Nuôi cá lạ cứu vùng tôm thua lỗ, cá lớn nhanh thị trường ưa chuộng còn được hỗ trợ giống và vốn

06:26 | 07/08/2023

DNTH: Để hạn chế khó khăn cho người dân khi nuôi tôm thua lỗ và những vùng nuôi thủy sản bị ô nhiễm, Trung tâm Khuyến nông Quảng Ngãi đã triển khai mô hình nuôi cá mú trân châu thương phẩm trong ao. Đây là giống cá mới, có chất lượng cao, cá lớn nhanh và hạn chế ô nhiễm môi trường. Tham gia mô hình người dân còn được hỗ trợ 50% chi phí giống, thức ăn.

Cá mú trân châu sau 8 tháng nuôi trọng lượng bình quân đạt 0,7 kg/con.
Cá mú trân châu sau 8 tháng nuôi trọng lượng bình quân đạt 0,7 kg/con.

Cá mú trân châu lớn nhanh tỉ lệ sống đạt 75%

Nuôi cá mú trân châu trong ao nước lợ, mặn là cách vừa thay thế đối tượng nuôi có giá trị kinh tế thấp và các vùng nuôi tôm thường xuyên bị dịch bệnh, vừa cho hiệu quả kinh tế cao.

Nhiều khả năng, cá mú trân châu sẽ trở thành đối tượng nuôi phổ biến ở nhiều địa phương trong tỉnh Quảng Ngãi nhằm từng bước đa dạng hóa đối tượng nuôi, chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, giảm thế độc canh con tôm, góp phần đem lại thu nhập cho người nuôi…

Năm 2022, Trung tâm Khuyến nông Quảng Ngãi đã triển khai mô hình nuôi cá mú trân châu thương phẩm trong ao tại xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa với quy mô 2.300 m2, 1 hộ tham gia.

Số lượng cá mú giống thả nuôi 2.300 con, kích cỡ giống ≥ 10 cm/con, mật độ thả 01 con/m2. Hộ tham gia thực hiện mô hình được hỗ trợ 50% chi phí cá mú trân châu giống, thức ăn, thuốc phòng bệnh và men tiêu hóa…

Ngoài ra, còn hộ nuôi còn được tập huấn về kỹ thuật nuôi cá mú từ khâu chuẩn bị ao nuôi, chọn cá giống, quản lý chăm sóc và phòng trị bệnh cho cá mú nuôi.

Một bè nuôi cá mú chân trâu cho hiệu quả kinh tế cao ở đầm nước mặn Sa Huỳnh.
Một bè nuôi cá mú chân trâu cho hiệu quả kinh tế cao ở đầm nước mặn Sa Huỳnh.

Sau 8 tháng nuôi cá mú trân châu đạt trọng lượng bình quân 0,7kg/con, tỉ lệ sống đạt 75%, sản lượng thu được 1.207 kg. Với giá cá mú trân châu bán trên thị trường 280.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí thu nhập trên 100 triệu đồng.

Theo ông Phạm Hoài Hân, hộ nông dân tham gia mô hình cho biết trước đây ông nuôi tôm nhưng do bị dịch bệnh thường xuyên nên nuôi tôm ngày càng thua lỗ, ông đã chuyển sang nuôi cá mú nhưng cũng không hiệu quả.

Nguyên nhân là nguồn giống cá mú được thu gom ngoài tự nhiên không đồng đều, sinh trưởng chậm, tỷ lệ sống thấp,…mô hình nuôi cá mú trân châu đã khắc phục được những nhược điểm trên.

Đồng thời, thức ăn cho nuôi cá mú trân châu sử dụng thức ăn viên thay thế thức ăn tươi sống góp phần chủ động nguồn thức ăn và hạn chế ô nhiễm môi trường. Nhờ vậy, cá của gia đình ông sinh trưởng, phát triển khá tốt. Sau 8 tháng nuôi tỉ lệ sống khá cao (>75%) và tăng trọng nhanh hơn so với ông nuôi trước đây.

Tích cực tập huấn mở rộng mô hình nuôi cá mú trân châu

Ông Trần Thanh Bình, Phó chủ tịch UBND xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi cho biết: Cá mú trân châu là đối tượng mới đối với bà con nông dân tại điểm trình diễn nên ban đầu việc triển khai xây dựng mô hình còn gặp nhiều khó khăn do các hộ dân chưa mạnh dạn đầu tư đối ứng và chưa có kinh nghiệm nuôi với đối tượng giống mới này nên còn e ngại.

Nắm bắt được những khó khăn đó, địa phương và cán bộ của Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã tích cực vận động hộ dân nhiệt tình tham gia xây dựng điểm trình diễn.

Đến nay mô hình đã cho hiệu quả kinh tế, qua mô hình cho thấy cá mú trân châu thích nghi tốt với điều kiện thời tiết, khí hậu và thổ nhưỡng ở địa phương.

Vì vậy, trong thời gian tới địa phương sẽ xây dựng kế hoạch tập huấn, tuyên truyền để nhân rộng mô hình nhằm đa dạng hóa đối tượng nuôi có hiệu quả kinh tế, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho bà con nông dân trong xã.

Người dân thả giống cá mú chân trâu tại xã Tịnh Kỳ, thành phố Quảng Ngãi.
Người dân thả giống cá mú chân trâu tại xã Tịnh Kỳ, thành phố Quảng Ngãi.

Nhằm khẳng định cá mú trân châu là đối tượng nuôi phù hợp với điều kiện nuôi tại địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi, năm 2023, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Ngãi tiếp tục triển khai mô hình nuôi cá mú trân châu tại xã Tịnh Kỳ, TP. Quảng Ngãi với quy mô 2.300 m2, 01 hộ tham gia.

Thả cá giống ngày 24/02/2023; số lượng cá mú trân châu: 2.300 con, cỡ cá: ≥ 10 cm/con. Để chuyển giao quy trình kỹ thuật đến với người dân, Trung tâm đã tổ chức 1 lớp tập huấn kỹ thuật nuôi cá mú trân châu thương phẩm trong ao cho 30 hộ dân tham gia mô hình và hộ ngoài mô hình.

Sau hơn 3 tháng thả nuôi cá mú sinh trưởng phát triển tốt; trọng lượng bình quân khoảng 300g/con, tỷ lệ sống ước đạt 90%. Dự kiến mô hình sẽ cho hiệu quả kinh tế mà kế hoạch đã đề ra.

Được biết cá mú trân châu là con lai giữa cá mú cọp cái và cá mú nghệ đực nên có chất lượng thịt thơm ngon, giàu dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao, tốc độ tăng trưởng nhanh, khả năng chống chịu tốt với sự biến đổi của khí hậu.

Có thể thấy, việc nhân rộng mô hình nuôi cá mú trân châu không chỉ giải quyết được yêu cầu đa dạng các đối tượng nuôi thủy sản có giá trị kinh tế cao, chuyển những ao nuôi tôm gặp khó khăn do dịch bệnh sang phát triển nuôi cá mú, mà còn mở ra hướng làm kinh tế mới, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho người dân ven biển./. 

                                                 Theo tạp chí Thương hiệu sản phẩm

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Chỉ chế biến sâu mới thực sự phát huy hết giá trị nông sản

DNTH: Chưa bao giờ, bài toán chế biến sâu được đặt ra quyết liệt như giai đoạn này. Khi mà nông sản Việt Nam chỉ có thể tham gia vào dòng chảy chung nếu khẳng định được chuỗi giá trị

Công nghệ QR code – Bước tiến minh bạch hóa nguồn gốc nông sản Việt

DNTH: Nhân dịp hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), sáng 23/4, Cục Quản lý và Phát triển Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) đã khai mạc Phòng trưng bày chuyên đề với...

Bài 3: Xây dựng bộ tiêu chuẩn nông sản nội địa: Cuộc cách mạng bắt đầu từ những điều cụ thể

DNTH: Trong hơn một thập kỷ qua, Việt Nam đã chứng kiến nhiều chiến dịch nâng cao chất lượng nông sản để phục vụ xuất khẩu. Từ GlobalGAP đến VietGAP, từ mã số vùng trồng đến tem truy xuất, các quy chuẩn quốc tế đang ngày càng...

Bài 2: Chất lượng nông sản nội địa: Khi không ai dám chịu trách nhiệm cuối cùng

DNTH: Trên kệ siêu thị, trái cây Việt Nam được đóng gói sạch sẽ, dán nhãn mã vạch, có nơi thậm chí kèm theo tem truy xuất nguồn gốc. Nhưng bước ra khỏi siêu thị...

Bài 1: Từ câu chuyện lô sầu riêng bị trả lại đến câu hỏi quản lý chất BVTV

DNTH: Cuối tháng 3/2025, một doanh nghiệp xuất khẩu sầu riêng từ Tiền Giang sang Trung Quốc nhận thông báo lô hàng 18 tấn bị trả lại vì phát hiện dư lượng hoạt chất chlorpyrifos vượt ngưỡng cho phép. Đây không phải là lần đầu tiên...

Xuất khẩu thủy sản lần đầu lép vế trước cà phê

DNTH: Theo Cục Hải quan, trong quý 1, xuất khẩu cà phê đạt 496 nghìn tấn, trị giá 2,8 tỷ USD, giảm 15,3% về lượng nhưng tăng tới 45,8% về kim ngạch so với cùng kỳ 2024. Cũng trong quý 1, xuất khẩu thủy sản đạt 2,3 tỷ USD, tăng 19,2% so với...

XEM THÊM TIN