Nông dân Hậu Giang gặp khó trong tiêu thụ mía

07:31 | 19/07/2019

DNTH: Nông dân trồng mía ở Hậu Giang sắp bước vào thu hoạch chính vụ, nhưng hiện vẫn còn nhiều diện tích chưa được ký hợp đồng bao tiêu.

Theo kế hoạch, năm nay toàn bộ diện tích mía của bà con ở huyện Phụng Hiệp tiếp tục được Công ty cổ phần mía đường Cần Thơ và Công ty TNHH đường Cồn Long Mỹ Phát ký hợp đồng bao tiêu.

Trong đó Công ty cổ phần mía đường Cần Thơ bao tiêu chiếm hơn 70% diện tích. Tuy nhiên, tới thời điểm này chỉ có Công ty cổ phần mía đường Cần Thơ ký hợp đồng thu mua mía của dân trong huyện với hơn 2.000ha, diện tích mía còn lại đang được phía nhà máy tiếp tục thương thảo với người trồng mía để ký tiếp hợp đồng trong thời gian tới.

Riêng nhà máy của Công ty TNHH đường Cồn Long Mỹ Phát cho tới nay vẫn chưa triển khai hợp đồng bao tiêu mía ra dân, điều này khiến nông dân trồng mía rất lo lắng.

Nông dân Hậu Giang gặp khó trong tiêu thụ mía - Ảnh 1.

Mía sắp vào vụ thu hoạch nhưng phần lớn diện tích vẫn chưa có đầu ra.

Ông Lê Văn Ven ở xã Thạnh Hòa  huyện Phụng Hiệp bộc bạch:"Bà con rất buồn và lo lắng trong  vụ mía này. Bây giờ có bờ bao rồi nhưng mía rớt giá , bà con khá vất vả. Mong sao chính quyền có định hướng, quan tâm để vực dậy cây mía như trước".

Vụ mía này Công ty cổ phần mía đường Cần Thơ bao tiêu với mức giá sàn 700 đồng/kg đối với mía 10 chữ đường thu mua tại rẫy. Người dân sau khi thu hoạch mía cũng có thể tự vận chuyển ra nhà máy, khi đó giá bán sẽ cộng thêm chi phí vận chuyển tương ứng. Điều khiến mọi người lo lắng hơn là thông tin năm nay nhà máy đường bắt buộc nông dân khi thu hoạch mía phải chặt tới lóng. Những yếu tố trên khiến người trồng mía chịu thiệt đủ đường.

Ông Nguyễn Văn Việt ở xã Hiệp Hưng bộc bạch: "Mua chặt tới lóng tại rẫy có 700 đồng/kg, còn nếu nông dân kiếm ghe chở tới ngoài thì 800 đồng/kg nhưng không biết đo chữ đường đạt cỡ nào, rồi đánh tạp chất, rồi ghe cộ người dân tìm kiếm cũng khó khăn. Nếu không có đại lý mua  thì nông dân cũng khó bán mía, bán không nhanh thì mía có nguy cơ bị chết".

Nông dân Hậu Giang gặp khó trong tiêu thụ mía - Ảnh 2.

Với giá cả thu mua như hiện nay, nông dân trồng mía sẽ tiếp tục thua lỗ và người dân không còn mặn mà với cây mía.

Theo tính toán của bà con nông dân, năm nay chi phí đầu tư cho cây mía tăng hơn mọi năm, khoảng 10 - 11 triệu đồng/công, trong khi năng suất mía ước đạt từ 12 - 14 tấn/công. Với giá thu mua mà nhà máy đường đưa ra, trừ hết chi phí, mỗi công mía người dân thua lỗ từ 1 - 2 triệu đồng.

Ông Trần Văn Viên, xã Hiệp Hưng, cho biết:"Tôi thấy lỗ là chắc chắn bởi vì đầu tư tất cả khoảng 10 triệu. Hiện giờ 1 công 12 tấn mà mua có 700 đồng/kg thì chưa được 10 triệu, chỉ được 7-8 triệu thì nông dân lỗ. Năm trước đã lỗ rồi, năm nay mà lỗ nữa thì người dân có thể không trồng mía được nữa.

Vụ mía này, toàn tỉnh Hậu Giang xuống giống được gần 8.400ha. Hiện, nhà máy đường ký hợp đồng bao tiêu mới khoảng 50% tổng diện tích mía trong tỉnh. Trước tình trạng giá mía thấp, khó khăn về đầu ra, bà con nơi đây không còn mặn mà với loại cây trồng này. Nhiều khả năng diện tích mía ở Hậu Giang sẽ còn tiếp tục giảm sâu trong thời gian tới.

Theo Tấn Phong/VOV

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Nhiều giải pháp phòng chống sâu bệnh gây hại cây trồng vụ Xuân

DNTH: Để chủ động phòng chống sâu bệnh gây hại vụ Xuân, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội đã có nhiều giải pháp chủ động phòng chống sâu bệnh.

Sau tinh gọn bộ máy, ứng dụng công nghệ là giải pháp bắt buộc

DNTH: Khi số lượng giảm do tinh gọn, địa bàn quản lý rộng hơn, ứng dụng công nghệ trở thành giải pháp bắt buộc đối với đội ngũ cán bộ chăn nuôi, thú y địa phương.

Cánh đồng khoai tây canh tác bền vững cho năng suất tăng 30%

DNTH: Mô hình sản xuất khoai tây bền vững tại Thị xã Quế Võ (Bắc Ninh) theo quy trình canh tác bền vững cho năng suất tăng 30% so với truyền thống.

Trồng hướng hữu cơ, bưởi đặc sản Quế Dương giá 24.000đ mỗi quả

DNTH: Xã Cát Quế (huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) đang lưu giữ giống bưởi quý mang tên bưởi Quế Dương. Người dân nơi đây có nhiều sáng kiến để bảo vệ cây bưởi danh tiếng.

Bình Thuận: Sạ thưa sẽ tiết kiệm 100 tỷ đồng

DNTH: Bình Thuận phấn đấu đến cuối năm 2026 toàn tỉnh có trên 40.000ha lúa gieo sạ dưới 120kg/ha, từ đó tiết kiệm gần 100 tỷ đồng cho nông dân.

Sơn La: Nhiều mô hình trồng cây ăn quả thu nhập 400 triệu đồng/ha

DNTH: Nhiều hộ nông dân ở Sơn La từ trồng cây ăn quả đã vươn lên thoát nghèo và trở thành triệu phú, tỷ phú.

XEM THÊM TIN