Nông dân Kon Tum hướng đến làm du lịch nông nghiệp

07:00 | 26/12/2024

DNTH: Trong những năm qua, các cấp Hội Nông dân trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã có những hoạt động thiết thực đồng hành cùng hội viên nông dân xây dựng các mô hình phát triển kinh tế nói chung, mô hình phát triển du lịch nông thôn nói riêng. Qua đó giúp hội viên nông dân nâng cao thu nhập, vươn lên làm giàu.

Ðẩy mạnh phát triển du lịch nông thôn

Đến nay, toàn tỉnh Kon Tum có 14 khu, điểm du lịch cộng đồng cấp tỉnh (trong đó thành phố Kon Tum có 4 điểm, huyện Kon Plông có 7 điểm, huyện Đắk Hà có 1 điểm, huyện Ngọc Hồi có 1 điểm, huyện Sa Thầy có 1 điểm); trên 30 điểm du lịch nông thôn, văn hóa, cộng đồng khác đang được đầu tư xây dựng; nhiều làng văn hóa, làng nghề truyền thống được thống kê, rà soát để có kế hoạch hỗ trợ bảo tồn, phát triển các sản phẩm du lịch gắn với nông thôn.

Các cấp Hội Nông dân đã đồng hành cùng hội viên nông dân xây dựng các mô hình phát triển du lịch nông thôn.

Gia đình ông Nguyễn Hạnh ở xã Ngok Wang, huyện Đắk Hà có 2ha cây ăn quả trồng xen trong vườn cà phê như sầu riêng, xoài, vú sữa, dâu da, ổi Ruby. Từ năm 2021, được sự tuyên truyền của Hội Nông dân xã, ông bắt đầu phát triển dịch vụ du lịch nông nghiệp. Vườn cây ăn quả kết hợp với cảnh quan xung quanh giúp cho việc làm du lịch của gia đình ông ngày càng khởi sắc.

Cũng từ mô hình của gia đình ông Hạnh, xã Ngok Wang đã xây dựng kế hoạch phát triển du lịch nông nghiệp giai đoạn 2023-2025, tầm nhìn 2030. Đồng thời, khuyến khích người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ độc canh sang xen canh các loại cây ăn quả, tham gia phát triển du lịch nông nghiệp. Đến nay, địa phương có trên 200 hộ dân cải tạo vườn tạp.

 Ông Ngô Tấn Khoa, Chủ tịch UBND xã Ngok Wang cho biết, xã có rất nhiều mô hình du lịch rất đẹp của người dân mà lâu nay các du khách đã đến tham quan và trải nghiệm. Định hướng của UBND xã là thời gian tới, tiếp tục thành lập các tổ hợp tác liên kết với các nhà vườn để phát triển du lịch sinh thái gắn với du lịch trải nghiệm.

 Để cụ thể hóa mục tiêu phát triển du lịch, xã Ngok Wang ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu như đường giao thông nông thôn, hệ thống nước sinh hoạt, điện chiếu sáng công cộng, các công trình phụ trợ phục vụ cho hoạt động du lịch.

 Được sự quan tâm, tuyên truyền của Hội Nông dân xã, nhiều hộ dân trên địa bàn chủ động liên kết, thành lập các tổ liên kết, mô hình hội quán để cùng nhau mở rộng quy mô nâng cao chất lượng phục vụ du khách. 

 Trên địa bàn thành phố Kon Tum, xã Ia Chim là địa phương có tiềm năng phát triển du lịch nông nghiệp chủ yếu là cây ăn quả. Xác định lợi thế này, HTX Nông nghiệp thương mại và dịch vụ Ia Chim đã tuyên truyền vận động hơn 40 xã viên cùng làm du lịch. Với tổng diện tích trên 85ha, HTX tập trung gây dựng thương hiệu theo tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP. Đến nay, HTX có 5 sản phẩm đạt OCOP 3 sao cấp tỉnh. HTX cho du khách thưởng thức sản phẩm ngay tại vườn. Thời điểm lý tưởng tham quan ở đây là từ tháng 6 đến tháng 2 năm sau. Để tạo sự khác biệt với các điểm du lịch nông nghiệp khác, HTX lồng ghép hoạt động du lịch với văn hóa truyền thống của người Gia Rai tại chỗ.

Trong thời gian qua, Hội Nông dân xã phối hợp với Trung tâm Văn hóa -Thể thao-Du lịch và Truyền thông Thành phố Kon Tum tổ chức ngày hội quảng bá kết nối du lịch và quảng bá sản phẩm nông nghiệp đặc trưng. Các đoàn khách đến đây đã đánh giá tiềm năng hiện có của địa bàn xã.

Hội hỗ trợ nông dân tham gia hội quán, xây dựng nhiều mô hình kinh tế đa giá trị

Hiện toàn tỉnh Kon Tum có 6 Hội quán với 161 thành viên tại thành phố Kon Tum và huyện Đắk Hà. Dù còn khá non trẻ, mới thành lập được hơn một năm, song các hội quán cũng đã mang lại nhiều tín hiệu tích cực, nhất là việc chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp của các thành viên. 

Du khách chụp ảnh lưu niệm với các sản phẩm trái cây của Hội quán Nông nghiệp Du lịch Ia Chim.

Để nâng cao hoạt động của hội quán, trên tinh thần chỉ đạo của Sở  NN & PTNT, cán bộ Hội Nông dân huyện Đắk Hà và Hội Nông dân thành phố Kon Tum đã đều đặn tham gia các buổi sinh hoạt định kỳ của hội quán nhằm nắm bắt tâm tư nguyện vọng và kịp thời tháo gỡ khó khăn, nâng cao hiệu quả hoạt động của hội quán. 

Hội quán Nông nghiệp và dịch vụ xã Ia Chim, thành phố Kon Tum được thành lập cuối tháng 9/2023 với mục tiêu gắn kết, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau, chung tay xây dựng và phát triển bền vững du lịch cộng đồng và nông nghiệp Ia Chim theo định hướng và chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; phát triển du lịch gắn chặt với môi trường “xanh, sạch, đẹp”; tạo ra những nông sản chất lượng cao đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội.

Ông Nguyễn Đức Thịnh - Hội quán Nông nghiệp và dịch vụ xã Ia Chim cho biết, Hội quán được thành lập với số hội viên ban đầu là 41, đến nay đã tăng lên 43 thành viên. Hiện 100% các hội viên đều sản xuất nông nghiệp với loại cây trồng chủ lực là cà phê, hồ tiêu, sầu riêng,… Bên cạnh đó, hội quán cũng hướng đến việc xây dựng, phát triển các mô hình du lịch gắn với Bến du thuyền Ia Chim trong tương lai.

“Trong thời gian tới, Hội Nông dân tỉnh Kon Tum chỉ đạo các cấp Hội tập trung triển khai các nội dung trọng tâm: Duy trì tốt phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”; phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới; Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững”, ông Nguyễn Quang Thủy - Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Kon Tum

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Hàng trăm ha lúa khô hạn, nhiều diện tích mất trắng

DNTh: Gia Lai Hàng trăm ha lúa đang trong giai đoạn trổ bông thì bất ngờ gặp khô hạn khiến nhiều diện tích của người dân bị thiệt hại nặng và mất trắng.

Thôn vùng cao ở Lào Cai, trước chìm trong hoa anh túc nay trồng lúa, ngô, cây ăn quả mà giảm nghèo làm giàu

DNTH: Bản Giàng là thôn xa nhất, khó khăn nhất của xã Pa Cheo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và cấp uỷ, chính quyền địa phương, diện mạo vùng quê nghèo nơi đây đang từng bước thay da, đổi thịt.

Đường hoa nông thôn mới Nam Định, nhìn đâu cũng ra hoa, cây cảnh, cây công trình, làng quê đáng sống

DNTH: Về các miền quê trong tỉnh Nam Định, đi đến đâu cũng dễ dàng bắt gặp những con đường hoa, đường cây rực rỡ, xanh mát. Trong cái nắng chói chang của mùa hạ, những thảm hoa mười giờ, dừa cạn, dứa tím, lạc tiên, chuỗi...

Lào Cai: Nhiều nông dân vùng cao đổi đời nhờ cây tam thất

DNTH: Các xã vùng cao trên của huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai thường lạnh, mát quanh năm với độ ẩm bình quân từ 70 - 80%; đây là môi trường thích hợp để trồng những loại dược liệu quý, trong đó có cây tam thất. Loại cây có giá trị...

Kon Tum: Hỗ trợ hơn 3.300 cây giống sâm Ngọc Linh cho 40 hộ nghèo

DNTH: Ngày 11/2, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) tiến hành cấp phát miễn phí 3.320 cây giống sâm Ngọc Linh cho 40 hộ nghèo, hộ cận nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số tại hai xã Đăk Na và Văn Xuôi.

'Phù thủy' điều khiển cây nhãn thu hoạch quả từ tháng Giêng

DNTH: Trong nghề canh nông, lão Hoàng Quang Tuấn được bà con ở địa phương ví như 'dị nhân' bởi nuôi con nào, trồng cây gì cũng đều thắng đậm hơn người.

XEM THÊM TIN