Nông thôn đối diện nguy cơ thành... “sa mạc”
20:40 | 02/08/2019
DNTH: Đó là nguy cơ mà nhóm nghiên cứu của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Ipsard) cảnh báo trong quá trình nghiên cứu về quá trình chuyển đổi ngành nghề và tạo việc làm cho lao động nông nghiệp nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Nếu không có những giải pháp kịp thời, nhiều tiềm năng của vùng sẽ bị đánh mất.
Lao động vừa thiếu vừa thừa
Sóc Trăng là vùng trồng mía trọng điểm của vùng ĐBSCL nhưng mấy năm trở lại đây diện tích mía của địa phương giảm đáng kể, từ vài chục nghìn ha năm 2010 xuống còn khoảng 5.100ha năm 2019. Ngoài nguyên nhân chủ yếu là giá mía bấp bênh thì thiếu nhân lực trồng, thu hoạch mía cũng là một trong những nguyên nhân khiến diện tích mía giảm dần.
Có một thực tế rất đáng lo ngại là lao động nông, lâm, thủy sản vùng ĐBSCL chủ yếu là người già, kỹ năng kém, tình trạng thiếu lao động khi vào thời vụ ngày càng phổ biến. “Nếu cứ kéo dài tình trạng này sẽ dẫn đến hiện tượng sa mạc nông thôn” - bà Trần Thị Thanh Nhàn - Phó Trưởng bộ môn Nghiên cứu thị trường và ngành hàng (Ipsard) cảnh báo.
Một làn sóng lao động di cư đang diễn ra mạnh mẽ ở nhiều địa phương vùng ĐBSCL, chủ yếu là lao động trẻ, lao động phổ thông. Điểm đến của họ là các khu công nghiệp ở Bình Dương (chiếm 53%) và TP.Hồ Chí Minh (19%). Nông thôn không còn đủ lực níu chân người ở lại.
ĐBSCL đối mặt với tình trạng thiếu lao động khu vực nông thôn. Ảnh: I.T
“Di cư đang là vấn đề nhức nhối ở nhiều địa phương vùng ĐBSCL, trong đó có An Giang. Điều tra dân số vừa qua cho kết quả đáng lo ngại khi số dân của An Giang giảm từ 2,1 triệu người xuống còn 1,9 triệu người. Đó là con số thể hiện một lượng lớn lao động đã rời quê đi làm ăn” - ông Trương Tiến Thọ - Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh An Giang nêu một thực tế.
Điều này dẫn đến tỷ lệ lao động trong độ tuổi dưới 35 tuổi vùng ĐBSCL giảm từ 45,5% năm 2012 xuống còn 38,9% năm 2017, lao động từ 50 tuổi trở lên tăng từ 20,7% lên 26,8%; trong ngành nông, lâm, thủy sản, lao động dưới 35 tuổi giảm 37,4% xuống còn 26,2% và lao động từ 50 tuổi trở lên tăng từ 24,1% lên 34,1%.
Lao động trong ngành nông, lâm, thủy sản vùng ĐBSCL có xu hướng chuyển dịch sang ngành công nghiệp xây dựng và dịch vụ, tỷ trọng lao động trong ngành nông, lâm, thủy sản giảm từ 51% năm 2012 xuống còn 45% năm 2017. Trong nội ngành nông, lâm, thủy sản, tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp giảm từ 77,9% năm 2012 xuống còn 76,4% năm 2017; lao động ngành thủy sản tăng 21,9% lên 23,5%.
Theo bà Nhàn, việc chuyển đổi cơ cấu lao động trong vùng ĐBSCL đang có nhiều mâu thuẫn. Một mặt, doanh nghiệp khó tuyển dụng lao động do trình độ lao động thấp, kỹ năng thiếu; lao động có việc làm qua đào tạo chỉ đạt 12,1% so với trung bình cả nước là 21,4%, lương của công nhân thấp hơn so với khu vực khác nên chưa đủ hấp dẫn.
Mặt khác, việc phát triển doanh nghiệp còn hạn chế lại ảnh hưởng đến quá trình tạo việc làm cho người lao động. Thực tế, tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp của ĐBSCL thấp nhất cả nước do cơ sở hạ tầng dẫn đến chi phí logistics cao; việc phát triển hợp tác xã còn khó khăn còn các làng nghề chưa có đầu ra ổn định nên thu nhập của người lao động thấp.
Trong khi đó, dù được ưu tiên hỗ trợ đào tạo nghề lớn nhất cả nước nhưng hiệu quả đào tạo trong vùng còn thấp do chương trình đào tạo thiếu thực tế, có 78,3% lao động được đào tạo có việc làm nhưng có 93,7% lao động được đào tạo nghề phải tự tạo việc làm; 4,15% lao động được doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm và chỉ có 0,98% lao động được doanh nghiệp tuyển dụng.
Tạo việc làm tại chỗ
Thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tỉnh An Giang tập trung vào nhóm sản phẩm chủ lực (lúa, cá tra, rau màu) và sản phẩm tiềm năng (nấm, chăn nuôi bò, tôm càng xanh) và công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn cũng ưu tiên cho những nghề liên quan đến nhóm ngành hàng này.
Theo đó, từ năm 2013 đến nay, tỉnh đã tổ chức được 1.315 lớp đào tạo nghề nông nghiệp cho 36.683 người, bình quân đào tạo 5.240 lao động/năm. Nhờ thực hiện tốt công tác đào tạo nghề, An Giang đã đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp, giảm dần diện tích lúa, tăng các loại hoa màu, chăn nuôi quy mô lớn. Theo đó, tỷ trọng trồng trọt giảm từ 85,7% năm 2011 xuống còn 83%; ngành chăn nuôi tăng từ 6,4% lên 6,6% hiện nay.
Tỷ lệ lao động trong độ tuổi dưới 35 tuổi vùng ĐBSCL giảm từ 45,5% năm 2012 xuống còn 38,9% năm 2017, lao động từ 50 tuổi trở lên tăng từ 20,7% lên 26,8%; trong ngành nông lâm thủy sản, lao động dưới 35 tuổi giảm 37,4% xuống còn 26,2% và lao động từ 50 tuổi trở lên tăng từ 24,1% lên 34,1%. |
Ông Trần Công Thắng – Phó Viện trưởng phụ trách Ipsard – cho hay, vùng ĐBSCL đang có sự chuyển dịch mạnh mẽ từ trồng lúa sang thủy sản, trái cây, điều này đặt ra thách thức cho lao động nông thôn phải thích ứng trong bối cảnh mới.
Vì vậy, theo ông Thắng, các địa phương vùng ĐBSCL cần ưu tiên đào tạo những ngành nghề phù hợp với lĩnh vực chuyển đổi; phát triển chương trình đào tạo phù hợp; đẩy mạnh thu hút doanh nghiệp đầu tư vào địa phương và tích cực triển khai chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” để phát triển làng nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động; khuyến khích và ưu tiên cho lao động nông nghiệp có trình độ tham gia xuất khẩu để học hỏi kinh nghiệm...
Theo Dân Việt
Ông nông dân Bình Định nuôi gà thả đồi bạt ngàn, thu lãi nửa tỷ đồng/năm
DNTH: Vượt qua khó khăn, chịu khó học hỏi, sử dụng nguồn vốn vay hiệu quả, ông Vũ Tiến Lực (55 tuổi, ở thôn M3, xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định) đã có được thu nhập tốt, hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ mô...
Bình An - xã đầu tiên tại Kiên Giang đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu
DNTH: Xã Bình An (huyện Kiên Lương) vừa được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024, là xã đầu tiên của tỉnh Kiên Giang vinh dự đạt chuẩn cao nhất này.
Hàng trăm chậu cúc chết cháy sau một đêm, nghi bị kẻ xấu đầu độc
DNTH: Tại Bình Định, hơn 300 chậu cúc Tết đang trỗ búp rực rỡ đã được thương lái đặt cọc bỗng dưng chết cháy sau một đêm, chủ nhà vườn ‘chết đứng’, nghi có kẻ xấu ‘đầu độc’…
Mô hình nuôi vịt siêu trứng của nông dân 8x tại An Giang
DNTH: Từ một trang trại nhỏ ứng dụng thành công mô hình nuôi vịt siêu trứng, anh Võ Hữu Tín đã mở rộng thành 7 trang trại quy mô lớn với tổng đàn hơn 70.000 con.
Nông nghiệp giúp tỉnh Đắk Nông đạt thu nhập bình quân gần 82 triệu đồng/người/năm
DNTH: Nhờ sự tăng giá của các mặt hàng nông sản chủ lực như cà phê, hồ tiêu, sầu riêng, tỉnh Đắk Nông ghi nhận GRDP bình quân đầu người năm 2024 đạt gần 82 triệu đồng, vượt kế hoạch hơn 12,8 triệu đồng, lĩnh vực nông nghiệp...
Người trồng mía ở Trà Vinh phấn khởi, doanh nghiệp lo không đủ nguyên liệu
DNTH: Tại Trà Vinh, vụ mía năm nay đạt cả năng suất lẫn giá. Đây là vụ mía thứ 3 liên tiếp nông dân sản xuất có lãi. Đặc biệt, mía được thu hoạch ngay trước tết Nguyên đán nên bà con rất phấn khởi.
Đô thị cuộc sống
-
Đổi thay trên quê hương Bác Hồ
-
Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lui ùn tắc giao thông
-
Làng Nủ đổi mới đón Tết Ất Tỵ
-
Bảo vệ đàn gia súc giữa mùa đông khắc nghiệt nơi địa đầu Tổ quốc
-
Ngày đầu nghỉ Tết Ất Tỵ có 58 người thương vong trong
-
Da Nang Downtown – tâm điểm hút khách tại Đà Nẵng đầu năm Ất Tỵ 2025
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...