Nông dân ở vựa hồng lớn nhất xứ Nghệ: Khóc vì cây không cho quả

11:11 | 20/10/2019

DNTH: Là cây trồng chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao của bà con hai xã Nam Anh huyện Nam Đàn. Tuy nhiên năm nay người trồng hồng nơi đây đang khóc ròng vì cây không cho quả.

Cả vườn chỉ có một cây cho quả.

Được biết vùng đất này có truyền thống trồng hồng lâu đời, ở đây có những cây có tuổi đời trên dưới 100 tuổi.  Với điều kiện thổ nhưỡng thích hợp ở  Nam Anh trồng được các loại như hồng trứng, hồng cậy và hồng gáo… có màu vàng ươm, vị ngọt dịu, giòn, thơm, giàu dinh dưỡng. Sản phẩm được người tiêu dùng trên mọi miền tổ quốc ưa thích, là món quà quê đậm tình xứ nghệ khi du khách có dịp ghé về Nghệ An. Đây cũng là cây trồng được chính quyền địa phương đưa vào đề án mỗi xã một sản phẩm trong chương trình phát triển nông thôn mới kiểu mẫu của huyện Nam Đàn.

          Tuy nhiên năm nay cây hồng ở địa phương này mất màu có thể nói là thê thảm sản lượng không bằng 1/10 năm ngoái. Nhiều hộ gia đình cả vườn hồng chỉ vài cây cho quả lác đác, như hộ anh Chuyên, chị Thanh, ông Đồng… Trao đổi về việc này ông Hồ Viết Sỹ chủ tịch UBND xã Nam Anh cho hay “ Toàn xã có 100 hộ trồng cây này với diện tích gần 400ha, năm này có thể nói là mất trắng, thiệt hại về kinh tế ước tính hơn 7 tỷ đồng”.

 Nhiều cây hồng không cho quả.

Khảo sát một vòng qua các xóm 6,7,8,9 chúng tôi đã có nhiều cuộc trò chuyện để tìm hiểu nguyên nhân hồng mất màu. Chia sẻ với pv, ông Nguyễn Kim Đồng, xóm 6 xã Nam Anh, một người được đánh giá có vườn hồng lớn nhất và được mùa nhất toàn xã. Ông cho biết “ Gia đình có  gần 4ha, năm ngoái thu về gần 8 tấn hồng các loại. Năm nay chưa được 8 tạ, đó là gia đình còn có nguồn nước để tưới lúc khô hạn. Còn nhiều hộ khác cả vườn không có lấy một quả ăn lấy thảo.”

Khi được hỏi về nguyên nhân những lão nông có kinh nguyện lâu năm trong việc trồng và chăm sóc cây ăn trái này đều có chung nhận xét. Hồng là cây trồng lâu năm, hàng năm chỉ phải bón phân chuồng và phân tổng hợp là được còn lại tùy vào thời tiết. Năm nay mất mùa là do đợt nắng hạn vào dịp tháng 5, tháng 6 quá dài, cụ thể dài hơn các năm khoảng 10 ngày mới có mưa. Việc nắng hạn kéo quá dài làm đất mất đi độ ẩm, các con khe, suối cũng cạn nước nên việc tưới là rất khó. Ngoài ra năm 2018 hồng được mùa, nhưng giá thu mua quá thấp, người dân để quả hồng chín rủ trên cây chẳng buồn hái. Kéo dài thời gian cây phải nuôi quả, ảnh hưởng tới chu kỳ sinh trưởng của nó. Công thêm mùa đông năm 2108 ngắn hơn, nhiệt độ cao hơn cây “bị thức dậy sớm” đâm chồi nảy lộc sớm không có khoảng thời gian để “ngủ đông” đủ dài.

Cũng theo ông Đồng dự kiến với kiểu thời tiết thất thường này, năm sau hồng Nam Anh lại mất mùa. Bởi năm nay những cây không cho quả hoặc ít quả thì đã ra chồi non, nhưng bị sâu cuốn lá ăn mất ngọn. Cộng thêm hàng loạt cây đang mắc bệnh nấm đốm vòng. Quả hồng còn là đối tượng ưa thích của ong vò vẽ, ruồi đen, ruồi vàng chích, ảnh hưởng tới thẩm mĩ và năng suất cây trồng.

Lá hồng bị bệnh đốm vòng

Theo tìm hiểu của chúng tôi năm 2018 xã Nam Anh và xã Nam Xuân trúng đậm mùa hồng. Minh chứng cơ sở thu mua của anh Dương xóm 7 một ngày thu mua hơn 1 tấn quả, phải thuê 3 đến 4 người làm. Nhưng do chưa chủ động đầu ra, người nông dân chỉ biết bán cho các thương lái, các đầu nậu thu mua. Nên giá bán hồng năm ngoái chỉ từ 3 đến 6 ngàn đồng/ kg tùy loại. Năm nay giá bán giao động từ 20 ngàn đến 25 ngàn thì người dân phải đi mót từng quả về bán. Việc người dân “tự bơi” để tìm đầu ra rồi lại dẫm vào vòng luẩn quẩn được mùa mất giá, được giá thì không có cái để bán là thực trạng của loại quả đặc sản nơi đâu.

Thiết nghị với đề án phát triển du lịch cộng đồng từ các vườn hồng Nam Anh thì việc chọn hồng làm sản phẩm chủ lực tham gia chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”, huyện sẽ xây dựng kế hoạch kêu gọi, khuyến khích đầu tư dây chuyền công nghệ, chế biến sâu các sản phẩm từ hồng quả: hồng ép dẻo, hồng sấy giòn, mứt hồng…, mở rộng thị trường tiêu thụ, giải quyết được vấn đề đầu ra ổn định cho cây hồng Nam Anh, nâng cao thu nhập cho bà con nông dân

                                     

                                                                  

Ngọc Giáp

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Nhiều giải pháp phòng chống sâu bệnh gây hại cây trồng vụ Xuân

DNTH: Để chủ động phòng chống sâu bệnh gây hại vụ Xuân, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội đã có nhiều giải pháp chủ động phòng chống sâu bệnh.

Sau tinh gọn bộ máy, ứng dụng công nghệ là giải pháp bắt buộc

DNTH: Khi số lượng giảm do tinh gọn, địa bàn quản lý rộng hơn, ứng dụng công nghệ trở thành giải pháp bắt buộc đối với đội ngũ cán bộ chăn nuôi, thú y địa phương.

Cánh đồng khoai tây canh tác bền vững cho năng suất tăng 30%

DNTH: Mô hình sản xuất khoai tây bền vững tại Thị xã Quế Võ (Bắc Ninh) theo quy trình canh tác bền vững cho năng suất tăng 30% so với truyền thống.

Trồng hướng hữu cơ, bưởi đặc sản Quế Dương giá 24.000đ mỗi quả

DNTH: Xã Cát Quế (huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) đang lưu giữ giống bưởi quý mang tên bưởi Quế Dương. Người dân nơi đây có nhiều sáng kiến để bảo vệ cây bưởi danh tiếng.

Bình Thuận: Sạ thưa sẽ tiết kiệm 100 tỷ đồng

DNTH: Bình Thuận phấn đấu đến cuối năm 2026 toàn tỉnh có trên 40.000ha lúa gieo sạ dưới 120kg/ha, từ đó tiết kiệm gần 100 tỷ đồng cho nông dân.

Sơn La: Nhiều mô hình trồng cây ăn quả thu nhập 400 triệu đồng/ha

DNTH: Nhiều hộ nông dân ở Sơn La từ trồng cây ăn quả đã vươn lên thoát nghèo và trở thành triệu phú, tỷ phú.

XEM THÊM TIN