Nở rộ dịch vụ giúp rút tiền mặt từ thẻ tín dụng
10:32 | 19/02/2019
DNTH: Với mức phí thấp hơn so với việc rút tiền qua ATM, thậm chí được miễn lãi 45 ngày, nhiều chủ thẻ tín dụng cấu kết với các cửa hàng để rút tiền bằng các giao dịch khống, không mua hàng nhưng vẫn rút tiền và trả phí ngoài cho cửa hàng.
Trước hiện tượng nở rộ dịch vụ cho rút tiền từ thẻ tín dụng, Ngân hàng Nhà nước mới đây đã có văn bản cảnh báo, yêu cầu các ngân hàng phải rà soát và phát hiện các giao dịch khống để rút tiền mặt, nhất là các giao dịch ở nước ngoài, nhằm có biện pháp ngăn chặn.
Rút tiền mặt với giao dịch khống
Chị Bích Phương (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) cho hay do cần gấp một số tiền, theo giới thiệu của một người bạn, chị đã tìm đến một điểm cho rút tiền từ thẻ tín dụng tại Tân Bình và được rút khá nhanh gọn.
Nhân viên ở đây cầm thẻ cà qua máy POS và đưa cho chị Phương một hóa đơn tạm tính mua hàng hóa tương ứng với số tiền rút rồi yêu cầu chị ký vào trước khi nhận tiền một cách nhanh chóng.
"Tôi rút 10 triệu đồng từ thẻ Visa, mức phí chỉ 2,2% trên số tiền rút, trong khi nếu rút tại ATM mức phí gần gấp đôi là 4%, lại bị ngân hàng tính lãi ngay" - chị Phương nói. Trong khi đó, anh Phong (Q.Gò Vấp) kể có lần anh đã trót cà thẻ tín dụng "quá tay", đến tháng không đủ tiền thanh toán nên anh được một người bạn giới thiệu đến dịch vụ đáo hạn thẻ tín dụng tại Q.3.
"Thủ tục khá đơn giản, họ giữ thẻ tín dụng của tôi và đến ngân hàng nộp tiền thanh toán. Sau đó hạn mức thẻ được nạp đầy và họ cà thẻ rút tiền mặt để thu nợ cũng dưới hình thức mua hàng hóa, sau đó trả thẻ lại cho tôi chứ thực chất không có việc mua hàng" - anh Phong cho hay.
Thẻ tín dụng là loại thẻ "xài trước trả sau", ngân hàng cấp cho chủ thẻ một hạn mức và được khuyến khích dùng để thanh toán. Ngân hàng không khuyến khích rút tiền mặt từ thẻ tín dụng nên áp mức phí rút tiền mặt khá cao, lên đến 4-5% số tiền rút tùy ngân hàng. Tuy nhiên, nhiều chủ cửa hàng bắt tay với chủ thẻ thực hiện giao dịch khống để rút tiền.
Ghi nhận của Tuổi Trẻ cho thấy dịch vụ cho rút tiền từ thẻ tín dụng núp bóng dưới hình thức điểm bán hàng hóa, dịch vụ đang nở rộ.
Chỉ gần gõ cụm từ "rút tiền, đáo hạn thẻ tín dụng" trên Facebook hoặc Google sẽ cho ra hàng loạt kết quả. Có những nơi còn lập cả trang web lẫn các trang riêng trên Facebook để quảng cáo cho dịch vụ này như trang R....com hoặc trang T... Bank.
Dùng địa chỉ "ma" để né ngân hàng
Trên trang chủ, T... Bank quảng cáo đáo hạn thẻ tín dụng với phí rẻ từ 1,5-2% và cho rút 100% hạn mức thẻ tín dụng với cam kết bảo mật thông tin. Trang này cũng nêu rõ quy trình mà chủ thẻ cần làm để thực hiện đáo hạn thẻ hoặc rút tiền.
Trang R....com quảng cáo "dịch vụ giúp chủ thẻ tín dụng rút tiền mặt từ thẻ tín dụng thay vì chỉ dùng thẻ để thanh toán với mức phí thấp hơn khi rút tại ATM mà vẫn bảo mật thông tin".
Thậm chí, trang web này còn so sánh cụ thể rằng rút 10 triệu đồng với dịch vụ này mức phí cao nhất phải trả chỉ 250.000 đồng và được miễn lãi 45 ngày, trong khi rút tại ATM tổng chi phí sử dụng vốn lên đến 700.000 đồng vì phải trả phí rút tiền mặt 400.000 đồng và lãi suất 300.000 đồng nếu nợ 30 ngày.
Khi liên hệ với số điện thoại tổng đài được ghi trên các trang web này, chúng tôi được nhân viên tại đây cho biết thủ tục rất dễ dàng, nhưng chủ thẻ phải liên hệ trước, thông báo số tiền để chuẩn bị. Mức phí áp dụng tùy theo số tiền rút, loại thẻ và rút càng nhiều mức phí càng thấp.
Theo đó, với thẻ tín dụng mang thương hiệu Visa, Master, chẳng hạn rút dưới 10 triệu đồng, phí khoảng 2,5%; từ 10-20 triệu phí là 2,2%.
Nếu rút trên 100 triệu, phí chỉ còn 1,8% trên số tiền rút. Với thẻ mang thương hiệu JCB mức phí cao hơn, khoảng 3%, thẻ Citibank phí khoảng 2,5%. Có điểm còn cho rút tiền mặt với thẻ tín dụng của các công ty tài chính trong nước phát hành.
Nếu có nhu cầu đáo hạn thẻ tín dụng, người dùng phải báo trước ít nhất 5 ngày. Với thẻ của các ngân hàng có thể thanh toán online thì nơi này nhận thanh toán tại chỗ, sau đó rút tiền từ thẻ dưới hình thức cà thanh toán hàng hóa, dịch vụ và thu phí rồi trả thẻ ngay.
Một điểm chung là các trang web này hầu hết đều nêu địa chỉ "ảo" nhằm tránh việc rà soát từ ngân hàng vì hiện nay các ngân hàng không cho phép các điểm chấp nhận thẻ thực hiện các giao dịch khống như trên.
Chẳng hạn, trang T... Bank liệt kê đến 7 địa chỉ giao dịch nhưng khi liên hệ, nơi này cho biết chỉ giao dịch tại một địa điểm trên đường Lạc Long Quân. Còn trang R....com thì ghi địa chỉ tại đường Nguyễn Bỉnh Khiêm (Q.1) nhưng lại cho biết giao dịch trên đường Phạm Ngọc Thạch (Q.3).
Sẽ rút máy POS cửa hàng vi phạm?
Trao đổi với Tuổi Trẻ, giám đốc trung tâm thẻ một ngân hàng lớn tại TP.HCM thừa nhận dù bị cấm nhưng việc các cửa hàng nơi có gắn máy POS bắt tay với chủ thẻ để dựng lên các giao dịch khống nhằm rút tiền từ thẻ tín dụng đang nở rộ.
Dấu hiệu để nhận biết là thường số tiền giao dịch lớn và chẵn, chẳng hạn các tiệm ăn mà hóa đơn thường là 20, 30 triệu đồng. Hoặc nhiều spa toàn "cà" số tiền 50-60 triệu đồng.
"Đặc biệt, lợi dụng chính sách thu phí khá rẻ của ngân hàng với các điểm cung cấp hàng hóa, dịch vụ thiết yếu theo chính sách khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt, nhiều điểm cung ứng các mặt hàng, như gas, đã làm chui dịch vụ này để kiếm thêm thu nhập" - vị giám đốc trung tâm thẻ này nói, đồng thời cho biết các ngân hàng đang dựa vào các dấu hiệu trên để rà soát. Nếu phát hiện các cửa hàng vi phạm, ngân hàng sẽ rút máy POS.
Còn đại diện Eximbank cho hay có thể nhận ra các dấu hiệu bất thường của những điểm chấp nhận thẻ làm dịch vụ này là giao dịch tăng đột biến, bất thường, món giao dịch lớn.
"Việc Ngân hàng Nhà nước cảnh báo là cần thiết để tránh việc các cửa hàng có lắp máy POS lợi dụng kẽ hở để lách luật" - vị đại diện này nói.
Cũng theo các ngân hàng, thẻ tín dụng bản chất là một khoản vay, do vậy chủ thẻ phải sử dụng đúng mục đích là thanh toán hàng hóa, dịch vụ. Ngân hàng không khuyến khích khách hàng dùng thẻ để rút tiền mặt nên áp dụng mức phí đến 4%, là mức rất cao.
Về phía ngân hàng, khi chấp nhận lắp máy cho cửa hàng cũng khảo sát kỹ xem cửa hàng có kinh doanh thật hay không, tuy nhiên một số cửa hàng lợi dụng việc nhân viên ngân hàng chạy đua doanh số, đặc biệt ở những ngân hàng mới phát triển dịch vụ để bắt tay người dùng thực hiện dịch vụ này.
Tăng cường các biện pháp giám sát, ngăn chặn
Ngân hàng Nhà nước vừa gửi văn bản yêu cầu các ngân hàng có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn việc đơn vị chấp nhận thẻ thông đồng với chủ thẻ để rút tiền mặt bằng các giao dịch thanh toán khống, có các biện pháp xử lý nghiêm và phản ảnh cho cơ quan thẩm quyền nếu phát hiện các giao dịch này.
Ngoài ra, phải rà soát, kiểm tra lại toàn bộ quy trình nội bộ, thủ tục, hồ sơ đăng ký phát hành và sử dụng thẻ ngân hàng, đảm bảo tuân thủ các quy định, đồng thời tăng cường các biện pháp quản lý, giám sát chặt chẽ phạm vi sử dụng thẻ, hạn mức giao dịch thẻ, đặc biệt là thẻ ghi nợ quốc tế ở nước ngoài.
Nếu phát hiện việc sử dụng thẻ ngân hàng tại nước ngoài với giá trị lớn, tần suất giao dịch nhiều, nghi ngờ có dấu hiệu vi phạm quy định pháp luật về phòng, chống rửa tiền... phải báo cho cơ quan có thẩm quyền theo đúng quy định.
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- không mua hàng /
- giao dịch khống /
- thậm chí được miễn lãi /
- rút tiền qua ATM /
- rút tiền mặt /
- thẻ tín dụng /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Xuất khẩu gạo tăng hơn 23% về trị giá
DNTH: Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, từ ngày 1 - 15/1, Việt Nam xuất khẩu trên 268.700 tấn, trị giá gần 165,7 triệu USD, so với cùng kỳ năm ngoái về số lượng tăng 38,7% và về trị giá tăng 23,28%.

Năng suất lao động ngành nông nghiệp tăng trưởng cao nhưng giá trị thấp
DNTH: Lần đầu tiên sau 4 năm, năng suất lao động bình quân cả nước hoàn thành mục tiêu Quốc hội, Chính phủ giao, nhưng sự phân bổ lại không đồng đều giữa các khu vực.

Doanh nghiệp đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh trở lại
DNTH: Trong năm 2024, gần 76.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là dấu hiệu tích cực cho thấy doanh nghiệp đã dần thích nghi trong nền kinh tế và đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh.

Xuất khẩu da giày có thể đạt khoảng 27 tỷ USD
DNTH: Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam cho biết, ngành da giày đã tận dụng tốt lợi thế của các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết để đẩy mạnh xuất khẩu. Nhờ đó, xuất khẩu giày dép, túi xách của Việt Nam...

Sở Công thương Gia Lai hoàn thành 36/36 nhiệm vụ được giao trong năm 2024
DNTH: Năm 2024, UBND tỉnh Gia Lai giao Sở Công thương thực hiện 36 nhiệm vụ, trong đó 100% nhiệm vụ đã hoàn thành, đảm bảo chất lượng về nội dung và thời gian quy định.

Xuất khẩu gỗ sang Hoa Kỳ có thể đạt 10 tỷ USD
DNTH: Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất của ngành gỗ Việt Nam. Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường này có thể đạt 10 tỷ USD năm 2025.
Đô thị cuộc sống
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Mùa hè năm 2025 sẽ nắng nóng ít gay gắt hơn
-
Gần 60% tổng số xã của Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...