Nikkei: Cà phê Việt Nam sắp chiếm ngôi vương của Brazil tại Nhật Bản

11:13 | 27/03/2019

DNTH: Việt Nam đang gia tăng sự hiện diện trên thị trường cà phê sôi động của Nhật Bản, khi nhà sản xuất cà phê lớn thứ hai thế giới tận dụng lợi thế địa lý gần gũi và giá thành rẻ để rút ngắn khoảng cách với Brazil vốn đang dẫn đầu thị trường lúc này, tờ Nikkei Asian Review nhận định.

nikkei ca phe viet nam sap chiem ngoi vuong cua brazil tai nhat ban
Hạt cà phê Robusta Việt Nam được biết với hương vị mạnh và đắng được ưa chuộng để sản xuất cà phê hòa tan tại Nhật Bản. Nguồn: Reuters

Trong 11 tháng đầu năm 2018, Việt Nam đã cung cấp 25% tổng khối lượng cà phê nhập khẩu vào Nhật Bản, so với 27% từ Brazil. Lượng cà phê Brazil nhập khẩu vào Nhật giảm 7% so với cùng kỳ.

Hầu hết các hạt cà phê của Việt Nam thuộc giống Robusta, được biết đến tương đối dễ trồng và chống lại dịch bệnh và sâu bệnh - những phẩm chất đảm bảo cho vụ mùa ổn định. Hạt cà phê Robusta tạo ra một loại cà phê có vị hơi đắng, trái ngược với cà phê làm từ hạt Arabica của Brazil có giá thành cao hơn, vốn dịu và có vị ngọt hơn.

Theo ông Toyohide Nishino, Giám đốc điều hành của Hiệp hội thương mại cà phê toàn Nhật Bản, nhu cầu của người tiêu dùng đối với một loại cà phê ngon mà giá rẻ đang làm gia tăng thị phần cà phê Robusta của Việt Nam trên thị trường.

Trong 2017, Nhật Bản đã nhập khẩu 88.000 tấn hạt cà phê chưa rang từ Việt Nam - tăng gấp 10 lần so với một thập kỷ trước - và tăng 15% so với cùng kỳ, lên 94.000 tấn tính từ tháng 1 đến tháng 11/2018.

Cà phê Robusta hiện đang giao dịch ở mức khoảng 0,68 USD/pound, thấp hơn 30% so với cà phê Arabica, với giá khoảng 1,03 USD/pound. Hơn nữa, giá cà phê Robusta đã có xu hướng giảm so vơí năm ngoái do dự báo nguồn cung toàn cầu tăng.

Tại Nhật Bản, cà phê Robusta chủ yếu được sử dụng để sản xuất cà phê hòa tan và thường được bán theo từng gói, phổ biến với những người độc thân sống một mình hoặc các cặp vợ chồng - một nhóm người tiêu dùng đang phát triển. Theo Ajinomoto AGF, một công ty con chuyên về đồ uống và thực phẩm của Ajinomoto, đồ uống hòa tan phải có hương vị mạnh và đủ đắng để cân bằng vị ngọt của kem và đường.

Nhưng cà phê Robusta cũng đang được ưa chuộng trong thị trường cà phê pha tại gia, khi các nhà cung cấp trộn nó với cà phê Arabica để giảm giá thành. Cà phê Robusta cũng được nhiều cửa hàng cà phê và các doanh nghiệp bán lẻ sử dụng để cho ra các sản phẩm có nhãn hiệu riêng có giá bình dân.

Khoảng cách về địa lý cũng mang lại lợi thế cho Việt Nam và cà phê Robusta tại thị trường Nhật Bản, khi thời gian vận chuyển từ Việt Nam hoặc các nhà sản xuất khác trong khu vực sang Nhật chỉ bằng một nửa thời gian vận chuyển từ Mỹ Latinh. Và sản lượng cà phê lớn của Việt Nam mang đến nguồn cung ổn định hơn so với các nước sản xuất cà phê tại Đông Nam Á như Indonesia.

Một yếu tố khác đằng sau sự trỗi dậy của cà phê Robusta là viễn cảnh ảm đạm của sản lượng cà phê toàn cầu do biến đổi khí hậu. Khi tình trạng hạn hán và nhiệt độ cao gia tăng thì việc trồng ra hạt cà phê chất lượng sẽ càng khó khăn hơn. Một số chuyên gia dự đoán rằng khoảng một nửa các nước thuộc "vành đai cà phê" - nơi cà phê Arabica chất lượng cao được trồng - có thể không đáp ứng được nguồn cung vào năm 2050.

Tuy vậy, cà phê Robusta không có khả năng thay thế hoàn toàn cà phê Arabica, theo Key Coffee, một nhà cung cấp cà phê rang xay lớn của Nhật Bản. Nhưng chuyên gia trong ngành dự đoán rằng nhu cầu đối với cà phê trộn giữa hai loại hạt Arabica-Robusta sẽ gia tăng.

Việt Nam đang tìm cách mở rộng thị phần bằng cách tăng năng suất hạt trên mỗi cây. Do đó, sản lượng cà phê Việt trong năm tài chính 2018 tăng 4% so với năm trước, lên mức kỷ lục 30,4 triệu/bao 60kg, theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ.

Nikkei Asia Renew cho hay, để đối phó việc nguồn cung tăng và đẩy mạnh xuất khẩu cà phê, tập đoàn Trung Nguyên của Việt Nam, đang xây dựng các nhà máy chế biến mới cho thương hiệu King Coffee.

Nhu cầu trong nước cũng đang thúc đẩy sản lượng cà phê của Việt Nam, với các quán cà phê hiện đang là nơi gặp gỡ ưa thích của giới trẻ và cà phê hòa tan 3 trong 1 được nhiều người Việt Nam yêu thích.

Trong khi đó, mặc dù nhu cầu cà phê Arabica của Nhật Bản vẫn ổn định, Việt Nam sẽ là người hưởng lợi từ một thị trường ngày càng phân cực trên các phân khúc cao cấp và bình dân, theo nhận định của ông Shiro Ozawa, cố vấn của Wataru và Co. – một công ty giao dịch cà phê có trụ sở tại Tokyo.

Mai Anh

Theo Nikkei Asian Review

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Nghề "hot" giúp nhiều lao động ở Đắk Lắk kiếm tiền triệu mỗi ngày

DNTH: Hái cà phê khoán đang trở thành nghề "hot", thu hút nhiều lao động trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, giúp nhiều người kiếm gần 1 triệu đồng mỗi ngày.

Không chủ quan trong phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi

DNTH: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên vừa ban hành văn bản đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, chính quyền cơ sở chủ động, hướng dẫn các hộ chăn nuôi chủ động phòng...

Cà phê sốt giá trên toàn cầu, nông dân Việt Nam thu lãi đậm, nhưng đâu mới là mức giá bền vững?

DNTH: Giá cà phê thế giới đã tăng vọt lên mức cao nhất trong gần 50 năm qua. Với tư cách nhà sản xuất robusta hàng đầu thế giới, Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong cuộc biến động này.

Chung tay đẩy lùi dịch tả lợn châu Phi

DNTH: Kể từ khi bệnh dịch tả lợn châu Phi xuất hiện từ tháng 2/2019 đến nay, ngành chăn nuôi lợn của Việt Nam đã mất trên 6 triệu con lợn do bị mắc bệnh và buộc phải tiêu hủy. Từ đầu năm 2024 đến ngày 25/11, cả nước đã xảy...

Mùa cá ở đầu nguồn châu thổ sông Cửu Long

DNTH: Theo quy luật tự nhiên, hàng năm, cứ tháng 7 âm lịch, nước từ thượng nguồn sông Mekong tràn về Đồng bằng sông Cửu Long mang theo biết bao tôm cá, tràn vào đồng ruộng để sinh sôi, nảy nở,… Đến tháng 9, nước bắt đầu rút, cũng...

Gia Lai quan tâm đầu tư xây dựng chợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số

DNTH: Nhờ có chợ, người dân dễ dàng tiếp cận các sản phẩm nông sản, hàng hóa thiết yếu, từ đó thúc đẩy lưu thông hàng hóa và gia tăng thu nhập cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại tỉnh Gia Lai.

XEM THÊM TIN