Nuôi trồng thủy sản an toàn dịch bệnh
20:43 | 08/06/2020
DNTH: Nhằm kiểm soát dịch bệnh, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm thủy sản, Hà Nội đang triển khai các mô hình nuôi trồng thủy sản an toàn dịch bệnh. Mô hình này giúp truy xuất nguồn gốc sản phẩm, bước đầu tạo hiệu quả, mở ra hướng sản xuất mới cho nông dân.
Một mô hình nuôi trồng thủy sản an toàn dịch bệnh mang lại hiệu quả cao ở xã Phương Tú (huyện Ứng Hòa). Ảnh: Giang Sơn
Ông Nguyễn Đình Vương ở xã Trung Tú (huyện Ứng Hòa) hiện có hơn 1ha nuôi trồng thủy sản theo hướng an toàn dịch bệnh, tuân thủ nghiêm quy trình; không sử dụng hóa chất, kháng sinh trong nuôi trồng. “Trong quá trình nuôi, tôi chỉ sử dụng chế phẩm sinh học xử lý môi trường và ủ men tỏi cho cá ăn định kỳ. Với cách này, cá lớn nhanh, tiêu tốn ít thức ăn hơn so với hình thức nuôi trước đây, năng suất đạt hơn 18 tấn/ha. Sau khi trừ chi phí, thu lãi hơn 100 triệu đồng/ha, cao hơn 15% so với nuôi theo phương pháp quảng canh truyền thống”, ông Vương chia sẻ.
Còn theo ông Chu Văn Hồng, Giám đốc Hợp tác xã Thủy sản Đồng Tâm ở xã Phú Đông (huyện Ba Vì), hiện xã có tổng diện tích nuôi trồng thủy sản theo hướng an toàn khoảng 50ha. Môi trường ao nuôi được duy trì tốt, các hộ dân có ý thức ghi chép nhật ký chăm sóc; chế độ cho cá ăn được cân đối liều lượng và số lần cho ăn hợp lý. Gần thời điểm thu hoạch, các hộ nuôi không sử dụng kháng sinh để bảo đảm sản phẩm an toàn khi đưa ra thị trường tiêu thụ. Nhờ đó, cá ở các ao nuôi phát triển tốt, năng suất đạt 18- 20 tấn/ha, chất lượng cá được người tiêu dùng đánh giá cao.
Về hiệu quả của chương trình nuôi trồng thủy sản theo hướng an toàn dịch bệnh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Nội Vũ Thị Hương cho biết, hiện nay, toàn thành phố có khoảng 23.000ha nuôi trồng thủy sản. Trung bình mỗi năm, Hà Nội hỗ trợ các địa phương xây dựng 25-30ha nuôi trồng thủy sản theo hướng an toàn dịch bệnh. Nhờ việc sử dụng chế phẩm sinh học định kỳ, thường xuyên nên cá ít bị bệnh, năng suất cao, đạt hiệu quả kinh tế khá. Trong quá trình nuôi, người dân đều ghi chép đầy đủ nhật ký chăm sóc, tạo điều kiện cho các ngành chức năng trong truy xuất nguồn gốc xuất xứ sản phẩm.
Bên cạnh những kết quả khả quan, việc triển khai mô hình nuôi trồng thủy sản theo hướng an toàn còn khó khăn do diện tích nhỏ lẻ, manh mún; việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật còn hạn chế. Một số hộ dân chưa tuân thủ nghiêm quy định về ghi chép nhật ký chăm sóc trong quá trình nuôi…
Để tiếp tục mở rộng các mô hình nuôi trồng thủy sản theo hướng an toàn dịch bệnh, theo ông Nguyễn Văn Cường ở xã Nam Phương Tiến (huyện Chương Mỹ), các cơ quan chức năng của thành phố cần quan tâm, tạo điều kiện cho các hộ dân thường xuyên được đào tạo, tập huấn về kiến thức an toàn sinh học; tiếp cận quy trình kỹ thuật nuôi bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm, an toàn môi trường... Cùng với đó là hỗ trợ trong xây dựng chuỗi liên kết nuôi trồng thủy sản, ổn định khâu tiêu thụ…
Theo Phó Giám đốc Sở NN& PTNT Hà Nội Nguyễn Huy Đăng, thời gian tới, ngành Nông nghiệp Thủ đô hỗ trợ 50% giá giống, 50% chế phẩm sinh học, 50% thức ăn chăn nuôi; hỗ trợ 100% chi phí chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho các hộ nuôi trồng thủy sản theo hướng an toàn… Sự hỗ trợ này vừa giúp người dân tạo vùng nuôi trồng thủy sản bền vững với những sản phẩm thủy sản an toàn cho người tiêu dùng; vừa góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Theo http://nhipsonghanoi.hanoimoi.com.vn/tin-tuc/co-so/822796/nuoi-trong-thuy-san-an-toan-dich-benh

Công nghệ và chuyển đổi số nông nghiệp chưa bùng nổ
DNTH: Để ứng dụng nhanh công nghệ, chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp cần nâng cao nhận thức, kỹ năng sử dụng cho nông dân, hợp tác xã.

3 "cái được" cho Việt Nam từ AGRITECHNICA ASIA 2025
Hội chợ Máy móc Nông nghiệp AGRITECHNICA ASIA 2025 diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh vừa khép lại. Có thể nói đây là một cơ hội để ngành Nông nghiệp Việt Nam có được cái nhìn rõ hơn về chuyển đổi phương thức sản xuất sang hướng...

Chủ động ứng phó, bảo vệ nông nghiệp trước tình hình hạn mặn phức tạp
DNTH: Những ngày gần đây, tình hình xâm nhập mặn trên sông Hậu tại Sóc Trăng đang diễn biến phức tạp, với độ mặn xâm nhập sâu từ 35 - 50 km, báo hiệu cao điểm mùa khô 2025 đang ở giai đoạn gay gắt nhất.

Canh tác lúa giảm phát thải, lợi nhuận tăng, khí nhà kính giảm
DNTH: Các mô hình thí điểm canh tác lúa giảm phát thải đang được thực hiện ở ĐBSCL cho thấy triển vọng về tăng hiệu quả kinh tế và giảm phát thải khí nhà kính.

Kon Tum chào đón nhà đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao
DNTH: Kon Tum đang thể hiện sự quyết tâm khi đẩy mạnh thu hút các doanh nghiệp, HTX và người dân đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao gắn với chế biến sâu.

Tận dụng lợi thế, thu hút nhiều nhà đầu tư lớn vào nông nghiệp công nghệ cao
DNTH: Tây Ninh xác định phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao là hướng đi chiến lược và mang tính đột phá, tạo động lực quan trọng để nâng tầm ngành nông nghiệp của tỉnh.
Đô thị cuộc sống
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Mùa hè năm 2025 sẽ nắng nóng ít gay gắt hơn
-
Gần 60% tổng số xã của Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...