốm, thì một số công đoạn vẫn được thực hiện bằng tay, tạo sự độc đáo cho mỗi sản phẩm… hiện nay, 70% sản phẩm gốm sứ Quang Vinh được xuất khẩu sang các nước châu Âu, châu Mỹ, châu Á.
Không chỉ có sự tham gia của những doanh nghiệp lớn, chương trình OCOP còn thu hút nhiều cơ sở sản xuất nhỏ ở nông thôn. Tham gia OCOP, sản phẩm được củng cố về mẫu mã, chất lượng và quảng bá rộng rãi trên thị trường. Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Vân Nam (huyện Phúc Thọ) Doãn Văn Thắng thông tin: "tham gia chương trình OCOP, chúng tôi đã được cơ quan chức năng tư vấn, hỗ trợ bao gói, nhãn mác cho sản phẩm và được tham dự nhiều hội chợ xúc tiến thương mại... vì vậy, sản phẩm OCOP “chuối Vân Nam” quê tôi được nhiều người tiêu dùng biết đến, sản xuất phát triển hơn và thu nhập tăng cao so với trước khi tham gia OCOP".
Theo Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới Hà Nội Nguyễn Văn Chí, thành phố đã đánh giá, phân hạng và công nhận được 1.054 sản phẩm OCOP. Trong đó có 17 sản phẩm tiềm năng 5 sao (4 sản phẩm đã được công nhận), 731 sản phẩm 4 sao và 306 sản phẩm 3 sao. Thông qua chương trình OCOP, các sản phẩm đã có nhiều chuyển biến về chất lượng, bao bì nhãn mác, bộ nhận diện thương hiệu, quy mô sản xuất. Thị trường cũng được rộng mở, nếu trước đây sản phẩm OCOP chủ yếu tiêu thụ trong xã, huyện hoặc bán cho các thương lái thì nay đã có mặt tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước và xuất khẩu tới nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ.
Tăng cường quảng bá sản phẩm
Việc sản phẩm OCOP xuất hiện ngày càng nhiều trên các kệ hàng của siêu thị, cửa hàng tiện ích, chinh phục niềm tin của người tiêu dùng không chỉ cho thấy “sức hút” của những thương hiệu Việt mà còn khẳng định hiệu quả mà chương trình OCOP mang lại cho cộng đồng.
Theo Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng Nông thôn mới Hà Nội, chương trình OCOP của Hà Nội đã thu hút sự tham gia, đồng hành của 72 doanh nghiệp, 82 hợp tác xã và 101 hộ sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm cho hơn 5.000 lao động khu vực nông thôn.
Không chỉ đi vào tâm thức người tiêu dùng như những sản phẩm chất lượng với hệ thống quản lý, giám sát chặt chẽ nhất, các sản phẩm OCOP còn chứa đựng bản sắc Việt, khơi lên niềm tự hào dân tộc về sản phẩm hàng hóa Việt Nam.
Xác định nâng cao chất lượng, bảo đảm quy chuẩn, tính chuyên nghiệp của các sản phẩm vừa là mục tiêu, vừa là giải pháp, tuy nhiên, một số chủ thể vẫn còn trăn trở về thị trường tiêu thụ và mong muốn được liên kết với doanh nghiệp để việc sản xuất luôn ổn định…
Giám đốc Hợp tác xã Sản xuất và Dịch vụ nông nghiệp Thanh Hà (xã Ninh Sở, huyện Thường Tín) Bùi Thị Thanh Hà mong muốn, các cơ quan chức năng có chính sách hỗ trợ truyền thông cho sản phẩm OCOP để nhiều người hiểu được ý nghĩa của chương trình, từ đó lựa chọn sử dụng và giới thiệu với bạn bè quốc tế. Mặt khác, các chủ thể OCOP cũng mong muốn được thành phố tạo điều kiện hỗ trợ về vốn, khoa học công nghệ để nâng cao năng lực quản lý, phát triển sản xuất đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Về vấn đề này, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng Nông thôn mới Hà Nội Nguyễn Văn Chí cho biết: thành phố đã tổ chức nhiều hội nghị kết nối cung cầu, hội chợ trưng bày, giới thiệu sản phẩm và những chương trình truyền thông về sản phẩm OCOP.
Thời gian tới, Hà Nội sẽ tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại thúc đẩy việc đưa sản phẩm OCOP vào các hệ thống siêu thị, cửa hàng kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn, cửa hàng kinh doanh thủ công mỹ nghệ, điểm tư vấn và giới thiệu, bán các sản phẩm OCOP; các sàn giao dịch điện tử, bán hàng trực tuyến… để Chương trình OCOP ngày càng đem lại hiệu quả thiết thực trong phát triển kinh tế nông thôn và mỗi sản phẩm OCOP thật sự là niềm tự hào hàng Việt Nam.
Xem tại đây ./.
Theo Hà Nội mới
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- OCOP /
- hàng Việt /
- nông thôn mới /
- người tiêu dùng /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Xuất khẩu gạo tăng hơn 23% về trị giá
DNTH: Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, từ ngày 1 - 15/1, Việt Nam xuất khẩu trên 268.700 tấn, trị giá gần 165,7 triệu USD, so với cùng kỳ năm ngoái về số lượng tăng 38,7% và về trị giá tăng 23,28%.

Năng suất lao động ngành nông nghiệp tăng trưởng cao nhưng giá trị thấp
DNTH: Lần đầu tiên sau 4 năm, năng suất lao động bình quân cả nước hoàn thành mục tiêu Quốc hội, Chính phủ giao, nhưng sự phân bổ lại không đồng đều giữa các khu vực.

Doanh nghiệp đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh trở lại
DNTH: Trong năm 2024, gần 76.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là dấu hiệu tích cực cho thấy doanh nghiệp đã dần thích nghi trong nền kinh tế và đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh.

Xuất khẩu da giày có thể đạt khoảng 27 tỷ USD
DNTH: Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam cho biết, ngành da giày đã tận dụng tốt lợi thế của các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết để đẩy mạnh xuất khẩu. Nhờ đó, xuất khẩu giày dép, túi xách của Việt Nam...

Sở Công thương Gia Lai hoàn thành 36/36 nhiệm vụ được giao trong năm 2024
DNTH: Năm 2024, UBND tỉnh Gia Lai giao Sở Công thương thực hiện 36 nhiệm vụ, trong đó 100% nhiệm vụ đã hoàn thành, đảm bảo chất lượng về nội dung và thời gian quy định.

Xuất khẩu gỗ sang Hoa Kỳ có thể đạt 10 tỷ USD
DNTH: Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất của ngành gỗ Việt Nam. Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường này có thể đạt 10 tỷ USD năm 2025.
Đô thị cuộc sống
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Mùa hè năm 2025 sẽ nắng nóng ít gay gắt hơn
-
Gần 60% tổng số xã của Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
-
Nguy hại từ tã, bỉm không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...