Nông thôn mới ở thành phố trẻ
10:34 | 07/10/2019
DNTH: Thời kỳ đầu xây dựng nông thôn mới (NTM) thì Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc (lúc đó còn là thị xã) có 4 xã đăng ký xây dựng NTM, nhưng không về đích cùng.
Bớt số lượng, nâng chất lượng
Nam Viêm là xã đạt chuẩn NTM sớm nhất (2014) của Phúc Yên. Tiếp đến xã Cao Minh (2015), Tiền Châu (2016). Và cuối cùng là Ngọc Thanh đạt chuẩn năm 2017. Phải đến đầu 2018, Phúc Yên mới chính thức trở thành thành phố. Đến nay, TP Phúc Yên chỉ còn 2 xã, là Cao Minh và Ngọc Thanh. Chương trình NTM của Phúc Yên bây giờ là củng cố, nâng cao các tiêu chí đã đạt chuẩn…
|
Đường phố ở Phúc Yên. |
TP Phúc Yên phía đông bắc Thủ đô, chỉ cách trung tâm Hà Nội 30 km, có 3 vùng rõ rệt là đồng bằng, trung du, miền núi. Có quốc lộ 2, 23, đường sắt, cao tốc Nội Bài – Lào Cai. Trên địa bàn có hơn 50 cơ quan, doanh nghiệp,các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, dạy nghề của Trung ương và địa phương. Vì vậy, Phúc Yên có nhiều điều kiện, thế mạnh để SX hàng hóa, cunng cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh.
Trước sự phát triển nhanh chóng của Phúc Yên, từ thị xã lên thành phố, nông thôn Phúc Yên cũng phải bắt kịp với sự phát triển chung. Một nền nông nghiệp mang đậm tính kinh tế thị trường, SX để phục vụ công nghiệp, phục vụ thị trường. Hiện nay TP Phúc Yên có 10 phường, xã và chỉ còn có 2 xã. Việc đăng ký xây dựng NTM cũng chỉ tập trung vào 2 xã, là Cao Minh và Ngọc Thanh.
Hưởng ứng phong trào thi đua “Vĩnh Phúc chung sức xây dựng NTM”, thành phố đã phát động phong trào “Phúc Yên chung sức xây dựng NTM” ký giao ước giữa các xã. Hội Nông dân phát động đến toàn thể các cấp Hội phong trào thi đua SX , kinh doanh giỏi, triển khai cuộc vận động “Nông dân Vĩnh Phúc vì một nền nông nghiệp an toàn, bền vững, môi trường nông thôn xanh – sạch – đẹp”.
Nhìn chung, việc xây dựng NTM của TP Phúc Yên trong thời gian qua, nhất là củng cố, nâng cao các tiêu chí, đã biến đổi rõ rệt từ lượng sang chất, nên nông thôn Phúc Yên nhanh chóng thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, tăng mức độ hưởng thụ trực tiếp cho cư dân nông thôn, nâng cao thu nhập, cải thiện môi trường, hệ thống chính trị ổn định. Thu nhập bình quân phấn đấu đến năm 2020 đạt trên 50 triệu đồng/người/năm. |
Chương trình tái cơ cấu nông nghiệp. Tiếp tục vận động “Toàn dân chung sức xây dựng NTM”. Hội Phụ nữ thành phố vận động tuyên truyền hội viên làm kinh tế, chỉnh trang nhà cửa, chăm sóc sức khỏe và vệ sinh môi trường. Hội Cựu chiến binh thành lập câu lạc bộ làm kinh tế giỏi…
Thành phố của công nghiệp và du lịch
Là mảnh đất có nhiều thuận lợi cả về giao thông lẫn kinh tế, nên Phúc Yên là nơi “hội tụ” nhiều trường học, cơ quan của tỉnh và Trung ương. Phúc Yên còn là nơi các nhà đầu tư tìm đến để mở khu công nghiệp (KCN). Nằm cạnh con đường xuyên Á: Nội Bài – Lào Cai – Côn Minh (Trung Quốc) có KCN Phúc Yên bề thế. Sát quốc lộ 2A, nằm cách ga Phúc Yên 1 km, có KCN Kim Hoa.
Ngoài các KCN, Phúc Yên có khu đô thị Xuân Hòa, đúng là “điểm sáng”, là niềm tự hào của thành phố. Khu đô thị này có đầy đủ các loại dịch vụ, phục vụ cộng đồng các khu vui chơi, thể thao. Có các bể bơi ngoài trời rất hấp dẫn.
Khu đô thị Xuân Hòa còn đang tiếp tục hoàn thiện, nhưng đã là vị trí đắc địa để làm trung tâm hành chính mới của TP Phúc Yên. Bên cạnh khu đô thị, là các khu nghỉ dưỡng Flamingo, sân gôn Đại Lải, hồ Đại Lải và các khu vui chơi, nghỉ dưỡng khác. Đặc biệt bao bọc phía đông khu đô thị, là sông Cà Lồ, như một “lá phổi xanh” tự nhiên điều hòa khí hậu cho cả khu đô thị.
|
Cánh đồng lúa ở Phúc Yên. |
TP Phúc Yên còn nổi tiếng từ lâu với khu du lịch Đại Lải. Đây là một hồ nước nhân tạo lớn của nước ta, khu nghỉ mát lý tưởng vào những ngày hè oi bức. Không chỉ nghỉ mát, Đại Lải còn là khu du lịch cho những ai thích khám phá. Đi sâu tìm hiểu, Đại Lải có đồi Thằn Lằn phong cảnh thơ mộng. Còn có Hang Dơi với đường vào quanh co, vượt qua dòng suối chảy róc rách, trong vắt gợi cảm. Còn có đồi “79 mùa xuân” với những biểu tượng nhiều ý nghĩa.
Có một địa chỉ ở Đại Lải còn ít người biết đến. Đó là “Trại sáng tác Văn học – Nghệ thuật”. Đây là “cái nôi” cho ra đời nhiều tác phẩm văn học, ca khúc, hội họa… nổi tiếng. Trại sáng tác này đã tồn tại hơn 40 năm nay, thực sự là địa chỉ rất có ý nghĩa ở Đại Lải.
Qua 6 năm xây dựng NTM (2011 – 2017) Phúc Yên đã triển khai hoàn thành kế hoạch cứng hóa, sửa chữa đường giao thông với tổng chiều dài đường trục xã đạt 100%, đường trục thôn đạt 115,8%, đường ngõ xóm đạt 97,18%, đường trục chính nội đồng đạt 88,48%.
Thu nhập bình quân đầu người, thời điểm 2017, trung bình toàn thị xã (lúc ấy Phúc Yên còn là thị xã) đạt 38,125 triệu đồng/người/năm. Và như trên đã nói, đến 2020 thu nhập bình quân đạt 50 triệu đồng/người/năm. Đó là mức cao ít thành phố, huyện đạt được.
Mặc dù có mức sống khá cao, cơ sở vật chất đã được hoàn thiện, khang trang, tạo thuận lợi cho kinh tế phát triển, nhưng Phúc Yên vẫn là địa phương đóng góp vào ngân sách tỉnh cao nhất so với các thành phố, huyện khác. Phúc Yên được coi là “vùng trọng điểm kinh tế của tỉnh”. Hàng năm Phúc Yên đã đóng góp trên 80% ngân sách của tỉnh. NTM của Phúc Yên đang tiến nhanh thành đô thị hóa với một mức sống ngày càng cao, ngang bằng với mức sống của người dân ở một đô thị phát triển. |
Theo ĐỖ BẢO CHÂU/Báo Nông nghiệp
Cùng chuyên mục
- Tags:
- nhưng không /
- Phúc Yên /
- Xây dựng NTM /
- tỉnh Vĩnh Phúc /
- nông thôn mới /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
Phú Yên gỡ vướng cho du lịch nông thôn phát triển
DNTH: Phú Yên - Du lịch nông thôn được kỳ vọng khởi sắc khi đề án thí điểm xây dựng các mô hình du lịch nông thôn và phát triển sản phẩm OCOP được ban hành.
Bình Thuận công bố 10 sản phẩm chế biến từ trái thanh long
DNTH: UBND tỉnh Bình Thuận vừa công nhận 30 sản phẩm, bộ sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Bình Thuận năm 2024 để tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Nam năm 2024. Trong đó có tới 10 sản...
Tân Yên: Nâng cao giá trị nông sản chủ lực của địa phương
DNTH: Từ một vùng quê nghèo nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Bắc Giang, trong những năm gần đây, huyện Tân Yên đã chuyển mình mạnh mẽ, phát triển toàn diện trên các lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, giúp nâng cao giá trị...
Xuất khẩu rau quả chế biến của Việt Nam thu về gần 1,1 tỷ USD
DNTH: Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nông sản chế biến của Việt Nam đạt gần 1,1 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2023.
Đức Cơ tổ chức Hội chợ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng dân tộc thiểu số
DNTH: Trong 2 ngày (29 và 30/11), tại thị trấn Chư Ty, Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) tổ chức Hội chợ giới thiệu và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn huyện...
Xuất khẩu sầu riêng lao dốc
DNTH: Tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng của nước ta giảm 68,4% so với tháng 9 và gần 40% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Người dân làng đào Nhật Tân tất bật tuốt lá, chuẩn bị cho vụ Tết Ất Tỵ
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...