Nông nghiệp 4.0: Từ nhận biết đến ứng dụng
09:29 | 25/11/2018
DNTH: Trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0), thông qua internet kết nối vạn vật, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây… con người sẽ chuyển hóa toàn bộ thế giới thực thành thế giới số. Theo đó, nông nghiệp (NN) 4.0 tập trung vào sản xuất thông minh dựa trên các thành tựu đột phá trong công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ nano.
Nông nghiệp 4.0 làm thay đổi phương thức quản lý
Nếu NN công nghệ cao là thay đổi phương thức sản xuất từ truyền thống sang hiện đại, thì NN 4.0 làm thay đổi phương thức quản lý, xây dựng quy trình sản xuất chính xác-tự động, và người quản lý không cần có mặt trực tiếp tại nông trại.
Bức tranh về NN 4.0 sẽ là một quy trình khép kín bằng công nghệ: Giống chất lượng cao, phân bón thông minh, thuốc trừ sâu thảo dược; Canh tác chính xác, chuẩn hóa lượng giống và giảm khí thải nhà kính; Tự động hóa khâu thu hoạch, bảo quản, vận chuyển và chế biến; Truy xuất nguồn gốc.
NN 4.0 đảm bảo tính chính xác, sử dụng cảm biến và các thuật toán thông minh để phân phối nước, phân bón và thuốc trừ sâu, đáp ứng cho cây khi cây thực sự cần, nhằm đảm bảo tính sinh lời, tính bền vững và bảo vệ môi trường, tiết kiệm chi phí và nâng cao sản lượng.
Tại những nước áp dụng NN 4.0 từ những năm 2000 như Mỹ, Canada, Hà Lan, Nhật Bản, Braxin… thì chi phí lao động chỉ chiếm 5% trong cơ cấu giá thành, trong khi ở Việt Nam hiện chiếm khoảng 50%. Đó là câu trả lời cho câu hỏi vì giá thành nhiều nông sản của Việt Nam quá cao.
Ở Việt Nam có Nông nghiệp 4.0 chưa ?
Dù chưa có một mô hình hoàn chỉnh đúng nghĩa, nhưng nhiều nông trại ở Việt Nam đã ứng dụng từng phần NN 4.0 vào quản lý và đạt được kết quả cao. Nhiều nhà nông đã mạnh dạn đầu tư ứng dụng thiết bị cảm biến nhằm số hóa các yếu tố như: Nước, phân, thuốc, độ ẩm, ánh sáng… rồi chuyển nó vào các thiết bị kết nối intenet, từ đó có thể quản lý từ xa qua máy vi tính, điện thoại thông minh.
Mô hình hợp tác giữa Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam (KHKTNN) với Công ty Cọp Sinh Thái sản xuất lúa gạo hữu cơ tại huyện Châu Thành (Trà Vinh) đã xuất khẩu được hàng ngàn tấn gạo hữu cơ theo tiêu chuẩn Mỹ, EU và Nhật Bản.
HTX Anh Đào (Đà Lạt-Lâm Đồng) ứng dụng công nghệ hệ thống giám sát và điều khiển nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, thông gió và tưới nước, giám sát canh tác rau thông minh, sản lượng tiêu thụ nội địa bình quân 50.000 tấn/năm và 4.000 tấn xuất khẩu, doanh thu hơn 10 triệu USD/năm.
Thương hiệu chuối 3T (Khoái Châu-Hưng Yên) với quy mô 200ha chuối tiêu hồng, chuối tây; 600ha chuối của Công ty Huy Long An cũng áp dụng thành công công nghệ cao. Chuối 3T và chuối Huy Long An vào siêu thị, xuất sang Trung Quốc và các thị trường khó tính như Nhật Bản, châu Âu. Trung bình mỗi năm, Công ty 3T đạt doanh thu gần 30 tỷ đồng, tạo việc làm cho 40 lao động với mức lương 4,5 triệu đồng/người/tháng.
Công ty VIFARM áp dụng sản xuất rau sạch ứng dụng công nghệ thủy canh hồi lưu – Hydroponic (tại Bà Rịa-Vũng Tàu và Lâm Đồng). Đó là các công nghệ tưới tiêu nhỏ giọt, công nghệ đèn LED, thiết bị kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, thông số môi trường. Nhờ đó, năng suất gấp 3 lần và giá thành bằng 1/2 so với sản xuất truyền thống.
Tập đoàn TH True Milk xây dựng trang trại bò sữa ứng dụng công nghệ chăn nuôi thông minh lớn nhất châu Á với quy mô hơn 45.000 con bò. Trung tâm Giống vật nuôi TP.HCM cũng áp dụng những công nghệ trên trong chăn nuôi bò sữa. Công ty TNHH Huy Long An (Long An) ứng dụng công nghệ số để tự động hóa thức ăn, nguồn dinh dưỡng… tại trang trại nuôi bò.
Nhà máy sản xuất trứng gà sạch ĐTK Phú Thọ (Tề Lễ, Tam Nông, Phú Thọ) với công suất 500.000 quả trứng mỗi ngày, có khả năng kiểm soát an toàn sinh học trong toàn bộ quy trình sản xuất trứng gà sạch, thời gian cung ứng sản phẩm từ khi gà đẻ tới hệ thống cửa hàng-siêu thị chỉ trong 24h.
Nhiều nhà cung cấp công nghệ ứng dụng
Phần mềm quản lý Nông Nghiệp thông minh Next Farm được phát triển bởi HOSCO, là đơn vị được vinh danh 3 lần Giải Sao Khuê do Hiệp hội doanh nghiệp CNTT Việt Nam bầu chọn. Next Farm ứng dụng web và mobile gồm các module chính: 1/Nhập liệu hệ thống: Vụ mùa, thức ăn, phân bón, công cụ dụng cụ; 2/Hệ thống cảnh báo sản xuất: Kế hoạch công việc, tiêm vaccine, lịch châm phân, quy trình sản xuất, ngày dự kiến thu hoạch; 3/Đánh giá tình trạng; 4/Khai thác dữ liệu Big Data.
CTCP Đại Thành triển khai phần mềm Agricheck tại Việt Nam. Olaff Juttner -CEO một tập đoàn lớn ở Đức, đánh giá: “Tôi tin tưởng rằng Hệ thống truy xuất nguồn gốc và chống hàng giả Agricheck do LOLO xây dựng sẽ đem lại giá trị cao nhất cho các sản phẩm NN của Việt Nam, giúp chúng tôi phân phối các sản phẩm NN của Việt Nam và các sản phẩm khác có nguồn gốc từ Việt Nam một cách dễ dàng”.
Http://www.gcaeco.com/là sàn thương mại điện tử nông-thủy-hải sản-thực phẩm đầu tiên tại Việt Nam, sử dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc bằng blockchain, là kênh bán hàng giúp người bán dễ dàng tìm kiếm và kết nối với người mua hay khách hàng có nhu cầu tại Việt Nam và quốc tế. Gcaeco.vn bao gồm chuỗi công nghệ: 1/Truy xuất hành trình sản phẩm; 2/Thanh toán nhanh bảo mật (Fast payment security); 3/Hợp đồng thông minh (Smart contract); 4/Internet kết nối vạn vật (IoT) qua cổng kết nối API.
Phạm Phước Vinh
Làng Mới
Cú hích cho nông nghiệp công nghệ cao ở Mộc Châu
DNTH: Chuyên gia của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) đánh giá cao sự cầu tiến của các hộ trong dự án ‘Nông nghiệp thông minh vì thế hệ tương lai’.
Tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng bền vững
DNTH: Thời gian qua, ngành nông nghiệp Quảng Ngãi tập trung đẩy mạnh cơ cấu lại theo hướng toàn diện, hiện đại và bền vững, gắn sản xuất liên kết với tiêu thụ. Qua đó từng bước gia tăng giá trị sản phẩm, nâng cao thu nhập cho...
Cần những doanh nghiệp “đầu tàu” dẫn dắt nông nghiệp thông minh
DNTH: Việt Nam mới chỉ có khoảng dưới 50 doanh nghiệp được công nhận là “doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao”, dưới 300 doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Đối tượng có năng lực áp dụng khoa học công nghệ vào nông...
Đây là cách nông dân Bình Phước sống khỏe, ngày càng có thu nhập cao, xuất hiện nhiều tỷ phú
DNTH: Những tỷ phú nông dân, triệu phú nông dân ở Bình Phước ban đầu mò mẫm như người đi lạc trong sa mạc để tìm đường ra. Vấp váp, thất bại…họ đều trải qua. Nhưng từ khi học được “bí kíp” trong chăn nuôi, trồng trọt,...
Tái cơ cấu nông nghiệp: Chìa khóa xây dựng nông thôn mới ở Long An
DNTH: Long An coi tái cơ cấu nông nghiệp là chìa khóa để nâng cao các tiêu chí nông thôn mới (NTM). Tỉnh cũng đã chủ động ban hành các đề án phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm nông nghiệp, đồng thời lồng ghép hiệu quả nguồn vốn...
Thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh ngành nông nghiệp tại Tây Nguyên
DNTH: Theo TS. Trần Quý (Viện trưởng Viện Phát triển Kinh tế số Việt Nam) chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là hai yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển bền vững ngành nông nghiệp tại Tây Nguyên.
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Năm 2025, Hà Nội đặt mục tiêu giải quyết việc làm mới cho 169.000 lao động
-
Lo thua lỗ, nhà vườn giảm số lượng hoa Tết
-
Tăng mức phạt vi phạm, giao thông Hà Nội có nhiều chuyển biến
-
Hơn 13.500 trường hợp vi phạm giao thông bị xử lý ngày đầu năm mới
-
Nỗ lực vì TP. Pleiku “văn minh-xanh, sạch, đẹp”
-
Những tuyến phố đắt nhất Hà Nội theo bảng giá mới năm 2025
Sống khỏe
-
Herbalife khảo sát 'New Year, New Me' về nâng cao thể chất của người Việt Nam năm 2025
-
Người dân có thể mua thuốc trực tuyến trên ứng dụng VNeID
-
Đảng bộ Bệnh viện đa khoa Vân Đình hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2024
-
Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp: Nỗ lực nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
-
Đã có vắc xin phòng bệnh sốt xuất huyết tại Thu Cúc TCI
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...