Nước mắt người trồng rau ngày mùng 3 Tết

11:33 | 18/02/2018

DNTH: Mùng 3 Tết, hàng ngàn hộ dân trồng rau quả ngắn ngày ở Quảng Ngãi điêu đứng vì rau quả thu hoạch không có người mua.

Theo khảo sát của chúng tôi, hiện hầu hết các loại rau quả ngắn ngày ở Quảng Ngãi trong những ngày Tết Nguyên đán điều rớt giá thê thảm. Thậm chí, nhiều nông dân phải phá bỏ ruộng rau hoặc đổ cho gia súc, gia cầm vì không có thương lái thu mua.

Tại vựa rau xã Tịnh Long, TP Quảng Ngãi, những ngày trước và trong Tết Nguyên đán, nông dân không buồn ra đồng thu hoạch rau. Các loại rau như xà lách, củ cải, dưa leo, đậu cô ve… già hoặc trổ bông trắng đồng. Một số hộ nông dân đem cuốc, xẳng ra cào về cho bò, cho lợn ăn.

Nước mắt người trồng rau ngày mùng 3 Tết - Ảnh 1.

Mùng 3 Tết, giá đậu cô ve ở Quảng Ngãi chỉ giao động từ 1.000-2.000 đồng/kg khiến nông dân lao đao. Ả

Ông Nguyễn Văn Bảy, một nông dân trồng rau ở Tịnh Long cho biết mọi năm nếu rau có giá thì mùng 2 nông dân như chúng tôi phải ra đồng thu hoạch các loại rau quả ngắn ngày như đậu cô ve, dưa leo…

"Năm nay vì giá rau rẻ quá nên không ai ra đồng thu hoạch nữa. Với giá rau hiện tại chỉ 500 đồng/kg xà lách, còn rau cải, đậu cô ve, dưa leo chỉ 1.000 đồng/kg… Vậy mà thương lái đến mua còn chê lên chê xuống, đem ra chợ bán cũng không có người mua. Nhiều nông dân như tôi phải đành phá bỏ ruộng rau, cắt đem về cho heo, cho bò ăn, giải phóng đất chứ làm gì cho hết", ông Bảy cho biết.

Không chỉ ở Tịnh Long, nhiều hộ trồng rau ở các nơi khác như huyện Mộ Đức, Đức Phổ, Bình Sơn cũng chung cảnh ngộ khi rau trồng ra nhưng không có thương lái đến mua, đành phải phá bỏ.

Ông Nguyễn Tấn Cảnh, một nông dân trồng rau ngụ xã Tịnh An, TP Quảng Ngãi chia sẻ: Trước Tết mấy tháng, cả gia đình đầu tư mua phân, giống má trồng 2 sào đậu tây (1.000m2) để kịp bán trong Tết. Nhưng không ngờ, giờ đậu có trái, giá rớt thê thảm.

Nước mắt người trồng rau ngày mùng 3 Tết - Ảnh 2.

Vì giá đậu cô ve quá rẻ nên nhiều nông dân đổ cho gia súc, gia cầm ăn. Ảnh: Tử Trực

"Kể từ những ngày cận Tết đến nay, giá rớt thê thảm. Thậm chí, mình bỏ công sức đi hái cả ngày nhưng thương lái lắc đầu không mua, đành phải chở về cho bò, cho heo ăn. Trâu, bò, heo ăn rau hoài bây giờ cũng thành ngán", ông Cảnh lắc đầu.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, giá rau thấp như hiện nay chủ yếu do cung vượt cầu khi hầu hết các vườn rau ở các tỉnh được mùa, trong khi nhu cầu tiêu thụ rau trên thị trường trong Tết sụt giảm. Hiện giá rau ngoài chợ Quảng Ngãi bán cho người tiêu dùng giao động từ 1.500-2.000 đồng/kg đậu cô ve, xà lách 2.000-3.000 đồng/kg, dưa leo 2.000-3.000 đồng/kg…

 Bà Nguyễn Thị Lâm, một thương lái thu mua rau ở Quảng Ngãi nói rằng sở dĩ giá rau thấp như hiện nay do thị trường trong nước tiêu thụ rau Tết quá chậm khiến rau rớt giá. "Bây giờ đậu cô ve, dưa leo… tại cửa hàng chúng tôi còn hàng chục tấn chờ xuất sang các tỉnh khác nhưng vẫn chưa xuất được. Bởi vậy cửa hàng chúng tôi phải tạm ngưng thu mua rau", bà Lâm cho biết.



Bài và ảnh: Tử Trực
Theo Báo NLĐ

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Nghề "hot" giúp nhiều lao động ở Đắk Lắk kiếm tiền triệu mỗi ngày

DNTH: Hái cà phê khoán đang trở thành nghề "hot", thu hút nhiều lao động trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, giúp nhiều người kiếm gần 1 triệu đồng mỗi ngày.

Không chủ quan trong phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi

DNTH: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên vừa ban hành văn bản đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, chính quyền cơ sở chủ động, hướng dẫn các hộ chăn nuôi chủ động phòng...

Cà phê sốt giá trên toàn cầu, nông dân Việt Nam thu lãi đậm, nhưng đâu mới là mức giá bền vững?

DNTH: Giá cà phê thế giới đã tăng vọt lên mức cao nhất trong gần 50 năm qua. Với tư cách nhà sản xuất robusta hàng đầu thế giới, Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong cuộc biến động này.

Chung tay đẩy lùi dịch tả lợn châu Phi

DNTH: Kể từ khi bệnh dịch tả lợn châu Phi xuất hiện từ tháng 2/2019 đến nay, ngành chăn nuôi lợn của Việt Nam đã mất trên 6 triệu con lợn do bị mắc bệnh và buộc phải tiêu hủy. Từ đầu năm 2024 đến ngày 25/11, cả nước đã xảy...

Mùa cá ở đầu nguồn châu thổ sông Cửu Long

DNTH: Theo quy luật tự nhiên, hàng năm, cứ tháng 7 âm lịch, nước từ thượng nguồn sông Mekong tràn về Đồng bằng sông Cửu Long mang theo biết bao tôm cá, tràn vào đồng ruộng để sinh sôi, nảy nở,… Đến tháng 9, nước bắt đầu rút, cũng...

Gia Lai quan tâm đầu tư xây dựng chợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số

DNTH: Nhờ có chợ, người dân dễ dàng tiếp cận các sản phẩm nông sản, hàng hóa thiết yếu, từ đó thúc đẩy lưu thông hàng hóa và gia tăng thu nhập cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại tỉnh Gia Lai.

XEM THÊM TIN