Nuôi trâu thương phẩm - hướng đi kinh tế của người Tuyên Quang
14:40 | 17/08/2020
DNTH: Việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp khiến sức trâu dùng trong cày bừa ruộng cũng giảm dần. Trong khi đó, nhu cầu trâu thịt cung cấp cho thị trường thực phẩm ngày càng tăng. Chính bởi vậy người dân ở nhiều nơi đã chuyển sang nuôi trâu thịt thương phẩm, bước đầu đem lại hiệu quả cao.
Thời gian gần đây, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp khiến sức trâu dùng trong cày bừa ruộng cũng giảm dần. Trong khi đó, nhu cầu trâu thịt cung cấp cho thị trường thực phẩm ngày càng tăng. Chính bởi vậy người dân ở nhiều nơi đã chuyển sang nuôi trâu thịt thương phẩm, bước đầu đem lại hiệu quả cao.
Đơn cử như mô hình chăn nuôi trâu nhốt chuồng vỗ béo của nhiều hộ gia đình trên địa bàn huyện Lâm Bình (Tuyên Quang), người nuôi trâu cho biết mô hình này vừa tiết kiệm được sức lao động, vừa giúp phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa để nâng cao thu nhập và giúp người dân có công ăn việc làm ổn định ngay tại địa phương.
Nuôi trâu thương phẩm có hiệu quả kinh tế cao
Được biết, hiện huyện Lâm Bình có tổng đàn trâu trên 7.600 con/137 hộ gia đình được hỗ trợ vốn từ nguồn xây dựng nông thôn mới để thực hiện dự án chăn nuôi nhốt vỗ béo.
Trong năm 2020, huyện Lâm Bình tiếp tục thẩm định hỗ trợ vốn cho 79 hộ thực hiện. Đồng thời, duy trì có hiệu quả 2 HTX chăn nuôi trâu ở xã Bình An, Thượng Lâm liên kết với Hợp tác xã Nông nghiệp công nghệ cao Tiến Thành. Thấy được hiệu quả kinh tế từ chăn nuôi trâu vỗ béo, ngoài những hộ đang thực hiện dự án, hiện nay trên địa bàn huyện còn có nhiều hộ khác cũng tham gia thực hiện nuôi trâu theo hình thức này.
Ông Trần Văn Trung - Trưởng phòng Nông Nghiệp huyện cho biết: Việc phát triển nghề nuôi trâu, vỗ béo theo hướng hàng hóa tại Lâm Bình là hoàn toàn có thể thực hiện được. Thế nhưng để con trâu sau khi vỗ béo bán ra thị trường với chất lượng tốt, trở thành hàng hóa đặc trưng của địa phương thì huyện cũng cần có sự hỗ trợ về khoa học kỹ thuật của trung ương và của tỉnh để cung cấp tư liệu và kỹ thuật chăn nuôi, đặc biệt là việc lựa chọn con giống, duy trì đàn, chăn nuôi nhốt hoặc bán chăn thả đảm bảo vệ sinh môi trường. Hiện thương lái khắp từ Hà Nội rồi các tỉnh lân cận đều đã biết đến thị trường trâu nuôi nhốt vỗ béo ở huyện Lâm Bình, số hộ thường xuyên đi buôn bán trâu, bò ở các chợ và đưa về các tỉnh dưới xuôi bán. Nhiều hộ gia đình đã chủ động sử dụng những diện tích đất ven suối, soi bãi hoăc đất vườn đồi để trồng cỏ voi, và các loại cỏ khác để phục vụ chăn nhốt.
Nuôi trâu thịt không lo đầu ra
Hay như mô hình nuôi trâu nhốt chuồng vỗ béo của anh Bùi Văn Thương, xóm Đồng Mới (xã Dũng Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình) cũng thu lợi nhuận cao.
Anh Thương chia sẻ: Nhận thấy tại địa phương có nhiều nơi cỏ dại mọc xanh mướt và rơm rạ của người dân thu hoạch sau mỗi vụ lúa vứt thừa thãi, hoang phí. Anh nghĩ đến việc nuôi trâu vỗ béo bằng cách nuôi nhốt chuồng có thể đem lại hiệu quả kinh tế cao. Anh vay tiền anh em họ hàng làm vốn, sang mấy xóm lân cận mua 6 con trâu gầy về nuôi vỗ béo.
Những ngày đầu tiên khi thấy anh Thương có cách làm kinh tế không giống ai, hàng xóm rỉ tai nhau nói suy nghĩ của anh có vấn đề, từ xưa đến nay có ai đi mua trâu gầy về nuôi bao giờ đâu. Tiền bỏ ra mua trâu thì nhiều, chẳng may nó chết thì mất khối tiền. Khi nghe những lời nói không hay từ bà con trong xóm, anh Thương đều bỏ ngoài tai và lặng lẽ làm công việc mà mình cho là đúng hướng.
Thực tế kết quả, với kỹ thuật nuôi trâu vỗ béo chuẩn, nên đàn trâu của anh Thương lớn nhanh, cho năng suất thịt cao và bán được giá, có con bán với giá trên 55 triệu đồng.
Hà Linh
THSP

Phát triển kinh tế xanh phải gắn liền với chuyển đổi số
DNTH: Theo các chuyên gia kinh tế, hiện nay kinh tế xanh đang trở thành xu hướng tất yếu trong bối cảnh nhu cầu phát triển bền vững ngày càng cấp bách. Quá trình chuyển đổi xanh không thể tách rời chuyển đổi số, đồng thời phải được...

Tạo sinh kế cho 50 nghìn hộ dân xung quanh Vườn quốc gia Tràm Chim
DNTH: Vườn quốc gia Tràm Chim thực hiện nhiều chính sách tạo sinh kế cho 50 nghìn hộ dân sinh sống xung quanh để họ yên tâm làm ăn và hạn chế xâm lấn vào vườn.

Hà Nội nhân rộng mô hình nông nghiệp xanh
DNTH: Nỗ lực với mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp xanh, đến nay, trên địa bàn Hà Nội ngày càng hiện hữu nhiều mô hình sản xuất theo hướng VietGAP, hữu cơ vừa bảo đảm nguồn cung nông sản an toàn, vừa góp phần bảo vệ môi...

Nhân dân vùng cực Nam vững niềm tin đón Xuân mới
DNTH: Còn ít giờ nữa là người dân Cà Mau cùng với người dân khắp nơi sẽ bước vào năm Ất Tỵ 2025. Đón chào Xuân mới với khí thế mới, người dân nơi vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc càng thêm nhiều niềm tin, khát vọng để...

Sửa quy định tỉnh hoàn thành xây dựng nông thôn mới
DNTH: Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 125/QĐ-TTg ngày 15/1/2025 sửa đổi khoản 8 Điều 1 Quyết định số 321/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoàn...

Sóc Sơn chuyển mình mạnh mẽ, nông thôn khởi sắc
DNTH: Thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao, bộ mặt nông thôn huyện Sóc Sơn (thành phố Hà Nội) đã có nhiều khởi sắc, kinh tế ngày càng phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được nâng cao.
Đô thị cuộc sống
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Mùa hè năm 2025 sẽ nắng nóng ít gay gắt hơn
-
Gần 60% tổng số xã của Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
-
Nguy hại từ tã, bỉm không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...