Nửa đầu tháng 8/2019: Xuất khẩu Chè khởi sắc
15:43 | 29/08/2019
DNTH: Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu Chè tính đến nửa đầu tháng 8/2019 đạt 6,3 nghìn tấn, trị giá 12,4 triệu USD, giảm 8,2% về lượng, nhưng tăng 10,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.
Cụ thể, giá Chè xuất khẩu bình quân đạt 1.972 USD/tấn, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm 2018. Lũy kế từ đầu năm đến hết ngày 15/8/2019, xuất khẩu chè đạt 75,2 nghìn tấn, trị giá 134,2 triệu USD, tăng 0,3% về lượng và tăng 9,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Giá xuất khẩu Chè bình quân đạt 1.783,6 USD/tấn, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm 2018.
Xuất khẩu chè tăng cả lượng và giá trị.
Về thị trường, Pakistan, Đài Loan, Trung Quốc, Nga và Indonesia tiếp tục là thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam. Tính chung, thị phần của 5 quốc gia này đạt 73,3% tổng kim ngạch xuất khẩu Chè của Việt Nam, tăng 1,9% so với cùng kỳ năm 2018.
Cụ thể, trong 7 tháng đầu năm 2019, Chè xuất khẩu sang thị trường Pakistan tăng mạnh cả về lượng và trị giá, mặc dù giá xuất khẩu bình quân giảm.
Xuất khẩu sang thị trường Đài Loan đạt 10,6 nghìn tấn, trị giá 16,76 triệu USD, tăng 5,3% về lượng và tăng 6,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Giá Chè xuất khẩu bình quân sang thị trường Đài Loan đạt 1.581,6 USD/tấn, tăng 1,2% so với cùng kỳ năm 2018.
Đáng chú ý là thị trường Trung Quốc, mặc dù lượng xuất khẩu Chè của Việt Nam sang thị trường này các tháng đầu năm 2019 giảm đến 41,3% nhưng giá trị lại tăng tới 45,5% so với cùng kỳ năm trước.
Mặc dù nằm trong top 5, nhưng 3 thị trường vừa nêu trên có chung xu hướng tăng lượng nhập khẩu Chè của Việt Nam. Còn Nga và Indonesia lại giảm cả lượng và giá trị mặc dù vẫn đóng góp không nhỏ vào việc xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam.
Theo Trung Thành
Thương Trường

Nhiều giải pháp phòng chống sâu bệnh gây hại cây trồng vụ Xuân
DNTH: Để chủ động phòng chống sâu bệnh gây hại vụ Xuân, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội đã có nhiều giải pháp chủ động phòng chống sâu bệnh.

Sau tinh gọn bộ máy, ứng dụng công nghệ là giải pháp bắt buộc
DNTH: Khi số lượng giảm do tinh gọn, địa bàn quản lý rộng hơn, ứng dụng công nghệ trở thành giải pháp bắt buộc đối với đội ngũ cán bộ chăn nuôi, thú y địa phương.

Cánh đồng khoai tây canh tác bền vững cho năng suất tăng 30%
DNTH: Mô hình sản xuất khoai tây bền vững tại Thị xã Quế Võ (Bắc Ninh) theo quy trình canh tác bền vững cho năng suất tăng 30% so với truyền thống.

Trồng hướng hữu cơ, bưởi đặc sản Quế Dương giá 24.000đ mỗi quả
DNTH: Xã Cát Quế (huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) đang lưu giữ giống bưởi quý mang tên bưởi Quế Dương. Người dân nơi đây có nhiều sáng kiến để bảo vệ cây bưởi danh tiếng.

Bình Thuận: Sạ thưa sẽ tiết kiệm 100 tỷ đồng
DNTH: Bình Thuận phấn đấu đến cuối năm 2026 toàn tỉnh có trên 40.000ha lúa gieo sạ dưới 120kg/ha, từ đó tiết kiệm gần 100 tỷ đồng cho nông dân.

Sơn La: Nhiều mô hình trồng cây ăn quả thu nhập 400 triệu đồng/ha
DNTH: Nhiều hộ nông dân ở Sơn La từ trồng cây ăn quả đã vươn lên thoát nghèo và trở thành triệu phú, tỷ phú.
Đô thị cuộc sống
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Mùa hè năm 2025 sẽ nắng nóng ít gay gắt hơn
-
Gần 60% tổng số xã của Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...