Nông nghiệp hữu cơ thích ứng biến đổi khí hậu

15:57 | 23/07/2018

DNTH: Một trong những khó khăn nữa mà sản xuất NNHC ở các địa phương trong vùng đang gặp phải nữa là vấn đề về các chính sách, cơ chế hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp sạch, NNHC...

Với một chủ đề tương đối mới và khó là phát triển nông nghiệp hữu cơ (NNHC), nông nghiệp sạch thích ứng với biến đổi khí hậu, Diễn đàn Khuyến Nông @ Nông nghiệp vừa được tổ chức tại Quảng Nam là cầu nối cho bà con nông dân, các cơ quan quản lý nhà nước và ngành chức năng trao đổi, thảo luận để hiểu rõ hơn về một hình thức sản xuất tiên tiến, hiệu quả và bền vững.

09-41-14_1
Sản xuất nông nghiệp hữu cơ là hướng đi tất yếu của nền nông nghiệp trong tương lai

Duyên hải Nam Trung Bộ (DHNTB) là vùng chịu ảnh hưởng lớn từ biến đổi khí hậu, điều kiện về đất đai không được màu mỡ như những địa phương khác nên sản xuất nông nghiệp tiên tiến, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất là vấn đề vô cùng cần thiết. ư

Đây là một lý do để Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (TTKNQG) lựa chọn vùng DHNTB là nơi tổ chức một trong những diễn đàn đầu tiên về vấn đề sản xuất NNHC, nông nghiệp sạch thích ứng với biến đổi khí hậu.

Trên thực tế, những năm qua, các tỉnh ở DHNTB đã có nhiều mô hình nông nghiệp sạch mang lại hiệu quả kinh tế cao như mô hình rau hữu cơ Thanh Đông tại Cẩm Thanh (Hội An, Quảng Nam); mô hình sản xuất lúa, nếp theo hướng hữu cơ ở Đà Nẵng; Dự án xây dựng vùng chuyên canh rau an toàn đạt tiêu chuẩn VietGAP ở Quảng Ngãi; mô hình thâm canh lúa cải tiến theo phương pháp SRI tại Bình Định hay mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng an toàn sinh học ở Phú Yên...

Mặc dù vậy, các mô hình này vẫn chỉ đạt được tính hiệu quả ở phạm vi nhỏ so với một nền nông nghiệp đa dạng của vùng. Bên cạnh đó, khái niệm về sản xuất NNHC chưa được phổ biến với nhiều bà con nông dân nên các sản phẩm sản xuất ra nhiều khi còn gặp khó khăn về vấn đề tiêu thụ dẫn đến các cá nhân, tổ chức doanh nghiệp e ngại trong việc đầu tư xây dựng mô hình.

Theo TS. Trần Văn Khởi, Quyền Giám đốc TTKNQG, nhận thức được vấn đề này nên TTKNQG đã phối hợp với Sở NN-PTNT Quảng Nam tổ chức diễn đàn với mục đích đầu tiên là để bà con nông dân về NNHC, nắm được thông tin về NNHC, tham quan mô hình NNHC để thay đổi nhận thức và hướng tới một sản xuất nông nghiệp nông hộ hoặc tổ hợp tác sản xuất NNHC bền vững và hiệu quả.

“Hiện nay, chúng ta đã biết sản xuất nông nghiệp sạch là hướng đi tất yếu và cũng là chủ trương rất lớn của Bộ NN-PTNT. Do đó, để giúp bà con hiểu rõ hơn, chúng tôi sẽ tiếp tục đề xuất những dự án khuyến nông TW, xây dựng những mô hình sản xuất rau cũng như sản xuất lúa hữu cơ ở một số vùng miền trong cả nước để bà con nông dân nhìn học tập và làm theo. Thứ hai là chúng tôi tiếp tục tổ chức những sự kiện thông tin tuyên truyền như diễn đàn, hội chợ hoặc tọa đàm để nông dân biết kết hợp với tham quan”, ông Khởi cho biết.

Cũng theo ông Khởi thì ngoài những việc làm trên TTKNQG sẽ phối hợp với các ngành chức năng mở những lớp tập huấn để nâng cao năng lực sản xuất của bà con về nông nghiệp an toàn nói chung và NNHC nói riêng. Bên cạnh đó, hệ thống khuyến nông cũng nâng cao năng lực, đưa ra những giải pháp để bà con giải quyết vấn đề của mình trong quá trình sản xuất theo VietGAP hay sản xuất NNHC.

09-41-14_2
Nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp an toàn ở các tỉnh DHNTB bước đầu mang lại hiệu quả

Một trong những khó khăn nữa mà sản xuất NNHC ở các địa phương trong vùng đang gặp phải nữa là vấn đề về các chính sách, cơ chế hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp sạch, NNHC chưa có văn bản hoàn thiện. Đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có một tổ chức nào đứng ra để thẩm định và chứng nhận sản phẩm đạt chất lượng về hữu cơ. Điều này khiến các sản phẩm sản xuất ra khó được đón nhận, tin tưởng và giá thành cũng không tương xứng với quy trình sản xuất.

Về điều này, ông Khởi cho biết: “Trong thời gian, tới chắc chắn Bộ NN-PTNT sẽ hoàn thiện những cơ chế, chính sách để nhanh chóng đưa sản phẩm được chứng nhận NNHC vào sản xuất. TTKNQG sẽ tiếp tục tổ chức những mô hình để chứng tỏ rằng việc sản xuất NNHC cần có một tổ chức chặt chẽ và chứng nhận sản phẩm. Khi đó giá thành và hiệu quả kinh tế mới cao. Chúng tôi sẽ kiến nghị với Cục Trồng trọt để nhanh chóng xây dựng và ban hành những thông tư hướng dẫn thực thi cho tổ chức thứ 3 đưa ra những tiêu chuẩn công nhận sản phẩm đạt NNHC cũng như chứng nhận sản phẩm đạt VietGAP”.

Theo ông Khởi, nếu làm xử lý tốt các vấn đề còn tồn tại, xây dựng được nhiều mô hình NNHC trong vùng có hiệu quả kết hợp với những lợi thế của các tỉnh ở DHNTB là tiềm năng về du lịch thì sẽ đưa lại thành quả như mong đợi.

“Hiện một số vùng ở miền núi phía Bắc hoặc Hà Nội, Hải Phòng cũng đã hình thành những mô hình SX theo hướng hữu cơ. Tuy vậy, đối với những tỉnh DHNTB có tiềm năng du lịch thì nếu chúng ta kết hợp thành công 2 yếu tố này sẽ tăng được hiệu quả kinh tế cho người nông dân”, ông Khởi nói.
 
 
LÊ KHÁNH
Báo NN

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh ngành nông nghiệp tại Tây Nguyên

DNTH: Theo TS. Trần Quý (Viện trưởng Viện Phát triển Kinh tế số Việt Nam) chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là hai yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển bền vững ngành nông nghiệp tại Tây Nguyên.

Phát huy vai trò hợp tác xã trong đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

DNTH: Phát triển hợp tác xã (HTX) là nền tảng cốt lõi để thực hiện thành công Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp. Gia tăng số lượng thành viên HTX sẽ giúp mở rộng diện tích sản xuất, đồng thời tạo điều kiện...

Đẩy mạnh tín dụng cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

DNTH: Sáng 12/11 tại Hà Nội, Viện chiến lược ngân hàng - Ngân hàng Nhà nước tổ chức Hội thảo khoa học “Tín dụng cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” nhằm tìm kiếm giải...

Ứng dụng công nghệ vào chế biến, bảo quản sản phẩm góp phần nâng cao giá trị nông sản

DNTH: Ứng dụng công nghệ vào chế biến và bảo quản nông sản – thực phẩm đóng vai trò then chốt, mở ra cánh cửa cho sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp.

Thị trường Halal: Cơ hội mới cho nông nghiệp Việt Nam

DNTH: Theo Báo cáo Kinh tế Hồi giáo toàn cầu (SGIE) năm 2022, dự đoán chi tiêu cho sản phẩm và dịch vụ Halal sẽ đạt mức 1,67 nghìn tỷ USD vào năm 2025. Đây sẽ cơ hội để nông sản, thủy sản Việt Nam tiến vào thị trường Halal nếu như...

Nông sản Việt tự tìm lối đi thời thương mại điện tử

DNTH: Trước đây, vào mùa vụ thu hoạch sầu riêng, gia đình chị Hà ở Đắk Lắk chỉ biết gọi thương lái đến cắt tại vườn hoặc mang ra chợ bán những trái chín. Từ ngày rao bán trên mạng, có ngày chị bán được vài tạ sầu riêng...

XEM THÊM TIN