Nông thôn Lâm Bình 'thay áo mới'
15:55 | 20/09/2019
DNTH: Từ chương trình xây dựng nông thôn mới, nhiều vùng quê nghèo khó của huyện Lâm Bình (Tuyên Quang) đã thay da đổi thịt.
![]() |
Năm 2018 xã Lăng Can, huyện Lâm Bình trở thành xã thứ 3 của huyện đạt chuẩn nông thôn mới. |
Tại đây, hệ thống hạ tầng được hoàn thiện, chất lượng cuộc sống cải thiện, cảnh quan nông thôn không ngừng đổi mới…
Đổi thay ở Thượng Lâm
Năm 2015, xã Thượng Lâm, huyện Lâm Bình là một trong 7 xã đầu tiên của tỉnh Tuyên Quang về đích nông thôn mới. Sau gần 4 năm về đích, thành quả trong xây dựng nông thôn mới ở Thượng Lâm đã giúp nơi đây có 100% trục đường xã, liên xã, trên 95% đường trục thôn và liên thôn và hơn 7km đường nội đồng được bê tông hóa. Hệ thống thủy lợi cũng đã được hoàn thiện để phục vụ tưới tiêu cho 153ha lúa 2 vụ. Đến nay, thu nhập bình quân ở Thượng Lâm đạt hơn 34 triệu đồng/người/năm.
Thượng Lâm có 2 làng văn hóa du lịch là làng văn hóa Nà Tông và làng văn hóa Nà Đông. Đến đây du khách sẽ được trải nghiệm với nhà sàn truyền thống của người Tày, được nghe đàn tính, hát then và thưởng thức những món chế biến từ thịt lợn đen, gà ta, dê núi, rau rừng giảo cổ lam, xôi ngũ sắc, rượu ngô, hoa chuối rừng, hoa kè, trám, măng chua, rau dớn, cơm lam...
Thượng Lâm đang là một trong những điểm du lịch homestay hấp dẫn nhất ở Tuyên Quang hiện nay. Từ đầu năm đến nay, xã đã đón hơn 1.000 lượt khách đến tham quan du lịch.
Ngôi nhà sàn của gia đình bà Triệu Thị Xướng, xã Thượng Lâm có phong cảnh hữu tình được nhiều du khách lựa chọn làm điểm dừng chân. Bà Xướng chia sẻ, gia đình bà làm dịch vụ du lịch homestay được hơn 3 năm nay, với mức giá dịch vụ ngủ lại qua đêm là 80.000 đồng/du khách. Tùy theo thực đơn, ăn trưa và tối dao động từ 80.000 - 100.000 đồng/người, gia đình đều đáp ứng theo yêu cầu.
![]() |
Với lòng hồ có cảnh quan tuyệt đẹp là lợi thế để xã Thượng Lâm phát triển du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới. |
Để du khách đến với Thượng Lâm, gia đình bà tiếp tục học hỏi kinh nghiệm làm dịch vụ du lịch; tích cực vận động bà con lối xóm giữ gìn vệ sinh môi trường, trồng hoa, cây xanh tạo vẻ đẹp cho mỹ quan nông thôn.
Dù nghèo nhưng có tấm lòng
Dù là huyện nghèo, đời sống của bà con còn nhiều khó khăn, nhưng trong 10 năm xây dựng nông thôn mới, người dân Lâm Bình đã đóng góp hơn 7,87 tỷ đồng. Toàn huyện đã có 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Ông Ma Ngọc Trường, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Lâm Bình cho biết, ngoài đóng góp về tiền mặt, đã có hàng trăm hộ dân hiến đất đồi, vườn tạp, hoa màu... để phục vụ việc làm đường giao thông, xây dựng nhà văn hóa, trường lớp học.
Trong 10 năm xây dựng nông thôn mới, toàn huyện đã kiên cố hóa 191,6 km đường giao thông nông thôn; nâng cấp 45 công trình đầu mối, kiên cố hóa 84,5 km kênh mương; xây mới 5 nhà văn hóa xã, 44 nhà văn hóa thôn bản, cải tạo nâng cấp 3 sân thể thao xã, 6 sân thể thao thôn... Nhờ đó những làng quê từng bước đổi mới, khang trang.
Nhà văn hóa thôn Nà Kẹm, xã Khuôn Hà rộng hơn 120m2 vừa khánh thành và đưa vào sử dụng. Có nhà văn hóa sạch đẹp, từ việc tiệc tùng, hội họp đến tổ chức văn hóa văn nghệ của người dân đều thuận lợi. Để có nhà văn hóa này, người dân trong thôn đều nhớ đến tấm lòng thơm thảo của chị Quan Thị Điệp hiến hơn 700m2 đất màu của gia đình.
![]() |
Trong 10 năm xây dựng nông thôn mới, huyện Lâm Bình đã làm mới được hơn 191km đường bê tông. |
Chị Điệp, là người phụ nữ nông dân chất phác, quanh năm lam lũ với ruộng đồng, làng quê, tiếng Kinh nói còn lơ lớ. Ấy vậy mà tinh thần vì cộng đồng của chị chẳng kém gì các bác, các chú, các cô ở miền xuôi.
Chị bảo, ngày ấy để kịp ngày khởi công nhà văn hóa, chị còn chặt ngô chưa đến ngày thu hoạch để giải phóng mặt bằng. Nếu theo giá thị trường, mảnh đất hơn 700m2 phải đến 100 triệu đồng, nhưng thôn không có đất, cũng không có tiền mua nên mình sẵn lòng hiến tặng.
Năm 2018, xã Lăng Can đạt chuẩn nông thôn mới. Trong quá trình xây dựng đã có hơn 80 hộ gia đình hiến hơn 4.000m2 diện tích vườn đồi cùng nhiều cây cối trên đất. Trong đó, gia đình anh Nguyễn Ngọc Đoàn là một hộ điển hình, hiến trên 500m2 đất.
Trên tinh thần tự nguyện hiến đất của người dân cũng làn nền tảng thuận lợi cho việc xã đã và đang dần hoàn thiện 0,6km đường trục xã đoạn Nà Đon, thôn Bản Kè A đến tuyến đường ĐT188; 1,6km đường từ thôn Bản Khiển đến thôn Nà Mèn; gần 0,4km đoạn từ khu di dân thôn Nà Mèn đến khu vực Thẳm Pậu, thôn Bản Kè B.
Thay đổi tập quán canh tác, nâng cao thu nhập cho người dân, chính quyền huyện Lâm Bình đã triển khai 152 dự án hỗ phát triển sản xuất. Đã có nhiều dự án mang lại hiệu quả tích cực như chương trình trồng lạc chất lượng cao, dự án trồng rừng, dự án trồng rau đặc sản, các chương trình giới thiệu việc làm cho người đi lao động tại các khu công nghiệp trong và ngoài tỉnh.... Đời sống được cải thiện, việc huy động sức người, sức của của từ nhân dân cũng thuận lợi. Từ đó giúp Lâm Bình ngày càng có thêm nhiều hơn những làng quê có mỹ quan đẹp, đáng sống. |
Theo ĐÀO THANH
Báo Nông Nghiệp
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- nhiều vùng quê /
- Nông thôn Lâm Bình /
- Xây dựng nông thôn mới /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Tối ưu hoá chuỗi cung ứng để doanh nghiệp phát triển
Chuỗi cung ứng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) tại khu vực nông thôn Việt Nam. Việc tối ưu hóa chuỗi cung ứng không chỉ giúp SMEs giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản...

Ứng dụng nông nghiệp bền vững trong các doanh nghiệp nhỏ ở nông thôn
DNTH: Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu cao về chất lượng nông sản, nông nghiệp bền vững đang trở thành xu hướng tất yếu đối với các doanh nghiệp nhỏ ở nông thôn Việt Nam.

Hàng trăm ha lúa khô hạn, nhiều diện tích mất trắng
DNTh: Gia Lai Hàng trăm ha lúa đang trong giai đoạn trổ bông thì bất ngờ gặp khô hạn khiến nhiều diện tích của người dân bị thiệt hại nặng và mất trắng.

Thôn vùng cao ở Lào Cai, trước chìm trong hoa anh túc nay trồng lúa, ngô, cây ăn quả mà giảm nghèo làm giàu
DNTH: Bản Giàng là thôn xa nhất, khó khăn nhất của xã Pa Cheo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và cấp uỷ, chính quyền địa phương, diện mạo vùng quê nghèo nơi đây đang từng bước thay da, đổi thịt.

Đường hoa nông thôn mới Nam Định, nhìn đâu cũng ra hoa, cây cảnh, cây công trình, làng quê đáng sống
DNTH: Về các miền quê trong tỉnh Nam Định, đi đến đâu cũng dễ dàng bắt gặp những con đường hoa, đường cây rực rỡ, xanh mát. Trong cái nắng chói chang của mùa hạ, những thảm hoa mười giờ, dừa cạn, dứa tím, lạc tiên, chuỗi...

Lào Cai: Nhiều nông dân vùng cao đổi đời nhờ cây tam thất
DNTH: Các xã vùng cao trên của huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai thường lạnh, mát quanh năm với độ ẩm bình quân từ 70 - 80%; đây là môi trường thích hợp để trồng những loại dược liệu quý, trong đó có cây tam thất. Loại cây có giá trị...
Đô thị cuộc sống
-
Hưng Yên: Trung tâm Hành chính công xã Bắc Đông Quan vận hành thông suốt trong những ngày đầu thực hiện chính quyền hai...
-
Dự án Khu du lịch biển Thắng Liên được cập nhật vào Quy hoạch chung phường Hoàng Mai
-
Tiếp sức mùa thi 2025 ứng dụng công nghệ, lan tỏa tinh thần tình nguyện
-
Sống Khỏe – Năng lượng tràn đầy từ mọi hoạt động tại Eurowindow Sport Garden, dự án sắp khởi công tại Vinh
-
Hà Nội: Tái khởi công đường Vành đai 2,5 đoạn Đầm Hồng - Quốc lộ 1A
-
Xếp hàng xuyên đêm chiêm bái xá lợi Đức Phật tại chùa Quán Sứ
Sống khỏe
-
Nên ăn 4 - 5 quả mận mỗi ngày để đem lại lợi ích tối đa cho sức khỏe
-
Tự hào là bệnh viện mắt tiên phong tại Tây Nguyên
-
Vinmec khai trương phòng khám đa khoa quốc tế hiện đại tại Vinhomes Grand Park
-
Bệnh viện Mắt Cao Nguyên: Hành trình 7 năm trao ánh mắt, tặng nụ cười
-
Cấp cứu thành công một bệnh nhân người Campuchia bị tai nạn lao động
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...