Nông dân Hà Tĩnh làm giàu từ mô hình nuôi dê Boer

15:06 | 28/04/2023

DNTH: Sau nhiều năm bươn chải đủ nghề, từ cắt gỗ, lái xe, phụ hồ, trồng rừng thuê… thu nhập chưa “ăn bữa trước đã phải lo bữa sau”, anh Nguyễn Văn Tân (SN 1991), thôn Tây Nam, xã Sơn Lễ, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh đã quyết định chú tâm phát triển mô hình nuôi dê Boer. Hiện mô hình của anh đã trở thành triển vọng phát triển kinh tế tại địa phương với đàn dê lên đến 100 con.

Chia sẻ về mô hình nuôi dê Boer, anh Tân cho biết, gian đoạn 2021 trở về trước tôi từng làm đủ thứ nghề để kiếm sống nhưng kinh tế vẫn rất chật vật. Đầu năm 2022, tôi tình cờ biết được mô hình nuôi dê Boer (giống dê có nguồn gốc từ Nam Phi) ở Vĩnh Phúc được giới thiệu trên mạng internet nên tò mò vào xem. Sau khi nghiên cứu, tôi thấy loài dê này phụ hợp để phát triển ở quê mình. Đầu năm 2022, tôi quyết định đầu tư chuồng trại rồi ra tận Vĩnh Phúc mua 48 con dê sinh sản và 2 con dê đực về nuôi.

Để xây dựng chuồng trại và đầu tư con giống, anh Tân cho biết, anh đã bỏ ra số tiền 500 triệu đồng bắt đầu “khởi nghiệp" với hệ thống chuồng trại được xây dựng trên diện tích 250 m2 (gồm 62 ô (chuồng nhỏ), thiết kế theo mô hình nhà sàn, bảo đảm vệ sinh môi trường.

Anh cũng tận dụng gần 1 héc-ta diện tích vườn đồi trồng cỏ sữa để cung cấp nguồn thức ăn cho dê. Do diện tích đồi không đủ rộng, đủ thả nên đàn dê của anh Tân được nuôi nhốt. Nguồn thức ăn chính của dê Boer là cỏ xanh (cỏ sữa 90%) và 10 % tinh bột trộn lẫn vào nhau (gồm bã bia và các tinh bột khác..)

“Ưu điểm của giống dê Boer là có trọng lượng lớn, không kén ăn, dễ chăm sóc và ít dịch bệnh. Ban đầu do không nắm được kỹ thuật, tôi cho dê ăn khi cỏ cắt vào còn ướt nên một số con bị bệnh về đường ruột. Nay đã “bắt được bệnh” nên tình trạng đó không còn”, anh Tân cho hay.

Từ khởi đầu với đàn dê 50 con “làm vốn”, anh Tân đã phát triển lên đến 100 con sau 1 năm khởi nghiệp (gồm 85 con dê sinh sản và 15 con dê giống).

“Trừ đi số dê làm vốn ban đầu (50 con), số dê nhân lên sau một năm chăn nuôi (50 con) nếu đem bán đi thì tôi cũng thu về gần 200 triệu đồng, tính ra thu nhập cũng ổn định. Và quan trọng nhất là từ khi phát triển mô hình nuôi loài dê này tôi thấy triển vọng kinh tế theo chiều hướng tốt lên" - anh Tân phấn khởi.

Anh Tân cũng cho biết thêm, hiện đã có nhiều người đến đặt vấn đề mua con giống nhưng anh vẫn chưa bán vì muốn nhân rộng thêm đàn.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Phát triển kinh tế xanh phải gắn liền với chuyển đổi số

DNTH: Theo các chuyên gia kinh tế, hiện nay kinh tế xanh đang trở thành xu hướng tất yếu trong bối cảnh nhu cầu phát triển bền vững ngày càng cấp bách. Quá trình chuyển đổi xanh không thể tách rời chuyển đổi số, đồng thời phải được...

Tạo sinh kế cho 50 nghìn hộ dân xung quanh Vườn quốc gia Tràm Chim

DNTH: Vườn quốc gia Tràm Chim thực hiện nhiều chính sách tạo sinh kế cho 50 nghìn hộ dân sinh sống xung quanh để họ yên tâm làm ăn và hạn chế xâm lấn vào vườn.

Hà Nội nhân rộng mô hình nông nghiệp xanh

DNTH: Nỗ lực với mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp xanh, đến nay, trên địa bàn Hà Nội ngày càng hiện hữu nhiều mô hình sản xuất theo hướng VietGAP, hữu cơ vừa bảo đảm nguồn cung nông sản an toàn, vừa góp phần bảo vệ môi...

Nhân dân vùng cực Nam vững niềm tin đón Xuân mới

DNTH: Còn ít giờ nữa là người dân Cà Mau cùng với người dân khắp nơi sẽ bước vào năm Ất Tỵ 2025. Đón chào Xuân mới với khí thế mới, người dân nơi vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc càng thêm nhiều niềm tin, khát vọng để...

Sửa quy định tỉnh hoàn thành xây dựng nông thôn mới

DNTH: Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 125/QĐ-TTg ngày 15/1/2025 sửa đổi khoản 8 Điều 1 Quyết định số 321/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoàn...

Sóc Sơn chuyển mình mạnh mẽ, nông thôn khởi sắc

DNTH: Thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao, bộ mặt nông thôn huyện Sóc Sơn (thành phố Hà Nội) đã có nhiều khởi sắc, kinh tế ngày càng phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được nâng cao.

XEM THÊM TIN